Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 11 môn Tiếng Việt lớp 5

Cho đoạn văn: “ Mưa ngớt hạt, rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ roị xuống.Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn , luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những co dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bát đầu dang hững đôi cánh lớn giũ nước phành phạch, cất lên những tiếng kêu khô sắc. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp quấn ngang các dải núi như quyến luyến, bịn rịn.

Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh cảnh vật thêm sức sống mới”

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 11 môn Tiếng Việt lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề khảo sát học sinh giỏi tháng 11 Môn tiếng việt lớp 5 I.Phần trắc nghiệm: Cho đoạn văn: “ Mưa ngớt hạt, rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ roị xuống.Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn , luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những co dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bát đầu dang hững đôi cánh lớn giũ nước phành phạch, cất lên những tiếng kêu khô sắc. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp quấn ngang các dải núi như quyến luyến, bịn rịn. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh cảnh vật thêm sức sống mới” Đọc thầm đoạn văn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1.Câu văn nào nêu được ý nghĩa chính của bài? a. Mưa ngớt hạt, rồi dần dần tạnh hẳn b. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. c. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh cảnh vật thêm sức sống mới. 2.Trong đoạn văn trên, tia nắng được miêu tả bằng cách nào? a.Dùng các đại từ chỉ người để chỉ tia nắng. b.Dùng các động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng. c.Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả tia nắng. 3.Câu nào dưới đây, từ “rừng” được dùng với nghĩa gốc? a.Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh b.Ngày 2- 9 , đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa. c.Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương 4.Từ nào không đồng nghiã với từ “ rọi” trong câu: “Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ roị xuống” a.Chiếu b.Nhảy c.Toả 5.Từ “ thấp thoáng” thuộc loại từ nào? a.Danh từ b.Động từ c.Tính từ 6. “Quyến luyến” có nghĩa là gì? a.Luôn ở bên nhau b.Có tình cảm yêu mến, không muốn rời xa nhau c.Lúng túng không làm chủ được động tác, hoạt động của mình II.Phần tự luận: 1.Cảm thụ: Trong bài “ Mặt trời xanh của tôi”, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết: Rừng cọ ơi! Rừng cọ! Lá đẹp, lá ngời ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như thế nào? 2.Tập làm văn: Em đã dược chứng kiến một người thân đang làm việc. Điều đó để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc, khiến em mơ ước lơn lên cũng làm nghề đó. Hãy tả lại người thân của mình đang làm việc. đề khảo sát học sinh giỏi tháng 1 Môn tiếng việt lớp 5 I.Phần trắc nghiệm: Cho đoạn văn: “ Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn.Nó không còn là hồ nước nữa,nó là cáI giếng không đáy, ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. Cò trắng đứng co chân bên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng bay mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhứ thuộc từ bao giờ: Trước sân ai tha thẩn Đăm đăm trông nhạn về Mây trời còn phiêu dạt Lang thang trên đồi quê Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta nhớ hững mùa thu đã qua”… Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1.Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào? a. Vàng, đỏ, tím b. Xanh, nâu, đỏ. c. Xanh, trắng, vàng 2.Bài văn được miêu tả theo thứ tự nào? a.Không gian. b.Thời gian. c.Cả không gian và thời gian. 3. Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê? a.Hình ảnh, màu sắc b.Hình ảnh, màu sắc, âm thanh. c. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm 4.Tên nào phù hợp nhất với nội dung bài? a.Bầu trời mùa thu b.Mùa thu ở đồng quê c.Cánh đồng mùa thu 5.Những sự vật nào không được nhân hoá trong bài? a.Hồ nước b.Con cò c.Sóng lúa 6. Những sự vật nào đươc so sánh trong bài? a.Bầu trời, hồ nước b. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay c. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay, con dê 7.Tìm từ đồng nghĩa với từ “ cố hương” a.Quê cũ b.Hương thơm c.Nhà cổ 8. “ Thu” trong “mùa thu” và “ thu” trong “ thu chi” có quan hệ với nhau như thế nào? a.đồng âm b.đồng nghĩa c.nhiều nghĩa II.Phần tự luận: 1.Cảm thụ: Trong bài “ Nghệ nhân Bát Tràng”, nhà thơ Hồ Minh Hà tả nét bút vẽ của cô gái làm đồ gốm như sau: Bút nghiêng lất phất hạt mưa Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn Hài hoà đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng Đoạn thơ giúp em cảm nhận được nét bút tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng như thế nào? 2.Tập làm văn: Trước ngày nghỉ tết Nguyên đán, em cùng các bạn trong chi hội chữ thập đỏ và Liên đội TNTP HCM nhà trường đến thăm và trao quà cho một bạn học sinh bị ốm, nhà nghèo ở một xóm vắng xa trường. Trong căn nhà chật thật đơn sơ nhưng giàu tình thân ái và lòng mến khách, niềm vui, niềm xúc động đươcj lộ rõ trong ánh mắt và những việc làm của bạn học sinh nghèo khi nhận quà và những lời động viên. Em hãy ghi lại những hình ảnh đầy ấn tượng ấy. Phiếu học tập Hoàn thành đơn xin học theo mẫu dưới đõy Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …., ngày…. tháng…. năm…. Đơn xin học Kính gửi Thầy ( Cô) Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở……………………. Em tên là:………………………………………………………………………. Nam, nữ:………………………………………………………………………... Sinh ngày:………………………………………………………………………. Tại:……………………………………………………………………………… Quê quán:……………………………………………………………………….. Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………… Đã hoàn thành chương trình Tiểu học Tại Trường Tiểu học:…………………………………………………………… Em làm đơn này xin đề nghị Trường Trung học cơ sở…………………………. xét cho em được vào học lớp 6 của Trường. Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt. Em xin trân trọng cảm ơn. ý kiến của cha mẹ học sinh Người làm đơn

File đính kèm:

  • docDe khao sat hoc sinh gioi.doc