Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy vật lý ở trường THCS

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên con đường hội nhập với các nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển về kinh tế thì phương pháp giáo dục cũng đổi mới nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực cho giai đoạn công nghiệp hoá , hiện đại hoá.

 Muốn đào tạo những con người khi vào đời là con người tự chủ, năng động, sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm việc một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong khi học tập và lao động ở nhà trường, phương pháp đó chính là phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Chính vì vậy, cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa thì đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả đặc biệt với môn Vật lý ở trường THCS đó là “ Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ”

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy vật lý ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu I. Đặt vấn đề: Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên con đường hội nhập với các nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển về kinh tế thì phương pháp giáo dục cũng đổi mới nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực cho giai đoạn công nghiệp hoá , hiện đại hoá. Muốn đào tạo những con người khi vào đời là con người tự chủ, năng động, sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm việc một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong khi học tập và lao động ở nhà trường, phương pháp đó chính là phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Chính vì vậy, cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa thì đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả đặc biệt với môn Vật lý ở trường THCS đó là “ Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ” II. Tài liệu nghiên cứu: Phương pháp dạy học Vật lý ở trường THCS Đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở trường THCS Đổi mới chương trình SGK Tạp chí giáo dục B. Nội dung: I. Cơ sở lý luận: Trước đây, trong dạy học nói chung và trong giảng dạy vật lý nói riêng, người giáo viên chỉ chú trọng truyền đạt các tri thức khoa học của bộ môn mà coi nhẹ phương pháp học tập và nghiên cứu của học sinh. Ngày nay, cùng với tri thức khoa học của bộ môn, giáo viên phải giúp học sinh cách nghiên cứu, tìm tòi kiến thức. - Theo phương pháp giáo dục tích cực: “ Các trường học ngày mai không chỉ dạy thông tin dữ liệu mà còn phải dạy cách xử lý nói Học là học cách học”. Học sinh được tổ chứcvào các nhóm đặc nhiệm và đề án tạm thời , chuyển từlàm việc theo nhóm sang làm việc cá nhân hoặc công việc độc lập và quay trở lại làm việc theo nhóm: tất cả những điều trên và sự hoán vị học sinh sẽ được sử dụng để giúp học sinh có kinh nghiệm ( linh hoạt về nhiệm vụ) trước khi chúng ta đi vào các tổ chức tạm thời của nền siêu công nghiệp. - Cùng với việc trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng thí nghiệm, học sinh sẽ được tự tìm tòi, tự nghiên cứu và cùng hợp tác nghiên cứu những vấn đề khó mà bản thân không thể tự tìm tòi ra được hoặc sẽ mất nhiều thời gian Hoạt động tương tác nhóm còn phù hợp tâm lý lứa tuổi của các em ở trường THCS. các em đang có chuyển biến về tâm lý lứa tuổi : Thích được làm người lớn, thích được bộc lộ khả năng của mình trước bạn bè, trước tập thể. Đối với môn vật lý, hầu như các bài đều có thí nghiệm mà hiện nay các em phải được trực tiếp nghiên cứu , trực tiếp làm thí nghiệm. Với mỗi cá nhân làm đầy đủ các bước thí nghiệm, rút ra kết luận thì rất khó khăn, mất rất nhiều thời gian nên việc học tập theo nhóm rất phù hợp trong việc nghiên cứu Khi hoạt động tương tác nhóm còn giúp các em khả năng tổ chức, khả năng giao việc, khả năng cùng phối hợp tương tác II. Một số thực tế hiện nay khi giảng dạy môn vật lý Những năm gần đây, cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa thì giáo viên cũng đã chú trọng tới việc đổi mới phương pháp dạy học . Tuy nhiên, do bước đầu chưa quen, chưa thành thạo nên khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm xảy ra một số tình trạng sau: - Nhiều giáo viên cho học sinh sinh hoạt nhóm chưa phù hợp với nội dung kiến thức cần nghiên cứu. Có những vấn đề úa đơn giản chỉ cần hoạt động cá nhân cũng giải quyết được. - Trước khi sinh hoạt nhóm giáo viên chưa hướng dẫn các nhóm, các bước cần nghiên cứu, cần tương tác nhóm. chưa xác định rõ mục đích các nhóm cần nghiên cứu vấn đề gì? - Trong một tiết học 45’ sinh hoạt nhóm quá nhiều nên mất thời gian của những phần nội dung khác. - Khi các nhóm sinh hoạt xong, việc khai thác nội dung nghiên cứu của các nhóm chưa khoa học, chưa đạt hiệu quả cao. - Trong qỳa trỡnh hoạt động nhúm, giúa viờn chưa quan tõm đến đối tượng học sinh trong nhúm nờn một số em nhiều giờ liền khụng được nghiờn cứu, chỉ ngồi chơi thụ động - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên chưa quan tâm đến các đối tượng học sinh trong nhóm nên một số em nhiều giờ liền không được nghiên cứu, chỉ ngồi chơi, thụ động - Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên chưa quan tâm đến các đối tượng học sinh trong nhóm nên một số em nhiều giờ liền không được nghiên cứu, chỉ ngồi chơi, thụ động. III. Biện pháp thực hiện: Qua thực tế giảng dạy và qua nghiên cứu, để hiệu quả giờ dạy đạt chất lượng tốt, phát huy trí lực của học sinh. cụ thể , để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm, theo tôi, mỗi giáo viên vật lý cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây: 1. Hình thức học tập theo nhóm: Hình thức học tập theo nhóm thống nhất ( Cùng một vấn đề ) VD : các nhóm cùng xây dựng phương án và làm thí nghiệm nghiên cứu một vấn đề nào đó. Sau một thời gian nhất định các nhóm báo cáo, các nhóm khác đối chiếu nhận xét. Hoặc các nhóm trong một lớp cùng thảo luận một vấn đề nào đó hoặc cùng làm một bài tập sau đó một nhóm đại diện báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Hình thức học tập theo nhóm phân hoá( Nhóm khác nhau thực hiện nhiệm vụ khác nhau trong khuôn khổ đề tài chung cho cả lớp: VD :trong bài: Nhóm 1: Nhóm 2: Nhóm 3: Nhóm 4: Cuối cùng, sau một thời gian cả lớp nghe các nhóm trình bày,sau đó đi đến thống nhất 2. Việc học tập nhóm cần chú ý: - Nhịp điệu của các thành viên đồng đều nhau - Trình độ học lực - Trình độ nắm bắt thông tin không chỉ trong nội khóa mà cả trong ngoại khoá - Mối quan hệ giữa các học sinh với nhau - Những năng lực khác - Số lượng tối ưu trong một nhóm :5 đến 7 em - Việc cử nhóm trưởng không cố định 3. Nội dung học tập theo nhóm *Tài liệu, bài tập hay làm một thí nghiệm nào đó phải đảm bảo: - Phải có tính vấn đề - Mức độ khó khăn tương đối cao,phải cần đến sự bàn bạc trong nhóm => Thống nhất đưa ra phương án - Về cấu trúc lá mao có thể phân ra thành những đơn vị tương đối độc lập để các nhóm khác làm việc ( Nhóm học tập có tính chất phân hoá) và đề cho học sinh làm việc trong khuôn khổ một nhóm - Tài liệu,bài tập phải liên hệ nhiều nguồn thông tin khác nhau:Từ sách báo,thực tiễn đời sống,kinh nghiệm cá nhân, Hiểu biết của cá nhân qua đó mà bồi bổ sự hiểu biết cho nhau 4. Tiến hành tiết học với hình thức học tập theo nhóm tại lớp - Giáo viên phân nhóm theo nhiệm vụ: Có thể nhóm theo bàn hoặc một nhóm gồm hai bàn. Đối với lớp 6 giáo viên phải hướng dẫn học sinh các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm nghiên cứu, thao tác nhịp nhàng,ai cũng được tham gia trao đổi thảo luận, học tập.Đối với lớp 7 và lớp 8 thì việc hoạt động nhóm có thành thạo hơn. - Học sinh làm việc theo nhóm:Với năng lực của mình, dưới sự điều hành của nhóm trưởng, từng thành viên trong nhóm đều được nghiên cứu ,trao sđổi, làm thí nghiệm.từng thành viên trong nhóm thông báo tkết quả nghiên cứu cho nhau,thảo luận đi đến thống nhất - Các nhóm cử người báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm 5. Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức học tập theo nhóm: - Trước khi phân công học sinh nghiên cứu theo nhóm giáo viên phải hướng dẫn chi tiết các nhóm yêu cầu nghiên cứu vấn đề gì? Mục đích đạt được ra sao?Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì? thời gian nghiên cứu,ý thức tổ chức kỷ luật.Giáo viên có thể ghi vắn tắt ra góc bảng để học sinh hoặc các nhóm nắm được . Sau đó học sinh mới ngồi về vị trí theo nhóm, nhóm trưởng hoặc một thànhviên trong nhóm lên nhận đồ dùng thí nghiệm hoặc dụng cụ nghiên cứu. - Trong qua trình các nhóm nghiên cứu,hoạt động thì giáo viên đi khắp các nhóm để theo dõi công việc, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém,học sinh lười nghiên cứu - Phát hiện những sai lầm mà các nhóm mắc phải, nhắc nhở, sửa chữa cho các em. Đặc biệt với những sai lầm điển hình cần đưa ra thảo luận để lần sau rút kinh nghiệm ý nghĩa của phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ: - Tạo nên môi trường học tập mà trong đó có sự hợp tác, trao đổi giúp đỡ tương trợ giữa các thành viên trong nhóm với nhau - Tạo không khí cởi mở, cảm thông, tự do trao đổi những vấn đề học tập, một bầu không khí hoà hợp cộng đồng. - Hình thành tinh thần trách nhiệmđối với tập thể cho từng thành viên trong nhóm.Nhờ vậy tránh được tính lười biếng sao nhãng nhiệm vụ được giao. - Hình thành thói quen tự giác, không cần kiểm soát - Giúp hình thành kỹ năng tổ chức,giao tiếp thói quen tự đánh giá, vì có điều kiện so sánh thường xuyên những kết quả của cá nhân và do đó nhận thức rõ những giá trị chân thực của mình - Giúp hình thành tính tích cực nhận thức và sự thích ứng nhanh chóng với nhịp điệu lao động cùng nhau Đặc trưng: Sự tác động trục tiếp giữa học sinh với nhau: Sự cùng phối hợp hoạt động của họ - Việc học tập theo nhóm không diễn ra trực tiếp giữa giáo viên và học sinh.chỉ trong trường hợp thật cần thiết giáo viên mới tham gia vào công việc của từng nhóm riêng rẽ Iv. Kết quả thu được: Cùng với việc đổimới phương pháp dạy học , đáp ứng yêu cầu thay sách khối 6,7,8. Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy vật lý, tôi thấy học sinh yêu thích bộ môn hơn. Những vấn đề xảy ra hàngngày trong cuộc sống, trước đây các em ít quan tâm thì đến nay luôn là vấn đề các em trao đổi, thảo luận -Thông qua việc học tập theonhóm, các em tự mình được trao đổi, thảoluận, được bộc lộ khả năng của mình nên các em bạo dạn hơn, chững chạc hơn,tính tự giác và ý thứckỷ luật cao hơn - Chấtlượng bộ môn vật lý ngày càng nâng cao - Đặc biệt thông qua hoạt động theo nhóm,hình thành cho các em phương pháp nghiên cứu phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và chương trình thay sách giáo khoa hiện nay C. Kết luận: Đổi mới phương pháp dạy học nhằmphát huy tính tích cực của học sinh ở các bộ môn nói chung và môn vật lý nói riêng thực sự là yêu cầu cấp bách hiện nay.trong đó áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy vật lý THCS tạo điều kiện để cho các em thực sự được nghiên cứu, được trao đổi.Qua đó các em nắm vững kiến thức cần nghiên cứu,tạo điều kiện cơ sở sau này giúp các em năng động , sáng tạo trong lao động nghiên cứu í kiến đề xuất Để áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ các giáo viên giảng dạy vật lý cần nghiên cứu trước nội dung bài dạy , xem bài nào áp dụng phù hợp hoặc trog một bài vấn đề nào cần đưa ra thảo luận, nghiên cứu trao đổi nhóm - Các trường cần đầu tư thêm trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm sao cho các nhóm có đủ đồ dùng cần thiết để nghiên cứu - Các trường cần biên chế lớp học số lượng học sinh trong một lớp không nên quá nhiều( Khoảng 30 => 35 em /lớp là phù hợp ) Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “ Sử sụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong dạy học vật lý ở trường THCS” Rất mong được các đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem hoc theo nhom.doc
Giáo án liên quan