Câu 1. ( 0,5 điểm) Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
A. Mai phục đánh úp trên sông Bạch Đằng.
B. Đóng cọc nhọn và lợi dụng thủy triều trên sông Bạch Đằng.
C. Nhờ thủy triều xuống thấp thuyền địch bị cọc đâm.
D. Cho người lặn xuống đục thuyền giặc.
Câu 2. ( 0,5 điểm) Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta chống quân Tống xâm lược lần thứ
II vào năm nào?
A. 1009 – 1010 B. 938 – 981 C. 1075 – 1077 D. 1226
Câu 3.( 2 điểm) Điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai:
A. Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền
chùa.
B. Nhà Trần lập ra chức quan Khuyến nông sứ để trông coi việc đắp đê, bảo vệ đê.
C. Trước nguy cơ bị quân Tống xâm lược, Lý Thường Kiệt chủ động đem quân đánh
sang đất Tống nhằm tỏ chặn thế mạnh của giặc.
D. Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở
đầu cho thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT
Họ và tên HS: .
Lớp: 4
Thứ ngày tháng 12 năm 2017
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
Năm học: 2017 - 2018
Môn: Lịch sử và Địa lý – Lớp 4
(Thời gian làm bài: 40 phút)
I. PHẦN LỊCH SỬ( 5 điểm)Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Câu 1,
2)
Câu 1. ( 0,5 điểm) Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
A. Mai phục đánh úp trên sông Bạch Đằng.
B. Đóng cọc nhọn và lợi dụng thủy triều trên sông Bạch Đằng.
C. Nhờ thủy triều xuống thấp thuyền địch bị cọc đâm.
D. Cho người lặn xuống đục thuyền giặc.
Câu 2. ( 0,5 điểm) Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta chống quân Tống xâm lược lần thứ
II vào năm nào?
A. 1009 – 1010 B. 938 – 981 C. 1075 – 1077 D. 1226
Câu 3.( 2 điểm) Điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai:
A. Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền
chùa.
B. Nhà Trần lập ra chức quan Khuyến nông sứ để trông coi việc đắp đê, bảo vệ đê.
C. Trước nguy cơ bị quân Tống xâm lược, Lý Thường Kiệt chủ động đem quân đánh
sang đất Tống nhằm tỏ chặn thế mạnh của giặc.
D. Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở
đầu cho thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta.
Câu 4.( 1 điểm) Nối tên các sự kiện (cột A) sao cho đúng với tên các nhân vật lịch sử
(cột B)
A B
a/ Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) 1. Lý Thái Tổ
b/ Dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. 2. Đinh Bộ Lĩnh
Điểm Nhận xét của giáo viên
.
c/ Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt 3. Ngô Quyền
d/ Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước 4. Lý Thường Kiệt
Câu 5. ( 1 điểm) Theo em, vì sao nhà Trần được gọi là “triều đại đắp đê”?
II. PHẦN ĐỊA LÍ ( 5 điểm)
Câu 1.( 1 điểm) Điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai:
a/ Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như
bát úp.
b/ Hệ thống đê là một công trình vĩ đại của người dân Trung du Bắc Bộ.
c/ Khí hậu ở Đà Lạt mát mẻ quanh năm.
d/ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Mông, Thái, Dao.
Câu 2.( 0,75 điểm) Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng.
1. Trung du Bắc Bộ là một vùng có thế mạnh về:
A. Đánh bắt cá B. Trồng chè và cây ăn quả C. Trồng cà phê
2. Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của:
A. Sông Hồng B. Sông Đuống C. Sông Hồng và sông Thái Bình
3. Vùng trồng cà phê nổi tiếng thơm ngon ở Tây Nguyên là:
A. Buôn Ma Thuột B. Kon Tum C. Gia Nghĩa D. Plây Ku
Câu 3. ( 1 điểm) Nối tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở cột A với tên các
làng nghề ở cột B sao cho phù hợp.
A B
1. Đồ gốm sứ a/ Bát Tràng (Hà Nội)
2. Lụa b/ Kim Sơn (Ninh Bình)
3.Chiếu cói c/ Đồng Kị (Bắc Ninh)
4.Đồ gỗ d/ Vạn Phúc (Hà Nội)
Câu 4: ( 1,25 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm:
Đà Lạt nằm trên cao nguyên .....................................(1), khí hậu quanh năm mát
mẻ. Đà Lạt có nhiều ..............................(2)................................ (3); rừng thông, thác nước
và biệt thự. Đà lạt là thành phố...............................(4),..........................(5) nổi tiếng của
nước ta.
Câu 5: ( 1 điểm) Đồng bằng Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa
lúa lớn thứ hai của cả nước?
.
.
CMHS kí và ghi rõ họ tên
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ
I. LỊCH SỬ( 5 điểm)
Câu 1(0,5đ) : 1-B
Câu 2( 0,5đ): 2-C
Câu 3: 2đ ( Mỗi ý điền đúng được 0,5 đ): Thứ tự: Đ, S ,S, Đ
Câu 4: 1đ (Nối đúng mỗi phần được 0,25đ): 1-b; 2-d; 3-a; 4-c.
Câu 5: 1đ (mỗi ý đúng được 0,25đ, trả lời đúng 2 ý: 0,75đ )
Nhà Trần được gọi là “triều đại đắp đê” vì:
- Nhà Trần đặt ra chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
- Nhà Trần huy động nhân dân cả nước tham gia vào việc sửa đê, đắp đê và bảo vệ đê.
- Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đê.
II. ĐỊA LÍ (5 điểm)
Câu 1: 1đ (Mỗi ý đúng được 0.25đ): Đ, S, Đ, S
Câu 2: 0,75đ (Mỗi ý đúng được 0.25đ): 1-B ; 2-C; 3-A
Câu 3: 1đ (Nối mỗi câu đúng được 0.25đ); 1-a; 2-d; 3-b; 4-c
Câu 4: 1,25 đ (Điền đúng mỗi từ được 0,25đ).
Thứ tự: Lâm Viên, hoa quả, rau xanh, du lịch, nghỉ mát.
Câu 5:1,0 đ
-1 ý đúng được 0,25đ; 2 ý đúng được 0,75đ; 3 ý đúng là 1đ.
Đồng bằng Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của
cả nước là:
- Đất phù sa màu mỡ.
- Nguồn nước dồi dào.
- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_lich_su_va_dia_li_lop_4_nam_hoc_2017_2018_tr.pdf