I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 10.
2. Đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của 7 tuần đầu chương trình Ngữ văn 10 học kì II.
3. Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết một bài văn NLVH
*Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về văn học : Nêu được ý nghĩa một tình tiết hay trong đoạn trích văn học trung đại: Hồi trống Cổ thành.
+ Kiến thức về Tiếng Việt: Sử dụng đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
+ Kĩ năng làm văn NLVH: NL về một khía cạnh thuộc về nội của TP văn học trung đại: Ý nghĩa của TP Đại cáo bình Ngô.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 10
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3710 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra bài viết số 6 tổ ngữ văn môn ngữ văn 10 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐA KIA ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6
TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 10.
2. Đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của 7 tuần đầu chương trình Ngữ văn 10 học kì II.
3. Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết một bài văn NLVH
*Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về văn học : Nêu được ý nghĩa một tình tiết hay trong đoạn trích văn học trung đại: Hồi trống Cổ thành.
+ Kiến thức về Tiếng Việt: Sử dụng đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
+ Kĩ năng làm văn NLVH: NL về một khía cạnh thuộc về nội của TP văn học trung đại: Ý nghĩa của TP Đại cáo bình Ngô.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 10
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Văn học
Nêu ngắn gọn ý nghĩa chung & ý nghĩa đối với từng nhân vật của hồi trống do Trương Phi đánh.
Số câu:
Tỉ lệ:
1
(20% X 10 điểm = 2,0 điểm)
1
20% X 10 = 2,0 điểm
2. Tiếng Việt
Viết chính xác 3 từ đúng chuẩn chính tả tiếng Việt.
Viết câu văn đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Việt
Số câu:
Tỉ lệ:
1
(0.5% X 10 điểm = 0.5 điểm)
1
(0.5% X 10 điểm = 0.5 điểm)
2
10% X 10 = 1,0 điểm
3. Làm văn:
NLVH
Kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm bài văn NLVH có bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
(Cụ thể: Học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về nội dung và ý nghĩa của TP Đại cáo bình Ngô).
Số câu:
Tỉ lệ:
1
(70% X 10 điểm = 7,0 điểm)
1
70% X10 điểm = 7,0 điểm)
Tổng cộng
2,0 điểm
1,0 điểm
7,0 điểm
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”, Trương Phi có đánh một hồi trống. Hồi trống ấy có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (1 điểm):
a) Sửa các từ sau đây cho đúng chính tả: (0.5đ)
chất phát; chau chuốc; chặc chẻ.
b) Sửa câu văn sau đây: (0.5 đ)
Mới vào bộ đội, chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai phải cắt tóc ngắn; chiến sĩ gái thì cuốn, tết tóc lên, râu phải cạo nhẵn.
Câu 3 (7 điểm): Phân tích ý nghĩa của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi).
------------------Hết------------------
V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1( 2 điểm): Học sinh trình bày được:
Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hồi trống đối với từng nhân vật.
- Với Trương Phi:
+ Hồi trống giải nghi ;
+ Hồi trống sự cương trực, dứt khoát
+ Hồi trống phê phán sự lập lờ, cơ hội của QC
+ Là điều kiện, là quan toà phán xét bị cáo Quan Công;
- Với Quan Công:
+ Hồi trống minh oan .
+ Hồi trống thử thách;
- Ý nghĩa chung:
+ Hồi trống đoàn tụ;
+ Biểu tượng cho lòng trung nghĩa, cho tinh thần dũng cảm, cho sự công minh, chính nghĩa;
+ Hồi trống của tình anh em kết nghĩa giữa những người cùng lí tưởng, qua thử thách, gian nguy nó lại càng trong sáng;
+ Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, một ý vị hấp dẫn đặc biệt của truyện Tam Quốc.
+ Hồi trống đã khép lại một cửa quan với một viên tướng thật sự khó vượt qua trên đường đi tìm anh em của Quan Công.
Câu 2 ( 1 điểm):
a) Học sinh viết đúng chính tả 3 từ: chất phác, trau chuốt, chặt chẽ -> cho 0.5 điểm.
b) HS sửa được câu văn cho thống nhất về ý:
Mới vào bộ đội, chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai phải cắt tóc ngắn, râu phải cạo nhẵn; chiến sĩ gái thì cuốn, tết tóc lên. -> cho 1 điểm)
Câu 3 (7 điểm).
* Về kỹ năng: Biết cách làm bài làm văn NLVH với bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi câu, từ, chính tả. Dung lượng bài viết ngắn trên dưới 2 trang giấy làm bài.
* Về kiến thức: Học sinh cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1) Đặt vấn đề: Giới thiệu ngắn gọn TP Đại cáo bình Ngô và ý nghĩa của nó (dựa vào mục Ý nghĩa VB trong tài liệu CHUẨN KT-KN).
2) Giải quyết vấn đề:
- Bài Cáo là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt:
(Phân tích một số dẫn chứng để minh hoạ. Dẫn chứng phải theo trình tự tuyến tính như trong bố cục của TP)
- Là bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình:
3) Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của TP;
- Liên hệ thực tế, bản thân sau khi đọc-hiểu bài cáo.
* Cho điểm:
Điểm 7-5: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
Điểm 4-3: Bài viết đáp ứng được nửa yêu cầu trên, có mắc vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả, lỗi câu.
Điểm 2-1: Bài viết đáp ứng khoảng 1/2 yêu cầu. Nội dung còn sơ sài, diễn đạt chưa tốt, mắc nhiều lỗi.
Điểm 0: Không làm được gì.
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.
Đa Kia, ngày 01 tháng 3 năm 2013
Ý kiến phê duyệt của chuyên môn: Giáo viên bộ môn
Nguyễn Văn Sinh
File đính kèm:
- BAI VIET SO 6.doc