Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp thpt môn địa lý 12 thời gian làm bài: 90 phút

I/ Phần dành cho tất cả các thí sinh( 8đ)

Câu 1.

 Dựa vào bảng số liệu sau

SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN Ở NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 1990-2005

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp thpt môn địa lý 12 thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA LÝ 12 Thời gian làm bài: 90 phút I/ Phần dành cho tất cả các thí sinh( 8đ) Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Năm 1990 1995 2000 2005 Than(Triệu tấn) Dầu mỏ(Triệu tấn) Điện(Tỉ Kwh) 4,6 2,7 8,8 8,4 7,6 14,7 11,6 16,3 26,7 34.1 18,5 52,1 a/ Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng nước ta thời kỳ 1990-2005(2đ). b/ Giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng các sản phẩm trên(1đ). Câu 2. a/ Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định hướng di chuyển của bão vào nước ta Thời gian hoạt động của mùa bão. Vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất.( 1đ). b/ Dựa vào bản đồ hình thể, bản đồ đất Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nước ta. (2đ) Câu3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy nêu vấn đề khai thác thế mạnh khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (2đ). II/ Phần riêng (2đ) THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày tình hình sản xuất lương thực ở nước ta năm 1980 đến nay(2đ). THEO CHƯƠNG NÂNG CAO Câu 4. Dựa vào bản đồ công nghiệp hàng tiêu dung của Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bô ngành công nghiệp dệt ở nước ta.(2đ) ĐÁP ÁN I/ Phần dành cho tất cả các thí sinh( 8đ) Câu 1. a/ Vẽ biểu đồ kết hợp: 2 cột 1 đường, có tên biểu đồ, đơn vị, đúng khoảng cách, có ghi chú đúng (2đ). Sai hoặc thiếu 1 yếu tố - 0.25đ b/ Giải thích nguyên nhân: 1đ Trong quá trình công nghiệp hoá ngành công nghiệp năng lượng bao giờ cũng đi trước một bước. 0.25đ Các sản phẩm trên tăng nhanh do nước ta có tài nguyên than đá, than nâu, than bùn, dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên thuỷ điện phong phú, kỷ thuật ngày càng hiện đại và thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng mở rộng. 0.75đ Câu 2. a/ Hoạt động bão ở Việt Nam Hướng di chuyển của bão Đông sang Tây: 0.25đ Thời gian hoạt động từ tháng IV kết thúc XI, sớm tháng V chậm tháng XII (hoặc từ V đến XII) 0.25đ Vùng Bắc Trung Bộ bị bão ảnh hưởng nhiều nhất: 0.25đ Đồng bằng sông Cửu Long ít bị ảnh hưởng của bão nhất. 0.25đ b/ Những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nứơc ta(2đ) Đồng bằng Sông Hồng (1đ). + Do phù sa Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp. 0.25đ. + Diện tích rộng 15.000km2: 0.25đ. + Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc thấp dần ra biển: 0.25đ + Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, do hệ thống đê: 0.25đ Đồng bằng Sông Cửu Long (1đ) + Do phù sa Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp hang năm rất phì nhiêu. 0.25đ + Diện tích rộng 40.000 Km2: 0.25đ + Địa hình thấp và bằng phẳng, không có đê, sông ngoài kênh rạch chèn chịt: 0.25đ + Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nướ triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn 0.25đ Câu 3. Thế mạnh khai thác khoáng sản ở trung du và miền núi Bắc Bộ (2đ). Thế mạnh khoáng sản: + Trữ lượng lớn nhất nước ta, và có nhiều chủng loại: 0.25đ + Than: Tập trung ở Quảng Ninh trữ lượng lớn nhất, chất lượng tốt nhất Đông Nam Á sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn mỗi năm, chủ yếu làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện trong ngành và xuất khẩu. 0.5đ + Tây Bắc có quặng đồng niken ở Sơn La, đất hiếm ở Lai Châu: 0.5đ + Đông Bắc có mỏ sắt ở Yên Bái, kẽm chì chợ Điền tỉnh Bắc Cạn, xuất 1000 tấn thiếc, tiêu dùng trong nước ta và xuất khẩu. 0.5đ + Khai thác Aquatit ở Lào Cai khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân: 0.25đ II/ Phần riêng (2đ) THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 4. Trình bày sản xuất lương thực ở nước ta từ 1980 đến nay. Diện tích gieo trồng tăng mạnh từ 5.6 triệu ha(1980) lên 7.3 triệu ha(2005) 0.25đ Năng xuất lúa tăng nhanh 21tạ/ha(1980) lên 49 tạ/ha(2005): 0.25đ Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11.6 triệu tấn(1980) lên 36 triệu tấn(2005): 0.25đ Đảm bảo đủ lương thực cho nhân dân, tham gia vào các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới 3 – 4 triệu tấn/ năm: 0.25đ Bình quân lương thực đầu người > 470kg/năm: 0.25đ Đồng bằng Sông Cửu Long là nguồn sản xuất lương thực lớn nhất chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng của cả nước. 0.25đ Đồng bằng Sông Hồng là vùng lớn thứ 2 về sản xuất lương thực nhưng là vùng có năng xuất lúa cao nhất nước . 0.25đ THEO CHƯƠNG NÂNG CAO Câu 4. Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp dệt nước ta (2đ) Công nghiệp dệt + Dệt là nghề truyền thống có từ lâu đời, ngành dệt phát triển dựa trên thế mạnh nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn. 0.5đ + Nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp (bông, đay, lanh, tơ tằm ) hoặc từ công nghiệp hoá học (sợi hoá học), công nghiệp dệt nước ta trãi qua nhiều thăng trầm. 0.5đ + Hiện nay ngành dệt cố gắng mở rộng thị trường, nhập nguyên liệu, đầu tư đổi mới công nghệ, hợp tác liên doanh với nước ngoài để thoả mãn phần lớn nhu cầu trong nước, sản phẩm chính là sợi và vải lụa. 0.5đ + Về phân bố ngành công nghiệp dệt đều tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Đà Nẵng, Hải Phòng .. .0.5đ

File đính kèm:

  • docDia_TQC.doc