Đề thi học kì I Địa lí Lớp 6 - Mã đề 357 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 3: Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì

A. giàu thủy sản. B. nhiều hồ nước C. khí hậu ấm áp D. đất đai màu mỡ.

Câu 4: Động Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh

A. Quảng Nam B. Thanh Hóa C. Quảng Bình D. Nghệ An

Câu 5: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh mặt trời một vòng là:

A. 365 ngày 6 giờ. B. 364 ngày 10 giờ.

C. 362 ngày 16 giờ. D. 366 ngày

Câu 6: Trái Đất có mấy chuyển động cùng một lúc ?

A. 2. B. 4 C. 3. D. 1.

Câu 7: Các điểm ở cực Bắc và Nam có ngày đêm dài suốt:

A. 3 tháng. B. 9 tháng. C. 6 tháng. D. 12 tháng.

Câu 8: Khi chuyển động quanh mặt trời, trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc bao nhiêu độ?

A. 66033’ B. 48022’ C. 50040’ D. 30037’

Câu 9: Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là

A. đỉnh núi cao. B. vực thẳm dưới đáy đại dương

C. núi lửa. D. các hang động caxtơ.

Câu 10: Vĩ tuyến 23027 B là đường gì?

A. Vòng cực Bắc. B. Chí tuyến Nam. C. Chí tuyến Bắc. D. Vòng cực Nam

Câu 11: Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành

A. các dãy núi ngầm. B. các dãy núi trẻ cao.

C. đồng bằng. D. cao nguyên.

Câu 12: Hướng bị lệch của các vật thể chuyển động từ xích đạo lên cực Bắc là:

A. hướng Bắc Nam B. Hướng Đông Nam – Tây Bắc

C. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. hướng Tây Nam – Đông Bắc.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Địa lí Lớp 6 - Mã đề 357 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ TỰ NHIÊN Mã đề thi: 357 ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Địa lí 6 TIẾT (PPCT): 16 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 17/12 /2020 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trắc nghiệm khách quan: Câu 1:  Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm? A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. Trái Đất có dạng hình khối cầu. C. Trục Trái Đất nghiêng. D. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Câu 2:  Núi trẻ là núi có đặc điểm A.  đỉnh nhọn, sườn dốc B.  đỉnh tròn, sườn dốc C.  đỉnh tròn, sườn thoải D.  đỉnh nhọn, sườn thoải Câu 3:  Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì A. giàu thủy sản. B. nhiều hồ nước C. khí hậu ấm áp D. đất đai màu mỡ. Câu 4:  Động Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh A.  Quảng Nam B.  Thanh Hóa C.  Quảng Bình D.  Nghệ An Câu 5:  Thời gian Trái Đất chuyển động quanh mặt trời một vòng là: A. 365 ngày 6 giờ. B. 364 ngày 10 giờ. C. 362 ngày 16 giờ. D. 366 ngày Câu 6:  Trái Đất có mấy chuyển động cùng một lúc ? A. 2. B. 4 C. 3. D. 1. Câu 7:  Các điểm ở cực Bắc và Nam có ngày đêm dài suốt: A. 3 tháng. B. 9 tháng. C. 6 tháng. D. 12 tháng. Câu 8:  Khi chuyển động quanh mặt trời, trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc bao nhiêu độ? A. 66033’ B. 48022’ C. 50040’ D. 30037’ Câu 9:  Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là A. đỉnh núi cao. B. vực thẳm dưới đáy đại dương C. núi lửa. D. các hang động caxtơ. Câu 10:  Vĩ tuyến 23027 B là đường gì? A. Vòng cực Bắc. B. Chí tuyến Nam. C. Chí tuyến Bắc. D. Vòng cực Nam Câu 11:  Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành A. các dãy núi ngầm. B. các dãy núi trẻ cao. C. đồng bằng. D. cao nguyên. Câu 12:  Hướng bị lệch của các vật thể chuyển động từ xích đạo lên cực Bắc là: A. hướng Bắc Nam B. Hướng Đông Nam – Tây Bắc C. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. hướng Tây Nam – Đông Bắc. Câu 13:  Ngày 22/6, các địa điểm từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có: A. ngày dài suốt 24 giờ. B. đêm về suốt 24 giờ. C. ngày dài suốt 12 giờ D. đêm dài suốt 12 giờ Câu 14:  Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là A. nén ép và đứt gãy. B. phong hóa và xâm thực. C. tách giãn và xâm thực. D. phong hóa và uốn nếp. Câu 15:  Ngoại lực là: A. những lực sinh ra trong lớp nhân của Trái Đất. B. những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. C. những lực được sinh ra ở lớp trung gian của Trái Đất. D. những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Câu 16:  Tên một vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới A. Đại Tây Dương B. Ấn Độ Dương C. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a. D. Thái Bình Dương Câu 17:  Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả: A. sự luân phiên ngày và đêm. B. lực cô-ri-ô-lit. C. ngày – đêm dài ngắn theo mùa. D. giờ trên Trái Đất. Câu 18:  Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là: A.  1100m B.  1150m C.  1200m D.  850m Câu 19:  Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa? A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Nhật Bản. D. Anh. Câu 20:  Đâu không phải là tác động của nội lực? A. làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống. B. sinh ra động đất và núi lửa. C. sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp. D. sinh ra các đồng bằng châu thổ. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Trái Đất gồm mấy lớp?Trình bày cấu tạo của lớp vỏ trái đất? Lớp vỏ có vai trò gì đối với đời sống và hoạt động của con người? Câu 2. (1 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa em hãy giải thích câu ca dao sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu 3. (2 điểm) Em hãy đọc bài báo sau đây, vận dụng những kiến thức đã học để trả lời những câu hỏi bên dưới: Đỉnh phan xi păng những điều cần biết về “nóc nhà Đông Dương” Bạn có biết Phan Xi Păng được hình thành vào thời khoảng giáp ranh của hai kỷ Permi -Trias của đại Cổ sinh (Paleozoi) và đại Trung sinh (Mesozoi) cách nay 260-250 triệu năm. Mỗi một năm đỉnh núi này cao thêm 0,032m. Nằm cách thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khoảng 9 km về phía Tây Nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là "phiến đá khổng lồ chênh vênh". Chiều cao của đỉnh núi đo đạc năm 1909 là 3.143 m, tuy vậy theo số liệu mới nhất của Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam đưa ra vào cuối tháng 6 năm 2019, đỉnh núi cao 3.147,3m. Với chiều dài 280 km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang chân núi rộng nhất tầm 75km, hẹp là 45 km, gồm ba khối: khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Xi Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này là địa điểm du lịch lý thú cho du khách thập phương, nó ẩn chứa bao điều kỳ lạ. (L.Đ (Tổng hợp), https://voh.com.vn/du-lich/dinh-phan-xi-pang-nhung-dieu-can-biet-ve-noc-nha-dong-duong-327124.html , ). Núi Phan Xi Păng là núi già hay trẻ? Phân biệt đặc điểm đỉnh, sườn, chân của núi già và núi trẻ. Tại sao ngọn núi này vẫn tiếp tục cao lên? (1,0 điểm) Núi Phan Xi Păng là núi thấp, trung bình hay núi cao? Năm 2019, đỉnh núi đã cao thêm bao nhiêu cm so với 1909? (1,0 điểm) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_dia_li_lop_6_ma_de_357_nam_hoc_2020_2021_tru.doc