A- Mục tiêu bài học
I- Phần lý thuyết.
1. Nhắc lại được những tính chất của axit clohidric
+ Làm đổi màu quỳ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước H2
+ Tác dụng với các bazơ, oxit bazơ.
+ Tác dụng với các muối.
2. HS nêu lai quy trình sản suất HCl theo phương pháp sunfat.
27 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài thực hành số 1 điều chế hidro clorua và thử tính tan của nó thử tính chất của axit clohidric và muối clorua, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
ĐIỀU CHẾ HIDRO CLORUA VÀ THỬ TÍNH TAN CỦA NÓ
THỬ TÍNH CHẤT CỦA AXIT CLOHIDRIC VÀ MUỐI CLORUA
Chương trình SGK lớp 10
Người hướng dẫn: Cô Đỗ Thị Ngọc Trang
Nguời soạn: Đặng Thị Minh Thu
A- Mục tiêu bài học
Phần lý thuyết.
Nhắc lại được những tính chất của axit clohidric
+ Làm đổi màu quỳ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước H2
+ Tác dụng với các bazơ, oxit bazơ.
+ Tác dụng với các muối.
HS nêu lai quy trình sản suất HCl theo phương pháp sunfat.
Phần thực hành.
Rèn kỹ năng thao tác làm thí nghiệm.
Rèn khả năng quan sát, nhận xét hiện tượng và giải thích hiện tượng.
Ôn tập lại cách viết phương trình phản ứng.
Chuẩn bị bài thực hành.
1.Dụng cụ thí nghiệm: 5 bộ dụng cụ thí nghiệm mỗi bộ gồm:
+ 10 ống nghiệm
+ 1 kẹp gỗ
+ Đũa thủy tinh
2. Hóa chất.
+ Dung dịch Axit clohidric loãng.
+ Dung dịch bạc nitrat
+ dung dịch natri clorua
+ Dung dịch natri hidroxit.
+ Zn. Cu, vỏ trứng, quì tím
Quy trình bài thực hành.
NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
Chuẩn bị bài thực hành:
Phần Lý thuyết :
Tính chất chung của dd axit HCl:
-
-
-
-
III- Phần thực hành
TN1: HCl làm đổi màu quỳ
Quy trình: lấy 1 giọt dd HCl vào 1 ống nghiệm,sau đó cho 1 mẩu quỳ tím vào ống nghiệm.
Hiện tượng: quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Giải thích TN0: dd HCl có tính axit
TN2:HCl tác dụng với Zn, Cu
Quy trình: vào 1 ống nghiệm, mẩu Cu vào 1 ống nghiệm khác.
Nhỏ 2-3 giọt dd HCl vào 2 ống nghiệm đó.
Hiện tượng: Ống đựng Zn thấy sủi bọt khí điều đó chứng tỏ Zn đã phản ứng với HCl. ống đựng Cu không có hiện tượng gì chứng tỏ HCl không phản ứng với Cu.
Giải thích: Zn phản ứng với HCl giải phóng ra khí H2, Cu là kim loại đứng sau H nên không thể phản ứng với HCl
Zn+ HCl → ZnCl2 + H2
TN3. HCl tác dụng với vỏ trứng( tác dụng với muối)
Quy trình: cho 1 mẩu vỏ trứng vào ống nghiệm
Nhỏ 2-3 giọt dd HCl vào ống nghiệm.
Hiện tượng: Vỏ trứng tan ra và dd sủi bọt khí
Giải thích : Vỏ trứng được tạo bởi muối CaCO3 khi đó HCl sẽ phản ứng với CaCO3 tạo ra muối và giải phóng khí CO2
2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O
TN4: HCl tác dụng với muối AgNO3
Quy trình: cho 2-3 giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm.
Sau đó nhỏ 2-3 giọt HCl vào ống ngiệm.
Hiện tượng: Dung dịch từ trong suốt chuyển sang vẩn đục có kêt tủa.
Giải thích: là HCl phản ứng với AgNO3
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
GV: Nêu 1 số quy tắc làm Tno:
- Cách lấy hóa chất
- Cách làm thí nghiệm
GV: yêu cầu HS nhắc lại những tính chất đặc trưng của HCl
GV: làm minh họa TN1,2, 3, 4
GV: Yêu cầu mỗi tổ phải ghi hiện tượng ngay khi làm TNo, cuối giờ phải viết lại tường trình.
GV: Yêu cầu 4 tổ nhận 4 bộ dụng cụ về làm 4 thí nghiệm
GV: yêu cầu HS nhắc lại những tính chất đặc trưng của HCl
GV: Quan sát HS làm TN1 và đặt các câu hỏi:
+ quỳ tím đổi như thế nào?
+ giải thích tại sao quỳ lại đổi màu
+ nhận xét tính axit của dd HCl
GV: quan sát HS làm TN3 và đặt câu hỏi:
+ so sánh hiện tượng ở ống nghiệm có Zn và ống nghiệm có Cu, giải thích sự khác nhau
+ Phản ứng giữa Zn và HCl thuộc loại phản ứng nào?
GV:đặt cấu hỏi:
+ thành phần chính của vở trứng là chất gì?
+ hiện tượng thí nghiệm như thế nào?
+ khí gì được giải phóng ra?
+ phương trình phản ứng?
GV:
+ sự thay đổi màu sắc trong dung dịch ?
+ chất kết tủa màu trắng là chất gì?
+ phương trình phản ứng?
+ yêu cầu HS nhắc lại Đk của phản ứng trao đổi
HS:
Làm TNo
Ghi chép lại hiện tượng
Hoàn thành tường trình.
HS:4 tổ lên nhận dụng cụ thí nghiệm
HS: quỳ tím chuyển sang màu đỏ, vì dd axit có tính axit, so sánh với bảng màu pH thì thấy rằng dd HCl có tính axit tương đối mạnh
HS: Hiện tượng: Ống đựng Zn thấy sủi bọt khí điều đó chứng tỏ Zn đã phản ứng với HCl. ống đựng Cu không có hiện tượng gì chứng tỏ HCl không phản ứng với Cu.
Giải thích: Zn phản ứng với HCl giải phóng ra khí H2, Cu là kim loại đứng sau H nên không thể phản ứng với HCl
Zn+ HCl→ ZnCl2 + H2
HS: Hiện tượng: Vỏ trứng tan ra và dd sủi bọt khí
Giải thích : Vỏ trứng được tạo bởi muối CaCO3 khi đó HCl sẽ phản ứng với CaCO3 tạo ra muối và giải phóng khí CO2
2HCl+CaCO3→ CaCl2+CO2 +
H2O
HS: Hiện tượng: Dung dịch từ trong suốt chuyển sang vẩn đục có kêt tủa.
Giải thích: là HCl phản ứng với AgNO3 tạo ra kết tủa trắng AgCl
AgNO3+HCl→ AgCl + HNO3
BÀI TƯỜNG TRÌNH SỐ 1
BÀI THỰC HÀNH VỀ HIDRO CLORUA
Họ và tên: ………………………………………… Điểm:
Lớp: ……………………………………………….
Thí nghiệm 1: dd HCl làm đổi màu chỉ thị
Quy trình tiến hành:………………………………………
……………………………………………………………………………
Hiện tượng: ………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Giải thích có viết PTPƯ:.............................................................................................
………………………………………………………………………………………
Thí nghiệm 2: HCl tác dụng với Zn, Cu
Quy trình tiến hành:………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hiện tượng:…………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Giải thích có viết PTPƯ…………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thí nghiệm 3: HCl tác dụng với vỏ trứng
Quy trình tiến hành:………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
Hiện tượng: ……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Giải thích có viết PTPƯ……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thí nghiệm 4: HCl tác dụng với muối AgNO3
Quy trình tiến hành:………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hiện tượng:………………………………………………………………................
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Giải thích có viết PTPƯ……………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
GIÁO ÁN DẠY
TIẾT 49: OXI
Chương trình SGK lớp 10
Giáo viên hướng dẫn: Cô Đỗ thị Ngọc Trang
Người soạn: Đặng Thị Minh Thu
I.Mục Tiêu bài học
Nội dung bài học
Mục tiêu bài học
Oxi
Cấu tạo
Tính chất vậy lý
Tính chất hóa học
Điều chế và ứng dụng
MTB1
Học sinh vẽ được công thức cấu tạo của O2.
Kể tên được 4 tính chất vật lý của O2 và tên của 2 dạng thù hình của oxi.
Kể tên đuợc 3 tính chất hóa học của oxi và viết 3 phương trình phản ứng minh họa
MTB2
HS giải thích được tính oxi hóa mạnh của O2 dựa vào công thức cấu tạo.
HS nêu đuợc hiện tượng của 2 thí nghiệm đốt cháy S cà đốt cháy Fe.
Hoàn thành được các sơ đồ phản ứng oxi hóa khử.
Ozôn
I.Cấu tạo
II. Tính chất hóa họa
III. Vấn đề thủng tầng ozôn
MTB1
HS vẽ được công thức cấu tạo của O3.
Nêu được tính chất đặc trưng của ozon là tính oxi hóa mạnh
Nêu được khái niệm tầng ôzôn và hiện tượng thủng tầng ozôn
MTB2
Chứng minh tính oxi hóa mạnh của ozon bằng 2 phương trình phản ứng.
So sánh tính oxi hóa của O2 và O3.
Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử
Đề xuất được biện pháp bảo vệ tầng ozôn
II. Chuẩn bị bài giảng: Máy chiếu; giáo án điện tử: cồn; đèn cồn; diêm; đũa thủy tinh
III. Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS lên bảng nêu vị trí, ký hiệu, cấu hình electron của oxi
1 HS hoàn thành các phương trình phản ứng: O2 + Fe →
O2+ S →
O2 + CH4 →
Yêu cầu cả lớp làm bài tập: hãy sắp xếp các axít sau theo chiều tăng dần tính axit:
1. H2Se, H2Te, H2S
2. H2SeO3. H2SO3, H2SO3
3. H2SO4. H2TeO4. H2SeO4
2. Phần bài mới
NỘI DUNG GHI BẢNG
NỘI DUNG TRÊN MÁY
HOẠT ĐỘNG GV- HS
Oxi
I. Cấu tạo phân tử: O = O
II. Tính chất vật lý
Ở đkt:
Độ tan :
Đồng vị: 8O16, 8O17, 8O18
Dạng thù hình: 2 dạng thù hình là O2 và O3
O2 lỏng có 2 dạng thù hình: oxi(O2) và ozôn(O3)
III. Tính chất hóa học.
O2 có tính oxi hóa mạnh:
O2 + 2.2e → 2O-2
Thể hiện ở 3 phản ứng:
1.Tác dụng với kim loại (trừ Ag,Au,Pt)
O2 + Kim lọai → Oxit kim loại
Thí nghiệm: oxi tác dụng với Fe
Hiện tượng:
- dây phanh bốc cháy
khi cho vào bình đựng oxi dây phanh bốc cháy dữ dôi và các hạt sắt từ oxit bắn vào thành bình.
Nhiệt tỏa ra làm cho đầu thanh sắt nóng chảy thành giọt tròn.
Viết Ptpư: 4Fe + 3O2 to Fe3O4
2. Tác dụng với phi kim ( trừ halogen)
O2 + phi kim → oxit axit
Hoặc oxit không tạo muối
Thí nghiệm: đốt chất S trên ngọn lửa đèn cồn
Hiện tượng:
S nóng chảy ngoài không khí
Đưa vào bình đựng oxi cho ngon lửa xanh sáng.
PTPƯ: S + 1/2O2 to SO2
3. Tác dụng với các hợp chất khác
Thí nghiệm: đốt cồn
C2H5OH +3O2→ 2CO2 +H2O
NO + O2 → NO2
Không màu màu nâu
Hiện tượng:
IV.Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế: 3 phương pháp
a.Trong phòng thí nghiệm
sử dụng các chất giàu oxi: KmnO4, KClO3, H2O2
b. Trong công nghiệp
- Điện phân nước:
- Chưng cất không khí:
c..trong tự nhiên:
2. Vai trò và ứng dụng của O2
Bài Oxi
I.Cấu tạo
II.Tính chất vậy lý
III.Tính chất hóa học
IV. Điều chế và ứng dụng
Slide 2
I. Cấu tạo phân tử
1s2 2s2 2p4
Cấu tạo của oxi: O = O
Slide 3
II. Tính chất vật lý
Trạng thái: là chất khí ở đkt
Màu sắc: không màu
Mùi vị: không mùi, không vị
Độ tan: tan ít trong nước. 1l nước hòa tan được 31ml O2.
Slide 4
III. Tính chất hóa học
O2 có tính oxi hóa mạnh:
O2 + 2.2e →2O-2
Thể hiện ở 3 phản ứng:
+ Oxi tác dụng với kim loại
+ Oxi tác dụng với phi kim
+ Oxi tác dụng với các hợp chất khác
Slide 5
1.Tác dụng với kim loại:
Thí nghiệm: oxi tác dụng với Fe
Hình ảnh thí nghiệm
Phương trình phản ứng
Slide 6
Tác dụng với phi kim
Thí nghiệm: đốt cháy S
Hình ảnh thí nghiệm
Phương trình phản ứng
Slide 7
3.Tác dụng với hợp chất khác
C2H5OH +3O2 → 2CO2 + H2O
NO + O2 → NO2
Không màu màu nâu
Hiện tượng
Slide 8:
IV. Điều chế và ứng dụng
Điều chế
Trong phòng thí nghiệm
Trong công nghiệp
Trong tự nhiên
Slide 9
Trong phòng thí nghiệm
H2O2 = H20 + O2
2KCLO3 to, MnO2 2KCl + 3O2
KMnO4 to K2MnO4 +MnO2 +O2
Slide 10
Trong công nghiệp
- Điện phân nước: H2O đp H2+O2
- Chưng cất phân đoận không khí:
c.Trong tự nhiên
6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 3n O2
Slide 10, 11
2. Vai trò và ứng dụng của oxi
GV: Giới thiệu bài ngày hôm nay của chúng ta gồm 2 phần, phần 1 là oxi phần 2 là Ozôn, trước hết chúng ta tìm hiều về oxi GV: yêu cầu HS nhắc lại cấu hình của O nguyên tử.
HS : Nhắc lại cấu hình của Oxi
GV: kết luận 2 nguyên tử O sẽ liên kết với nhau để tạo ra phân tử O
GV: yêu cầu HS nhắc lại tính chất vật lý của Oxi
HS: Oxi là chất khí ở đkt không màu không mùi không vị, ít tan trong nước
GV: tổng kết lại và chiếu tổng kết trên máy
GV: yêu cầu HS nhắc lại tính chất đặc trưng của oxi.
HS: oxi thể hiện tính oxi hóa mạnh, O2 dẽ dàng nhận thêm 2e để trở thành O-2.
GV: cho công thức chung oxi tác dung với kim loại tạo ra Oxit kim loại, sau đó Gv chiếu thí nghiệm minh họa và yêu cầu HS quan sát cho nhận xét:
+ Hiện tượng
+ viết phương trình phản ứng
+ Giải thích
HS: nêu hiện tượng và viết ptpu
GV: cho công thức chung oxi tác dung với kim loại tạo ra Oxit kim loại, sau đó Gv chiếu thí nghiệm minh họa và yêu cầu HS quan sát cho nhận xét:
+ Hiện tượng
+ viết phương trình phản ứng
+ Giải thích
HS: nêu hiện tượng và viết ptpu
Gv: làm thí nghiệm đốt đèn cồn
GV: yêu cầu Hs quan sát và cho biết hiện tượng
GV: yêu cầu HS viết PTPU
HS: cho biết hiện tượng
Và cân bằng phản ứng, gv phải nhấn mạnh cho HS thấy sự thay đổi số oxi hóa của O2
GV: chốt lại : trong cả 3 tính chất trên O2 đều thể hiện tính oxi hóa
O2 + 2.2e → 2O-2
GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng và cân bằng
HS: cân bằng phương trình phản ứng
H2O2 = H20 + O2
2KCLO3 to, MnO2 2KCl + 3O2
KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 +O2
Gv (thuyết trình) Gv có thể đặt câu hởi là thành phần của không khí gồm những chất nào?nhiệt độ sôi của cá chất đó có gì giông và khác nhau? Sau khi HS trả lời xong Gv có thể đưa ra nguyên tắc chưng cất phân đoạn không khí.
GV có thể để HS thảo luận sau đó Gv tổng kết lại trên máy
B.Dạng thù hình của oxi: Ozôn (O3)
I. Cấu tạo phân tử:
O
O O
II. Tính chất hóa học:
O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2
Nguyên nhân: O3 ko bền O2 + O
Tính oxi hóa mạnh củaO3 là do có O nguyên tử
Ứng dụng:
VD1: Tác dụng với kim loại kể cả Ag
O3+ Ag
VD2: Tác dụng với dung dịch KI
O3+ KI + H2O
III. Vấn đề thủng tầng ozon
Slide 12:
B.Ozôn
I. Cấu tạo phân tử:
O
O O
- O3 là chất khí, màu xanh nhạt, mùi xốc
- O3 tan nhiều trong nước hơn O2 vì phân tử O3 phân cực:
Slide 13:
II.Tính chất hóa học
VD1: Tác dụng với kim loại:
O3+ Ag to thường Ag2O + O2
O2 + Ag to thường không phản ứng
VD2: Tác dụng với dung dịch KI
O3 + KI + H2O I2 + 2KOH+ O2
0 -2
O3 + 2e O2 + O
-2 0
I -2e I2
Slide 14
III. Vấn đề thủng tầng ozôn
Tầng ozôn: là tấm màn chắn các tia tử ngoại của mặt trời có hại cho sự sống trên trái đất, tầng ozôn nằm cách trái đất khoảng 20- 30 km
Hiện tượng thủng tầng ozôn là hiện tuợng hàm lượng ozon suy giảm
Hậu quả; ung thu da, phá hủy cây cối, động vật
Nguyên nhân: do trong không khí có chứa các chất làm lạnh có trong tủ lạnh, các khí nhà kính
Khắc phục: giảm hàm lượng khí CF2Cl2 và khí thải công nghiệp
Gv: giới thiệu cho Hs biết:
GV: O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2 vì O3 dẽ phân hủy tạo ra O nguyên tử, GV yêu cầu HS nhận xét tính chất này giống với hợp chất nào đã được học ở phần Halogen.
HS: O3 giống với HClO vì đều phân hủy tạo ra O nguyên tử vì vậy O3 cũng có tính khử trùng và có tính oxi hóa mạnh hơn O2
GV: để chứng minh tính chất oxi hóa mạnh hơn của O3 chúng ta sẽ lần lượt xét từng phản ứng sau:
GV chiếu 2 phản ứng chứng minh tính oxi hóa của ozôn mạnh hơn oxi.
Cần phải nhấn mạnh rằng O3 có thể tác dụng được với Ag ở ngay điều kiện thường
HS: Cân bằng phương trình phản ứng và cho biết sự thay đổi số oxi hóa của O3
GV: có lúc nào các em tự thắc mắc là tại sao trong cuộc sống hiện nay thiên tai hạn hán rất nhiều, bênh ung thư lại phát triển?
Nguyên nhân là do đâu?
GV cho HS thảo luận?
HS: thảo luận xung quanh vấn đề
1. Thế nào tầng ozôn?
Hiện tượng thủng tầng ozôn?
Hậu qủa của hiện tượng này?
Nguyên nhân?
Cách khắc phục?
GV: Tổng kết phần thảo luận và sau đó chiếu phần tổng kêt trên máy.
GV chốt lại những vấn đề chính :
Tính oxi hóa của O2 và 3 phản ứng chứng minh
3 phương pháp điều chế O2
Tính oxi hóa mạnh của O3 giải thích
So sánh tính Oxi hóa của O2 và O3 viết 2 phương trình phản ứng chứng minh
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
GIÁO ÁN DẠY
TIẾT 50: LƯU HUỲNH
Chương trình SGK lớp 10
Người hướng dẫn: Cô Đỗ Thị Ngọc Trang
Người dạy: Đặng Minh Thu
I.Mục tiêu bài học
I. Tính chất vật lý
MTB1
HS nêu được 4 tính chất vật lý của S:
+ Trạng thái, ,màu sắc
+ Độ tan
+ Độ dẫn điện, dẫn nhiệt
+ Tsôi, T nóng chảy
II.Tính chất hóa học
MTB1
kể tên được ít nhất 4 số oxi hóa của S.
HS nêu được 2 tính chất đặc trưng của S: tính oxi hóa và tính khử viết được 2 phương trình phản ứng minh họa.
3. HS viết đuợc 3 phản ứng minh họa cho tính oxi hóa của S:
+ tác dụng với kim loại
+ tác dụng với H2
+ tác dụng với C
4. HS viết được 4 phương trình phản ứng minh họa cho tính khử caủa S:
+ Tác dụng với O2
+ tác dụng với H2SO4
+ Tác dụng với HNO3
+ Tác dụng với F2
MTB2
HS giải thích được tính oxi hóa và tính khử của S dựa vào cấu hình electron của S
Chứng minh tính oxi hóa của S kém hơn O2 dựa vào độ âm điện và viết 3 phuwong trình phản ứng
Hoàn thành được các chuỗi phản ứng liên quan đến S
III. Trạng thái tự nhiên
MTB1
HS kể tên được 3 nguồn cung cấp S:
+ Trong nước biển
+ Trong quặng
+ Trong động vật
Kể tên đựợc 3 ứng dụng quan trọng của S trong đơid sống: điều chế axit H2SO4, lưu hóa cao su, thuốc súng, diêm tiêu.
MTB2
Sưu tầm và phân loại những ứng dụng của S trong các vật dung hàng ngày để hoàn thành phiếu học tập
II. chuần bị bài giảng:
Dụng cụ thí nghiệm: + 2 bình nón dựng O2 nguyên chất được bịt kín bằng nút cao su
+ 1 ống nghiệm
+ muôi sắt
+ quỳ tím
+ thìa lấy hóa chất
+ kịp gỗ, đèn cồn
Hóa chất : O2 nguyên chất, S bột, dây đồng, diêm tiêu
Chuẩn bị làm 2 thí nghiệm: đốt S trong không khí, S tác dụng với dây đồng
III. Tiến trình giờ dạy
kiểm tra bài cũ:
GV: gọi 2 HS lên bảng làm 2 bài tập
Bài 1: Nhận biết các lọ bị mất nhẵn đựng các khí sau: O2, Cl2, HCl, NH3, N2
Bài 2: hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
KCO3 O2 CO2 CaCO3 CaCl2 Ca(NO3)2 O2
Bài 3( cả lớp cùng làm): khi bị nhiệt phân những chất nào sau đây sẽ giải phóng ra Oxi:KClO3, KMnO4, CuO, AgNO3, CaCO3
Nội dung bài mới
Nội dung bài giảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Tính chất vật lý
- lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, giòn
- không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hưu cơ như rượu và benzen….
- dẫn điên. Dẫn nhiệt kém
- Tsôi = 444,6oC, Tnóng chảy= 112. 8oC
GV: cho HS quan sát S bột yêu câu HS cho nhận xet về trạng thái màu sắc của S
HS: lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, giòn
II. Tính chất hóa học
I.Tính Oxi hóa
1. Tác dụng với kim loai( trừ Ag, Au, Pt)
- Kim koại kiềm và kiềm thổ và Hg tác dụng với S ở ngay nhiệt độ thường tạo ra muối sunfua.
VD: Na+ S to thường Na2S
Ca+ S to thường CaS
Ha+ S to thường HgS
Phản ứng 3 dùng để khử vết Hg rơi vãi
- kim loại khác tác dụng với S cần phải đun nóng:
2Al +3 S to Al2S3
Cu+ S to CuS
Thí nghiệm: S tác dụng với Cu
2.Tác dụng với H2
S+ H2 H2S
Mùi trứng thối
3. tác dụng với C
S + C CS2
Cácbon sunfua
II. Thể hiện tính khử ( khi S tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như O2 , H2SO4, HNO3, F2_)
S - 4e S+4
Hoặc S- 6e S+6
S+ O2 to SO2
S+ H2SO4 SO2+ H2O
S+ HNO3 H2SO4+ NO2+ H20
S+ F2 SF6
Thí nghiệm: đốt S trong O2 nguyên chất
GV: yêu cầu HS cho biết các số oxi hóa của S Và yêu cầu HS dự đoán tính chất của S
GV: S thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử:
- S thể hiện tính Oxi hóa khi S tác dụng với các chất khử mạnh như kim loại và H2 S+ 2e→S-2
- S thể hiện tính khử khi S tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như là O2 H2SO4 , HNO3 , F2
GV: giảng phần lý thuyết chung sau đó GV làm thí nghiệm đốt dây dồng trong hơi S
GV: yêu cầu HS quan sát cho biết hiện tượng
TN0: lấy 2 muôi S rắn cho vào 1 ống nghiệm, đun nóng trên ngon lửa đèn cồn cho S nóng chảy rồi chuyển thành dạng hơi S, sau đó cho lá đồng vào ống nghiệm
GV: yêu cầu HS nói hiện tượng và giải thích
GV yêu cầu HS viết và cân bằng phản ứn, xác định số oxi hóa
GV: cần phải nhấn mạnh sự thay đổi số oxi hóa của S và khẳng định tính oxi hóa của S
GV gọi 2 HS lên viết 4 phương trình phản ứng
Gv: cần nhấn mạnh cho HS thấy sự thay đổi số oxi hóa của S từ số oxi hóa 0 lên số oxi hóa +4, +6 và S thể hiện tính khử
GV: làm thí nghiệm đốt S trong O2 nguyên chất:
Lấy 1 thìa S rắn đốt trên ngon lửa đèn cồn ở ngoài không khí, sau đó cho vào bình đựng O2 nguyên chất.
Gv yêu cầu Hs quan sát cho biết hiện tượng và giải thích
HS: S có các số oxi hóa như sau: -2, -1. 0,+4. +6
HS: lá đồng ban đầu có màu đỏ
S rắn khi bị đốt sẽ chuyển dần sang dạng S nóng chảy và dạng S hơi
Khi cho lá đồng vào S sẽ tác dụng với Cu làm cho lá đồng chuyển sang màu đen
Giải thích: Cu+ S→ CuS Có màu đen
HS: lên cân bằng phương trình phản ứng cho biết sự thay đổi số oxi hóa
S+ O2 SO2
S+ H2SO4 SO2+ H2O
S+ HNO3 H2SO4+ NO2+ H20
S+ F2 SF6
HS: S rắn khi bị đôt nóng sẽ nóng chảy rồi cháy ngoài không khí cho ngọn lửa màu xanh nhạt, khi cho vào bình oxi thì phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn,và ngọn lửa có màu xanh đạm hơn
S+ O2 to SO2
III. Trạng thái tự nhiên
GV : yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và nêu các dạng tồn tại của S
GV giới thiệu ứng dụng của S
Để sản xuất điều chế axit H2SO4, lưu hóa cao su, thuốc súng, diêm tiêu.
HS: nêu được S tồn tại trong nước biển, trong quặng. trong động vật và thực vật
3. Giáo viên củng cố bài :
- Gv đánh dấu những phần quan trọng bằng phấn màu, gv nhấn mạnh :
+ S thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa
+ Tính oxi hóa thể hiện khi tác dụng với kim loại và H2
+ Tính khử thể hiện khi tác dụng với O2, H2SO4, HNO3, F2_
+ so sánh tính oxi hóa của S với O2
4. Giáo viên giao bài tập về nhà: bài tập 3, 4, 5 SGK
GIÁO ÁN DẠY
CHƯƠNG V: OXI- LƯU HUỲNH VÀ LÝ THUYẾT VỀ PHẢN ỨNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC
TIẾT 48: PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM VI
Chương trình SGK lớp 10
Người hướng dẫn: Cô Đỗ Thị Ngọc Trang
Người Soạn: Đặng Thị Minh Thu
I- Mục tiêu bài học
Nội dung bài học
Mục tiêu bài học
Đặc điểm chung của nhóm VIA
MTB1
HS kể tên được 5 nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VI
HS viết lại cấu hình electron chung ucả các nguyên tố nhóm VIA
Kể tên được 5 số oxi hóa của Oxi, Lưu huỳnh
Hs gọi được tên 4 hợp chất H2X của oxi, lưu huỳnh, selen, telu
HS viết được công thức oxit chung của S, Se, Te
MTB2
Dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của 4 nguyên tố dựa vào cấu hình elechtron và độ âm điện
Giải thích được tại sao S, Se, Te lại có thêm số oxi hóa +4, +6 dựa vào cấu hình electron
Sắp xếp các axit H2O, H2S, H2Se, H2Te; H2SO3,H2SeO3, H2TeO3; H2SO4,H2SeO4,H2TeO4 theo chiều tăng dần tính axit và giải thích sự sắp xếp đó
xác định số oxi hóa của O, S, Se,Te trong các hợp chất
Hoàn thành các chuỗi phản ứng liên quan đến O, S
II. Chuẩn bị bài giảng
Chuần bị bảng hệ thống tuần hoàn
Chuẩn bị sơ đồ các trạng thái sắp xếp các electron vào các aobitan
Chuẩn bị bài trắc nghiệm nhanh gồm 10 câu hỏi
III. Tiến trình giờ dạy
Kiểm tra bài cũ
Nội dung bài mới
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I.Đặc điểm chung
Đặc trưng
Oxi
Lưu huỳnh
selen
telu
Ký hiệu
O
S
Se
Te
STT
8
Cấu hình e
2s22p4
3s23p4
4s24p4
5s25p4
Độ âm điện
4,44
3,58
2,55
2,1
Tính chất vật lý
Khí ko màu, ko mùi, ko vị
Chất rắn, màu vàng
Chất rắn, màu đỏ xám
Vẻ sáng kim loại, màu trắng lục
1.Cấu hình electron chung ở lớp ngoài cùng
Cấu hình electron chung: ns2np4
→số e lớp ngoài cùng đều là 6e
→ số e độc thân đều là 2 e
*Tính chất chung
Thể hiện tính oxi hóa: R+2e →R-2
Từ O → S → Se→ Te
Tính oxi hóa giảm dần
Từ S đến Te thì chúng thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử:
VD: S + 2e S-2 S thể hiện tính oxi hóa
S+ 4e S+4
S+ 6e S+6 thể hiện tính khử
VD: S+O2
Fe + O2
S + H2
2. Số oxi hóa
- Với Oxi: có số oxi hóa -2 trong hầu hết các hợp chất trừ: -1 +2 +1
H2O2 , OF2, O2F2
Với S, Se, Te:
+ có số oxi hóa -2, -1 trong các hợp với H2 và kim loại VD: FeS-2, H2S-2
+ có số oxi hóa +4, +6 trong các hợp chất với Oxi, với Flo VD: SO2, SO3, SF6
+ có oxi hóa +1, +2 trong 1 số trường hợp đặc biệt VD: +1S2O, +2SO
3.Hợp chất khí với Hidro: H2R
H2+R to H2R
- khi hòa tan các khí H2R vào nước ta được dung dịch axit và tính axit tăng từ H2O đến H2Te
H2O H2S H2Se H2Te
tính axit tăng dần
4. Oxit
- Từ S đến Te tạo ra 2 loại oxit: RO2 và RO3
Khi hòa tan 2 oxit vào nước ta được 2 loại axit: H2SO3, H2SO4
RO2 + H2O H2RO3
RO3 + H2O H2RO4
- H2SO3 H2SeO3 H2TeO3
tính axit giảm dần
- H2SO4 H2SeO4 H2TeO4
tính axit giảm dần
GV: giới thiệu phân nhóm chính nhóm VI gồm 5 nguyên tố là Oxi, lưu huỳnh, selen, telu, và polodi, nguyên tố Po là nguyên tố phóng xạ nên chúng ta không xét đến, bây giừo chúng ta sẽ cùng nhau lập bảng đặc điểm chung của nhóm VIA.
GV: gọi HS đứng lên cho biết lần lượt về ký hiệu, SST, cấu hình electron và độ âm điện của O, S, Se, Te
GV: yêu cầu HS quan sát cấu hình electron của 4 nguyên tố và cho biết:
+ cấu hình e chung
+ số e lớp ngoài cùng
+ số e độc thân
GV: Từ cấu hình e chung của các nguyên tố nhóm VIA chúng ta thấy rằng: do còn thiếu 2 electron thì lớp ngoài cùng của các nguyên tố mới đạt trạng thái bền vững của khí hiếm gần nó nhất nên các nguyên tố nhóm
VIA dẽ dàng nhận thêm 2e, lúc này chúng thể hiện tính oxi hóa tương đối mạnh.
GV:Từ S đến Te do cấu hình đã có phân lớp nd nên ở trạng thái kích thích các e se nhảy sang phân lớp d nên các nguyên tố tù S đên Te vừa có thể nhận thêm 2e thể hiện tính oxi hóa, vừa có thể cho đi 4e hoặc 6e thể hiện tính khử.
GV: lấy 3 phương trình phản ứng gọi HS lên viết PTPƯ và xác định số oxi hóa của O, S
GV: đưa các số oxi hóa cua rO, S, Se, Te trong các trường hợp sau đó GV đưa ra VD yêu cầu HS xác định số oxi hóa của các nguyên tố
GV: đưa công thức chung, sau đó GV gọi HS viết công thức hợp chất với Hidro của O,S,Se,Te và gọi tên
GV: giới thiệu công thức chung của 2 loại oxit
Giới thiệu 2 loại axit và chiều giảm tính axit
GV yêu cầu HS giải thích ch
File đính kèm:
- Bai thuc hanh dieu che Hidroclorua va thu tinh tan cua no.doc