I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
1. PHÁT TRIỂN THỂ LỰC:
-Trẻ nhanh nhẹn, có kỹ năng trong các hoạt động bật liên tục qua 5 vòng, nhảy tách và khép chân, đập và
bắt bóng, trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.
- Trẻ bật xa, bật sâu đúng tư thế.
- Biết trườn sấp, trèo qua ghế thể dục.
- Trẻ ăn hết xuất, có kỹ năng xúc miệng nước muối và chải răng.
- Trẻ có nhu cầu ăn đủ chất: 4 nhóm chất.
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Trẻ tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh của đất nước
- Trẻ biết về Thủ đô Hà Nội nơi trẻ sinh ra và lớn lên có nghìn năm văn hiến
- Trẻ biết ngoài Thủ đô Hà Nội còn có thành phố khác là quê hương , làng xóm, phố phường.
- Trẻ biết đếm đến 10, nhận biết số 10, thêm bớt và phân chia trong phạm vi 10.
- Trẻ nhận biết các khối vuông , chữ nhật, cầu, trụ.
32 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6266 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề IX Bé yêu quê hương – Thủ đô Hà Nội (thời gian thực hiện: 3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo quận hai bà trưng
Trường mầm non 8-3
Chủ đề iX
Bé yêu quê hương – Thủ đô hà nội
Thời gian thực hiện: 3 tuần ( từ 6/4 đến 24/4/2009 )
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn
Lớp mẫu giáo : A1
Giáo viên : Lê hương giang
NGô Nguyệt Anh
Năm học : 2008 – 2009
I. Mục tiêu của chủ đề:
1. Phát triển thể lực:
-Trẻ nhanh nhẹn, có kỹ năng trong các hoạt động bật liên tục qua 5 vòng, nhảy tách và khép chân, đập và
bắt bóng, trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.
- Trẻ bật xa, bật sâu đúng tư thế.
- Biết trườn sấp, trèo qua ghế thể dục.
- Trẻ ăn hết xuất, có kỹ năng xúc miệng nước muối và chải răng.
- Trẻ có nhu cầu ăn đủ chất : 4 nhóm chất.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh của đất nước
- Trẻ biết về Thủ đô Hà Nội nơi trẻ sinh ra và lớn lên có nghìn năm văn hiến
- Trẻ biết ngoài Thủ đô Hà Nội còn có thành phố khác là quê hương , làng xóm, phố phường.
- Trẻ biết đếm đến 10, nhận biết số 10, thêm bớt và phân chia trong phạm vi 10.
- Trẻ nhận biết các khối vuông , chữ nhật, cầu, trụ.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ có một số vốn từ về các địa danh, danh lam thắng cảnh của đất nước .
- Trẻ có vốn từ về một số món ăn của địa phương : Cốm làng vòng, đậu phụ làng mơ, gốm bát tràng.
- Trẻ biết nói đủ câu , biết diễn đạt ý của mình.
- Trẻ nhận biết và phát âm được 29 chữ cái.
4. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ yêu quí quê hương đất nước của mình.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước qua tranh , ảnh, qua các bài thơ , câu hát về quê hương , đất nước .
- Trẻ biết tạo ra các sản phẩm đẹp từ các nguyên vật liệu sẵn có phản ánh vẻ đẹp của quê hương , đất nước.
- Đóng vai thể hiện cử chỉ thái độ, hành động giao Văn minh của người Hà Nội
5. Phát triển tình cảm, quan hệ xã hội:
- Trẻ biết yêu mến quê hương đất nước, con người Việt Nam.
- Trẻ có tình cảm với mọi người xung quanh, quan hệ tốt với mọi người , đoàn kết, thân ái, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người.
- Trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn các di tích công trình thông qua các hoạt động vui chơi đặc biệt là chơi xây dựng.
II. Mạng nội dung:
Chủ điểm 9
Bé yêu quê hương- Thủ đô Hà nội
Thời gian: 3 tuần ( từ 6/4 đến 24/4/2009)
Danh lam thắng cảnh của đất nước
- Di tích và danh lam thắng cảnh ở 1 số địa phương. Đặc điểm xã hội (Thành phố, Nông thôn...) ngành nghề sản xuất chính và đặc sản của địa phương.
- Thăm quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc.
Thủ đô Hà Nội
- Thủ đô của nước Việt Nam là thành phố Hà Nội.
- Thủ đô là trung tâm văn hoá, Khoa học kỹ thuật của đất nước, ở đây có nhiều di tích và các công trình kiến trúc văn hoá đẹp.
- Tình cảm của mọi người đối với thủ đô Hà Nội. Đặc biệt là tình cảm của trẻ em đối với thủ đô thân yêu.
- Sống thanh lịch như người Thủ đô.
Quê hương làng xóm, phố phường
- Đất nước Việt Nam giàu đẹp, cong cong hình chữ S, có núi non, biển cả, có đồng bằng, đất đai màu mầu mỡ phì nhiêu.
- Nhân dân Việt Nam gồm nhiều dân tộc sinh sống, cùng nhau xây dựng quê hương đất nước. Số lượng người nhiều nhất là dân tộc Kinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng.
Bác Hồ
- Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam.
- Còn sống Bác Hồ luôn quan tâm, chăm sóc cuộc sống của nhân dân, yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng.
- Hiện nay Bác Hồ nằm yên nghỉ trong lăng tại thủ đô Hà Nội, hàng ngày có nhiều người vào lăng viếng bác.
Danh lam thắng cảnh của đất nước
- Di tích và danh lam thắng cảnh ở 1 số địa phương. Đặc điểm xã hội (Thành phố, Nông thôn...) ngành nghề sản xuất chính và đặc sản của địa phương.
- Thăm quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc.
Quê hương làng xóm, phố phường
- Đất nước Việt Nam giàu đẹp, cong cong hình chữ S, có núi non, biển cả, có đồng bằng, đất đai màu mầu mỡ phì nhiêu.
- Nhân dân Việt Nam gồm nhiều dân tộc sinh sống, cùng nhau xây dựng quê hương đất nước. Số lượng người nhiều nhất là dân tộc Kinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng.
Thủ đô Hà Nội
- Thủ đô của nước Việt Nam là thành phố Hà Nội.
- Thủ đô là trung tâm văn hoá, Khoa học kỹ thuật của đất nước, ở đây có nhiều di tích và các công trình kiến trúc văn hoá đẹp.
- Tình cảm của mọi người đối với thủ đô Hà Nội. Đặc biệt là tình cảm của trẻ em đối với thủ đô thân yêu.
- Sống thanh lịch như người Thủ đô.
III/ Mạng hoạt động:
Chủ điểm 9
Bé yêu quê hương- Thủ đô Hà nội
Thời gian: 3 tuần ( từ 6/4 đến 24/4/2009)
phát triển thể chất
phát triển ngôn ngữ
phát triển nhận thức
phát triển thẩm mỹ
phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
- VĐ:
+ Trườn sấp trèo qua ghế thể dục. TC: Ai nhanh hơn.
+ Bật liên tục qua năm vòng. Chạy nhanh 10m.
+ Nhạy tách và khép chân đập và bắt bóng
+ Đi bước dồn theo đường hẹp, tự chuyền bóng giữa hai tay qua đầu ra sau lưng hoặc ra phía trước.
- Giáo dục dinh dưỡng
+ Ăn uống đầy đủ, hợp lý. ích lợi của thực phẩm và ăn uống đối với sức khoẻ.
+ Biết ích lợi của một số loại rau có chứa nhiều vitamin A, D.
+ Thực hành: Cắt thái hoa quả, pha nước cam
- Đọc thơ, chuyện, câu đố về quê hương đất nước, thủ đô Hà Nội + Sự tích Hồ Gươm
Thơ hạt gạo làng ta, - Kể chuyện theo tranh
- Trò chuyện về Quê hương làng xóm phố phường, danh lam thắng cảnh của Việt Nam,
. Giới thiệu về thủ đô Hà Nội
- Nhận dạng và phát âm được các chữ cái đã học.
- Đọc truyện qua tranh vẽ, biết giữ gìn và bảo vệ sách cẩn thận.
- Biết đặc điểm của một số nghề phổ biến trong xã hội, nghề truyền thống của địa phương: tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ích lợi của các nghề trong xã hội, tên gọi của người làm nghề.
- Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định.
- Khám phá khoa học: Về thời tiết, sự thay đổi mùa: sinh hoạt của con người và cây cối , con vật cũng thay đổi theo mùa.
- Vẽ và tô màu Hồ Gươm, vẽ về miền núi.
- Cắt dán hàng rào, dán xúc xích , xé dán về truyện cổ tích.
- Hát các bài về chủ điểm: em yêu thủ đô, ánh trăng hoà bình, múa với bạn Tây Nguyên,
- Chơi các trò chơi: nhìn hình đoán tên, về nhanh đội hình, tai ai tinh…
- Khuyến khích trẻ làm trực nhật : cùng nhau dọn đồ chơi, trang trí lớp, vẽ tranh.
- Kính yêu bác Hồ, yêu quê hương đất nước, yêu quý con người Việt Nam.
- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Thích hát múa, vẽ, xem tranh, nghe cô đọc truyện.
Chủ đề IX : Bé yêu quê hương-Thủ đô Hà nội
Thời gian thực hiện : 3 tuần ( Từ 6-4 đến 24-4-2009 )
Tuần
Ngày
Quê hương của bé, khu phố nơi bé ở
(6/4-10/4/09)
Thủ đô Hà nội
(13/4-17/4/09)
Bé tìm hiểu về một số danh lam thắng cảnh của đất nớc
(20/4-24/4/09)
Thứ 2
Xé dán theo truyện cổ tích mà cháu thích
Dạy hát: Em yêu thủ đô
Nghe: Nhớ Hà nội
Xé dán miền núi
Thứ 3
Đi bước dồn theo đường hẹp
Bật liên tục qua 5
Vòng
Chạy nhanh 10 m
Nhảy tách và khép chân
Đập và bắt bóng
Thứ 4
Đo các đơn vị có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo
Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác có sự định hướng
Bé làm quen với 1 số đia danh trên bản đồ( Xác định phải- trái -trên -dưới)
Thứ 5
Dạy hát : ánh trăng hoà bình
Chuyện : Sự tích Hồ Gươm
Trò chuyện về danh lam thắng cảnh của Việt nam
Thứ 6
Làm quen : s-x
Tập tô s-x
Làm quen : v-r
IV. Mở chủ đề:
- Cho trẻ kể về nơi trẻ đang sống.
- Cô hỏi trẻ : + Con đang sống ở đâu?
+ Tên thành phố là gì ?
+ Quê con ở đâu? ở đó có gì con thích nhất ?
+ Tại sao con thích ?
+ Các bạn khác ở đâu? Quê bạn như thế nào ?
- Cô cùng các con sẽ tìm hiểu qua chủ điểm : Bé yêu Quê hương - Thủ đôHà nội
V. Chuẩn bị học liệu:
Nhắc trẻ về sưu tầm tranh ảnh , hoạ báo liên quan đến các địa danh, danh lam thắng cảnh của đất nước.
Tìm hiểu về thủ đô Hà Nội, các danh lam thắng cảnh của đất nước.
Giấy mầu, bìa, hồ dán, vỏ hộp cũ.
Mầu nước, mầu sáp, chì mầu, bút chì đen.
Dây len , dây thép, dây nơ.
Bút lông, vải, đất nặn.
Kế hoạch tuần I : Quê hương của bé- Khu phố bé ở
hoạt động
thứ hai
thứ ba
thứ tu
thứ năm
thứ sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Chơi tự chọn
- Tiến hành: + khởi động : Đi vòng tròn các kiểu chân về hàng
+ trọng động: Tập theo nhạc kết hợp tay cầm vòng
+ hồi tĩnh : đi nhẹ nhàng.
Trò chuyện
Trò chuyện về chủ điểm mới : Quê hương của bé , khu phố bé ở
Trò chuyện về nơi trẻ đang sống
Trò chuyện về 1 số truyện cổ tích trẻ thích
Trò chuyện về trăng
Trò chuyện về 1 số địa danh của đất nước
Hoạt động có chủ đích
Xé dán về truyện cổ tích
Đi bước dồn trước theo đường hẹp
Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo.
Dạy hát:
ánh trăng Hoà bình
Làm quen
S - X
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Gia đình, Bác sỹ: Phòng khám đa khoa.
- Góc tạo hình: Vẽ, tô, màu các địa danh di tích lịch sử công trình kiến trúc đẹp của thủ đô Hà Nội. - Góc âm nhạc: Bé tập làm ca sỹ.
- Góc khoa học và thiên nhiên: khám phá về nước trong cuộc sống .
- Góc sách: Xem sách , tranh, ảnh và tìm chữ cái đã học trong các từ chỉ địa danh, di tích lịch sử.
- Góc xây dựng- lắp ghép: Xây Hồ gươm
- Góc học tập: Vẽ, tô màu các địa danh của thủ đô có số lượng 10.
Hoạt động ngoài trời
- Tham quan vườn cây
- TCVĐ: Trời mưa
- Chơi đồ chơi ở sân
trường.
- Tưới cây
- Gieo hạt
- chơi đồ chơi
- Quan sát sân trường
- Lộn cầu vồng
- chơi đồ chơi.
- Quan sát lá khô
- Gieo hạt
- chơi đồ chơi.
- Quan sát vườn rau
- TC: Tạo dáng
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Rèn VS : Vuốt mép vở
Tập đo
Vẽ Hồ Gươm
Tập viết tên 1 số địa danh
Văn nghệ cuối tuần- Nêu gương
Thử hai
( 6-4-2009)
Xé dán theo truyện cổ tích
@ KT :
-Trẻ biết xé 1 số hình đơn giản theo truyện cổ tích mà trẻ đã biết.
- Trẻ biết ý nghĩa nhân hậu của truyện cổ tích.
@ KN :
- Trẻ sử dụng kỹ năng : Xé dải, xé mảng, xé vụn giấy để tạo nên sản phẩm.
- Trẻ biết cách chấm hồ , phết hồ.
- Trẻ biết phối hợp nhiều kỹ năng để tạo ra sản phẩm.
@ TĐ:
- Trẻ biết yêu cái tốt, ghét cái xấu.
-Vở của trẻ.
- Bàn ghế.
- Giấy mầu, bút mầu.
- Tranh mẫu của cô : 3 tranh
+ Tấm cho bống ăn.
+ Cây trẻ trăm đốt.
+ Sự tích bánh chưng , bánh dày.
- Bút mầu
- Hồ , khăn lau tay.
HĐ 1 :
Hát : Vườn cổ tích.
HĐ 2 :
Trò chuyện với trẻ về những câu chuyện cổ tích trẻ đã nghe.
Trẻ thích câu chuyện nào nhất ? Tại sao?
Trong câu chuyện đó con thích nhất cảnh nào ? Nếu được xé dán về câu chuyện đó thì con sẽ xé cái gì?
HĐ 3 :Cô cho trẻ xem tranh gợi ý của cô.
Trẻ cùng cô phân tích về nội dung , bố cục , mầu sắc và chất liệu phối hợp.
Cô cho trẻ nêu ý đinh xé, dán.
HĐ 4 :
Trẻ thực hiện , cô hướng dẫn cá nhân , nhóm trẻ.
HĐ 5 : Cô cho trẻ nhận xét tranh
thứ ba
(7/4/09 )
Thể dục
Đi bước dồn theo đường hẹp, tự chuyền bóng
@ KT :
- Trẻ biết cách đi bước dồn theo đường hẹp, biết cách chuyền bóng.
@ KN : - Trẻ có kỹ năng bước dồn.
@ TĐ :
- Thái độ tập nghiêm túc.
-Bóng : 10-15 quả
- Kẻ đường hẹp rộng 25- 30 cm, dài 2m
HĐ 1 :
Trẻ đi vòng tròn các kiểu chân
Về hàng
HĐ 2 :TĐ: BTPTC:
+ Tay: Đưa tay phải ra trước, tay trái ra sau.
+ Chân: Đưa trước lên cao
+ Lườn: Nghiêng người sang hai bên
+ Bật tách khép chân
HĐ 3 : VĐCB: Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện, trước mỗi hàng kẻ một đường hẹp.
- Cô tập lần 1 : không giải thích
- Lần 2 : vừa tập vừa giải thích
- Lần 3 : không giải thích
- Trẻ tập : 2 lần ( cô hướng dẫn sửa sai cho trẻ )
HĐ 4 : TC : Chuyền bóng
Cô chia trẻ làm 2 trẻ1 quả bóng chuyền qua đầu ra sau lưng , 2 tay.
HT: Đi lại nhẹ nhàng
Thứ tư
(8/4/09 )
Đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo
@ KT :
- Trẻ đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo quy định.
@ KN :
- Trẻ đặt và đánh dấu chuẩn.
@ TĐ :
- Nghiêm túc trong giờ học
-Mỗi trẻ một thước đo dài 5 cm
-3 băng giấy: xanh: 40, đỏ 50, vàng 45
-Thẻ số từ 1 -> 10
-Thước đo bằng nhau
- Tranh vẽ cánh : Hồ gươm , văn miếu, lăng Bác, Cột cờ Hà nội.
Hát bài :Yêu Hà Nội
HĐ 1 : Ôn tập nhận biết kết quả đo
- Chơi trò chơi tìm nhà
Với luật chơi băng giấy đo được bao nhiêu lần phải về đúng nhà có số đo = số lần đó.
HĐ 2: Luyện đo các đối tượng khác nhau bằng vật đo.
- Cho trẻ đo khoảng cách từ Hồ Gươm đến Lăng Bác - > Văn Miếu - > Cột cờ Hà Nội.
- Cô làm mẫu cho trẻ đo
- Cô lần lượt đo từng băng giấy, sau mỗi lần đo hỏi trẻ kết quả- đặt số.
- Trẻ nhận xét băng giấy : dài nhất - đo được nhiều nhất. ngắn nhất - đo được ít nhất
HĐ 3 : Luyện tập
Cho trẻ đo chiều dài của đồ chơi trong lớp bằng thước đo của trẻ.
Thứ 5
( 9/4/09 )
DH:
- ánh trăng hoà bình
- NH: Việt Nam quê hương tôi.
- TC: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng.
@ KT :
- Trẻ biết hát bài “ ánh trăng hoà bình” thể hiện đúng sắc thái tình cảm của bài hát.
- Trẻ được giới thiệu và được nghe bài hát “ Việt Nam quê hương tôi” đem đến cho trẻ tình yêu quê hương đất nước giàu đẹp.
@ KN :
- Trẻ phát triển tai nghe
@ TĐ :
- Trẻ hứng thú chơi TC và chơi đúng.
- Đàn.
- Đài, băng đài.
HĐ 1 : Trò chuyện:
- Đêm trung thu các con thường nhìn thấy gì?
- ánh trăng có ntn?
- Cảnh đẹp của đêm trung thu như thế nào?
HĐ 2: Dạy Hát :
- Cô giới thiệu bài hát: Cô hát 1 lần.
Bài hát: ánh trăng hoà bình . Nhạc của Hồ Bắc, Lời Mộng lân.
- Cô hát mẫu 2 lần
- Trẻ hát theo đàn của cô : cả lớp hát 2-3 lần.
- Cô đàn cho trẻ hát nối tiếp, hát to nhỏ. Cả lớp , tổ nhóm. Cho trẻ lĩnh xướng lời 1, cả lớp hát tiếp lời 2,3
HĐ 3 : Hát cho trẻ nghe:
- Giới thiệu về quê hương đất nước Việt Nam giàu đẹp.
- Cô giới thiệu bài hát “ VN quê hương tôi”sáng tác Đỗ Nhuận.
- Cô hát 1 lần
- Giảng nội dung: Bài hát ca ngợi quê hương VN giàu đẹp có núi non, biển cả,nhiều phong cảnh hữu tình, giàu tài nguyên.
- Cô hát lần 2: - Cho trẻ nghe đĩa.
HĐ 4 : Chơi trò chơi
- Cô giới thiệu TC trẻ nêu luật chơi và cáh chơi
- Cô hát nhanh trẻ nhảy vào chuồng.
- Trẻ chơi
Thứ sáu
(10/4/09)
LQCV
S - x
@ KT :
- Trẻ nhận biết, phát âm đúng âm của chữ cái s – x.
- Trẻ nhận ra các chữ s – x trong các từ trong bài thơ:
Hồ sen.
@ KN :
- Trẻ nhận ra các chữ s – x trong các từ
@ TĐ :
- Trẻ học nghiêm túc
- Tranh :
Nhà sàn
Tre xanh có từ.
Từ ghép : Nhà sàn, tre xanh.
Các chữ s- x
In hoa, viết thường,
HĐ 1 :
Làm quen chữ s:
Nói chuyện về lăng Bác , giới thiệu nhà sàn và từ.
Giới thiệu chữ S.
Cô và trẻ phát âm.
Phân tích nét chữ
Trò chơi uốn chữ bằng dây
HĐ 2 : Làm quen chữ x: Qua từ : Tre xanh
- Giới thiệu chữ X
- Phát âm, so sánh chữ S-X
.- giới thiệu chữ s-x in hoa, viết thường. Cả lớp đọc, cá nhân đọc.
HĐ 3 : Ôn luyện :
- Tìm từ có chứa s-x
- Tạo dáng cơ thể thành chữ x
- Tìm chữ s-x và đọc
- Cho trẻ đọc bài thơ:
Hồ sen Xem tranh “Hồ sen” kèm từ , cả lớp đọc từ , cho trẻ lên chỉ những chữ cái đã học
* Luyện tập:
- Gạch chân chữ cái trong các bài ca dao
* Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng ,,lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .
Kế hoạch tuần II : Thủ đô Hà nội (13/4-17/4/09)
hoạt động
thứ hai
thứ ba
thứ tu
thứ năm
thứ sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Chơi tự chọn
- Tiến hành: + khởi động : Đi vòng tròn các kiểu chân về hàng
+ trọng động: Tập theo nhạc kết hợp tay cầm vòng
+ hồi tĩnh : đi nhẹ nhàng.
Trò chuyện
Trò chuyện về Thủ đô Hà nội
Trò chuyện về Văn miếu
Trò chuyện về tranh Đông hồ
Trò chuyện về Hồ Gươm
- Trò chuyện về Lăng Bác
Hoạt động có chủ đích
- DH: Em yêu Thủ đô
- NH: Nhớ Hà nội
- TC: Tai ai tinh
Bật liên tục qua năm vòng.
Chạy nhanh 10m
Xác định phía phải phía trái của đối tượng khác có sự định hướng
Truyện : Sự tích Hồ Gươm
Tập tô : s- x
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Lớp mẫu giáo - Bác sỹ: Phòng khám đa khoa,
- Góc tạo hình: Vẽ, tô, màu các vùng quê của đất nước, Thủ đô Hà nội
- Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát trong chủ điểm .
- Góc khoa học và thiên nhiên: khám phá
- Góc sách: Xem sách , tranh, ảnh về các địa danh di tích lịch sử công trình kiến trúc đẹp của đất nước. Tìm chữ cái đã học trong các từ chỉ địa danh, di tích lịch sử.
- Góc xây dựng- lắp ghép: xây thành phố, hồ gươm.
- Góc học tập: Tập viết chữ trên bảng: 25 chữ cái đã học.
Hoạt động ngoài trời
- Vẽ về hà nội
- TCVĐ: Nhẩy lò cò
- Chơi đồ chơi ở sân
trường.
- Quan sát bầu trời nắng
- Dung dăng dung dẻ
- chơi đồ chơi
- Quan sát Lá cây sân trường
- Chi chi chành chành
- chơi đồ chơi.
- Thả thuyền trên nước
- Kéo cưa lừa xẻ
- chơi đồ chơi.
- Nhặt lá
- TC: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Tập gọt bút chì
Thơ: Hạt gạo làng ta
Làm vở toán
Dọn vệ sinh lớp
Nêu gương bé ngoan.
Thứ hai
( 13 /4/09 )
- DH:
Em yêu thủ đô
- Nghe:
Nhớ Hà nội.
- TC:
Tai ai tinh
@ KT :
- Trẻ biết một số địa danh của Hà Nội.
@ KN :
- Trẻ hát đúng nhạc rõ lời, vỗ tay theo nhịp bài hát.
- Thể hiện tình cảm theo nhịp điệu của bài hát
@ TĐ :
- Giáo dục: Trẻ yêu mến thủ đô.
Phách tre, đàn, xắc xô, nhạc cụ
HĐ 1 : Trò chuyện
- Trẻ tự nói về thủ đô Hà Nội qua hiểu biết và tình cảm của trẻ đối với thủ đô HN, nơi trẻ đang sinh sống.
HĐ 2 : Dạy hát
Giới thiệu bài hát: Em yêu thủ đô
- Cô hát cho trẻ nghe, giảng nội dung- hát lần 2
- Dạy trẻ hát: cả lớp 3-4 lần, tổ, nhóm,
HĐ 3 : Nghe hát:
- Cho trẻ nói về một số nét nổi bật của Hà Nội.
Có một bài hát rất hay nói về tình cảm của người đi xa nhớ về Hà Nội yêu dấu.
Trong bài hát đã nhắc đến rất nhiều địa danh, nét đẹp của HN. Bài hát đó là bài : Nhớ HN. Tác giả: Hoàng Hiệp
- Cô hát lần 1 ( Đoạn 1-2)
- Lần 2 cho trẻ nghe giai điệu bài hát
- Lần 3: cho trẻ nghe băng
* Chơi trò chơi: Trẻ đoán tên bạn hát và bài hát bạn hát.
thứ ba
(14/4/09 )
Bật liên tục qua năm vòng
Chạy nhanh 10m
@ KT & KN :
- Rèn kỹ năng bật liên tục ,không dẫm vạch, tiếp đất nhẹ nhàng .
- Rèn luyện sự bền bỉ, nhanh nhẹn
@TĐ :
- Trẻ hào hứng với TC .
-10 vòng.tròn ĐK : 30 cm
- Các lá cờ
HĐ 1 : Khởi động:
Đi vòng tròn các kiểu chân, về 4 hàng
HĐ 2 : Trọng động:
- BTPTT:
+ Tay gập trước ngực
+ Chân : bước khuỵu gối
+ Bụng: quay thân 90
+ Bật : Tiến về trước
Riêng động tác tay và chân tập 3 lần 8 nhịp.
- VĐCB: Giáo viên giới thiệu bài tập
- Cô làm mẫu và phân tích :
2 tay chống hông bật liên tục qua các vòng sao cho không chạm vạch, sau đó chạy nhanh 10m.
- 2 trẻ tập mẫu , nhận xét bạn
- Trẻ thực hiện bài tập , cô động viên trẻ thi đua
Đội nào tập tốt được cắm 1 lá cờ
Tổ nào cắm được nhiều cờ vào lọ hơn là thắng.
HĐ 3 : Hồi tĩnh:
Trẻ hít thở sâu, vận động nhẹ nhàng
Thứ tư
(15 /4/09 )
Xác định phía phải phía trái của đối tượng khác có sự định hướng
@ KT :
-Luyện cho trẻ khả năng định hướng trong không gian
@ KN :
- Trẻ xác định được phía phải trái của đối tượng khác.có sự định hướng.
@ TĐ : - Rèn khả năng tập chung và chú ý có chủ định.
-Đồ dùng của trẻ:
+Mỗi trẻ 1 búp bê trẻ tự làm có sự định hướng.
+1 khối vuông, 1 khối chữ nhật.
- Của cô: 1 búp bê, 1ô tô, 1 máy bay, 2 khối gỗ giống của trẻ.
HĐ 1 : Ôn tập xác định phía phải, trái của bản thân
- Cho trẻ chơi trò chơi:” Tiếng hát ở đâu” để trẻ nhận biết phải, trái, trước sau của bản thân
HĐ 2 : Xác định phía phải, trái của đối tượng khác
- Cô đặt đồ chơi 2 bên búp bê, theo hàng ngang rồi cho trẻ xác định phía phải- trái của búp bê có đồ chơi gì ? có thứ gì?
- Đặt 2 đồ vật khác 2 bên búp bê (quay mặt về trẻ theo hàng ngang để trẻ xác định phía phải, trái của búp bê có đồ vật nào ? ( đổi chỗ ĐV để trẻ trải nghiệm)
- Cho búp bê xoay các hướng khác nhau, đặt các đồ chơi khác nhau để trẻ trải nghiệm, cho trẻ kể tên các ĐV ở phía P-T của BB ở xa hơn
- Trẻ đặt BB ở đằng trước mình, khối vuông, khối cn ở hai bên BB, cô nói tên khối nào , trẻ nói khối đó ở phía nào của BB (đổi vị trí các khối , đổi hướng cho BB )
HĐ 3 : Luyện tập: TC hãy đứng bên phải, trái của tôi.
Thứ 5
( 16/4/09 )
Truyện:
Sự tích
Hồ Gươm
@ KT :
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.,nhớ tên truyện và nhân vật
- Trẻ biết về danh lam thắng cảnh của đất nước.
@ KN :
- Trẻ trả lời bằng ngôn ngữ của trẻ.
@ TĐ :
- Giáo dục trẻ lòng tự hào về truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc.
- Băng hình (Tranh )
có quay cảnh Hồ Gươm, có Tháp Rùa
- Tranh minh hoạ truyện có kèm chữ viết.
- Hệ thống các câu hỏi.
- 1 số từ khó cần giải thích cho trẻ trong truyện.
HĐ 1 : Trò chuyện
- Cô gợi ý cho trẻ kể tên những nơi danh lam thắng cảnh ở Hà Nội mà trẻ được đến. Cho trẻ xem băng hình có cảnh Hồ Gươm.
Cho trẻ đọc đoạn thơ của Trần Đăng Khoa :”
Hà nội có Hồ gươm
Nước xanh như pha mực
Bên đài ngọn Tháp bút
Viêt thơ lên trời cao “
Các con có biết vì sao hồ có tên là ‘Hồ Gươm ‘không ?
HĐ 2 : Kể chuyện
* Giới thiệu truyện : Sự tích Hồ Gươm.
- Cô kể lần 1( kết hợp âm nhạc )hỏi trẻ tên truyện.
- Kể lần 2- kèm tranh minh hoạ truyện
HĐ 3 : Toạ đàm, Giảng giải trích dẫn và đàm thoại:
+ Trong truyện có những nhân vật nào ?
+ Ai đã cùng nhân dân nổi dậy đánh giặc Minh ?
+ Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm ?
+ Lê Lợi và nhân dân đã đánh giặc Minh ntn?
+ Long Quân đã sai rùa vàng đòi gươm ở đâu ?
+ Rùa vàng đã nói gì khi đòi lại gươm ?
+ Vì sao hồ đó gọi là hồ Gươm ?
Giáo dục trẻ truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc
HĐ 4 :
- Cô kể cho trẻ nghe – sử dụng băng hình
Thứ sáu
(17/4/09)
Tập tô:
s - x
@ KT :
- Trẻ biết tô đúng chiều và phát âm đúng chữ s- x
@ KN :
- Rèn trẻ cách cầm bút, cách tô và ngồi bàn.
@ TĐ :
- Giáo dục trẻ giữ gìn vở sạch đẹp
- Vở tập tô
- Bút chì, sáp màu cho trẻ.
- Phấn cho cô.
HĐ 1 : Dạy trẻ tô chữ s:
Cô cho trẻ đọc ca dao
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh ,bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng ,bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Tìm chữ s , phát âm , tô chữ rỗng
Hướng dẫn: Tô nét móc trùng khít lên chấm mờ.
Giới thiệu từ “ tre xanh ”,cho trẻ đọc từ và tìm chữ x, phát âm.
HĐ 2 : Dạy trẻ tô chữ x:
- Cô hướng dẫn cách tô chữ x viết thường: Đặt bút ở gần sát dòng kẻ thữ hai tô nét cong ngược. Sau đó tô tiếp một nét cong thứ hai sát lưng vào nét cong thứ nhất.
- Trẻ thực hiện bài của mình,cô chú ý nhắc trẻ cách cầm bút và ngồi tô thẳng đúng tư thế
HĐ 3 : Tập thể dục giữa giờ: Trẻ cùng đặt bút và tập, nhận xét bình chọn bài đẹp.
HĐ 4 : Nhận xét.
Kế hoạch tuần III: danh lam thắng cảnh của đất nước (20/4-24/4/09)
hoạt động
thứ hai
thứ ba
thứ tu
thứ năm
thứ sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Chơi tự chọn
- Tiến hành: + khởi động : Đi vòng tròn các kiểu chân về hàng
+ trọng động: Tập theo nhạc kết hợp tay cầm vòng
+ hồi tĩnh : đi nhẹ nhàng.
Trò chuyện
Trò chuyện về miền núi
Trò chuyện về miền biển
Trò chuyện về các thành phố lớn trong nước
Trò chuyện về 1 số danh lam, tháng cảnh
- Trò chuyện về 3 miền : Bắc , Trung , Nam
Hoạt động có chủ đích
Xé dán về miền núi
Nhảy tách và khép chân - đập bắt bóng
Xác định vị trí 1 số địa danh trên bản đồ
Trò chuyện về danh lam thắng cảnh của Việt Nam
Làm quen :
v - r
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Tổ chức các buổi mừng thọ ông bà ( một trong những phong tục của Việt Nam ).
- Góc tạo hình: vẽ cảnh đẹp của phong cảnh đất nước nơi mà trẻ đã được bố mẹ cho đến.
- Góc âm nhạc: Chơi biểu diễn hát, múa, , nghe hát dân ca và chơi trò chơi âm nhạc
- Góc xây dựng: lắp ghép Lăng Bác Hồ bằng các loại nguyên vật liệu khác nhau.
- Góc khoa học và thiên nhiên: Theo dõi và đánh dấu thời tiết hàng ngày.
- Góc văn học: Trẻ biết tô chữ v-r-s-x. trò chuyện về nội dung của tranh, các câu chuyện trong sách. Đếm đồ vật, phân loại khối cầu, trụ, xác định vị trí phải trái.
Hoạt động ngoài trời
- Tham quan vườn cây
- TCVĐ: Trời mưa
- Chơi đồ chơi ở sân
trường.
- Tưới cây
- Gieo hạt
- chơi đồ chơi
- Quan sát vũng nước
- Lộn cầu vồng
- chơi đồ chơi.
- Quan sát nước trên lá cây
- Gieo hạt
- chơi đồ chơi.
- Nghe truyện : Giọt nước tí xíu
- TC: Tạo dáng
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Nghe hát : Du lịch cùng tôi
Vẽ về miền Nam
Làm vở toán
Dọn vệ sinh
Văn nghệ cuối tuần- Nêu gương
Thứ hai
( 20/4/09 )
Xé dán về miền núi
@ KT :
- Trẻ xé, dán phong cảnh miền núi , hiểu biết về miền núi.
@ KN :
- Trẻ sử dụng kỹ năng đã học để xé và dán về miền núi.
@ TĐ :
- Trẻ yêu quý quê hương.
+ Tranh mẫu 3 tranh:
- Tranh xé cảnh núi.
- Tranh xé núi và vẽ thêm cảnh.
- Tranh nhà sàn xa xa là núi.
+ Vở, giấy mầu, hồ , khăn lau tay.
HĐ 1 : Trò chuyện
- Cho trẻ nghe bài “ Đi học”
- Trò chuyện về miền núi
- Trẻ miêu tả cảnh miền núi.
HĐ 2 ; Xem tranh gợi ý
- Trẻ quan sát nhận xét tranh mẫu của cô:
+ Nội dung
+ Mầu sắc
+ Bố cục hình trong tranh.
- Trẻ kể những điều trẻ biết, trẻ suy nghĩ, ý tưởng về miền núi, rừng cây, sàn nhà...
- Trẻ nêu ý định xé và dán cách thể hiện ý tưởng đó trên bức tranh của trẻ.
HĐ 3 : Trẻ thực hiện:
- Trẻ xé , dán.. Cô gợi ý thêm
HĐ 4 : Nhận
File đính kèm:
- Chu de Que huong Thu do Ha noi .doc