BÀI 11
THỰC HÀNH LẮP MẠCH NGUỒN CHỈNH LƯU CẦU
CÓ BIẾN ÁP NGUỒN VÀ CÓ TỤ LỌC.
I. MỤC TIÊU
Qua bài giảng này học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lý hình 9-1.
2. Kỹ năng: Sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kỹ thuật.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn.
20 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 tiết 11 đến 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11
Bài 11
Thực hành lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu
có biến áp nguồn và có tụ lọc.
Ngày soạn: 08-10-2009
Lớp
Ngày Dạy
Học Sinh Vắng
Ghi chú
12E
12G
I. Mục tiêu
Qua bài giảng này học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lý hình 9-1.
2. Kỹ năng: Sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kỹ thuật.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn.
II. phương pháp.
- Đàm thoai trục quan thuyết trình nêu vấn đề.
III. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị nội dung
Đọc kỹ bài 4, bài 7 và bài 9 SGK
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh.
- 1 đồng hồ vạn năng.
- 1 bo mạch thử.
- 1 Kìm
- 2 m dây
- 4 Điôt tiếp mặt
- 1 tụ hoá 500 mF hoặc lớn hơn có điện áp 35V
- 1 Biến áp nguồn 220V ~/4V~
- 1 Máy thu thanh chạy nguồn 3V
IV. Tiến trình thực hành.
1. ổn định lớp, chia học sinh theo nhóm để chuẩn bị thực hành. ( 5 phút )
2. Ôn lại kiến thức lý thuyết bài 4, bài 7 và bài 9 SGK và cách sử dụng đồng hồ vạn năng. ( 20 phút )
Trình tự các bước
Hoạt động của thầy và trò
Bước 1: Kiểm tra tốt xấu và các cực của 4 điôt.
Bước 2: Bí trí linh kiện lên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lý.
Bước 3: Kiểm tra mạch lắp ráp
Bước 4; HS cắm điện và đo điện áp một chiều khi có tụ lọc và khi không có tụ lọc ghi kết quả và mẫu báo cáo.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh kiểm tra Điôt
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS điện lên bo mạch thử.
Hoạt động 3: GV kiểm tra bo mạch của HS.
Hoạt động 4: Sau khi kiểm tra xong, nếu đúng GV cho HS cắm điện và đo các thông số.
3. Tự đánh giá kết qủa thực hành. ( 15 phút )
- Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá.
- Giáo viên đánh giá kết quả và chấm bài của học sinh.
Mẫu báo cáo:
Mạch chỉnh lưu cầu
Họ và tên:
Lớp:
Kết quả kiểm tra Điôt:
Kết quả lắp ráp chỉnh lưu:
Trị số điện áp một chiều khi có tụ lọc và khi không có tụ lọc:
Nhận xét về âm thanh khi có tụ và khi không có tụ:
4: Củng cố. ( 4 phút )
- GV tổng kết đánh giá bài học nhấn mạnh trọng tâm của bài.
5: Giao nhiệm vụ về nhà. ( 1 phút )
- yêu cầu HS đọc trước nội dung bài 12.
V. rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 12
Bài 12.
Thực hành điều chỉnh các thông số của mạch
tạo xung đa hài dùng tranzito
Ngày soạn: 15-10-2009
Lớp
Ngày Dạy
Học Sinh Vắng
Ghi chú
12E
12G
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách đổi từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.
Biết cách thay đổi chu kỳ xung.
2. Kỹ năng: Sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kỹ thuật.
3 Thái độ: Có ý thức trong việc tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn.
II. phương pháp.
- Đàm thoai trục quan thuyết trình nêu vấn đề.
III. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị nội dung
Đọc kỹ bài 8 SGK
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh
- Một mạch tạo xung đa hài ráp sẵn dùng tranzito như hình 8-3 đã thay R1, R2 bằng LED xanh, đỏ và có chu kỳ 4 giây, có đầu chờ để thay đổi tụ và điện trở.
- 1 Tụ hoá
- 1 nguồn điện một chiều 4,65V.
- Kìm, kẹp, tua vít.
IV. Tiến trình thực hành
1. ổn định lớp, chia học sinh theo nhóm để chuẩn bị thực hành.
( 5 phút )
2. Ôn lại kiến thức lý thuyết bài 4, bài 7, bài 9 SGK và cách sử dụng đồng hồ vạn năng. ( 20 phút )
Trình tự các bước
Hoạt động của thầy và trò
Bước 1: Cấp nguồn cho mạch hoạt động sau đó quan sát và đếm số lần sáng của LED trong khoảng 30 giây, ghi kết quả vào bảng mẫu cáo.
Bước 2: Cắt nguồn gắn 2 tụ điện vào song song với hai tụ điện trong mạch sau đó cấp nguồn vá đếm số lần chớp của LED trong 30 giây.
Bước 3: Cắt nguồn và tháo bỏ một trong hai tụ điện vừa lắp vào sau đó đóng điện và đếm số lần sáng tối của hai LED ghi vào mẫu báo cáo.
Hoạt động 1: GV cho học sinh kiểm tra mạch và cấp nguồn cho mạch hoạt động.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn làm mẫu cho HS gắn thêm 2 tụ điện
Hoạt động 3: Quan sát khi chỉ gắn 1 tụ điện
3. Tự đánh giá kết quả thực hành. ( 15 phút )
- Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá
- Giáo viên đánh giá kết quả và chấm bài của học sinh.
Mẫu báo cáo
Điều chỉnh các thông số của mạch dao động
đa hai dùng tranzito
Họ và tên:
Lớp:
Trường hợp
Số lần và thời gian sáng của LED
LED đỏ
LEC xanh
4: Củng cố. ( 4 phút )
- GV tổng kết đánh giá bài học nhấn mạnh trọng tâm của bài.
5: Giao nhiệm vụ về nhà. ( 1 phút )
- yêu cầu HS ôn tập kiến thức đa học chuẩn bị cho bai kiểm tra 1 tiết.
V. rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................
Tiêt 13
kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 20-10-2009
Lớp
Ngày Dạy
Học Sinh Vắng
Ghi chú
12E
12G
Soaùn tay
Tiết 14
Chương 3
Một số mạch điện tử điều khiển
Bài 13. Khái niệm mạch điện tử điều khiển
Ngày soạn: 25-10-2009
Lớp
Ngày Dạy
Học Sinh Vắng
Ghi chú
12E
12G
I. Mục tiêu
Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Biết được khái niệm, ứng dụng mạch của điện tử trong điều khiển.
2. Kỹ năng: Thu thập thông tin về ứng dụng các mạch điện tử điều khiển.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về mạch điều khiển tín hiệu.
II. Chuẩn bị
1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ bài 13 (SGK) và các tài liệu liên quan.
2. Đồ dùng
- Tranh vẽ các hình 13-1;13-2;13-3;13-4; trong SGK
- Các ảnh sưu tầm khác liên quan đến bài giảng.
- Máy chiếu đa năng (nếu cần).
III. phương pháp
- Đàm thoại, trực quan, giảng giải, thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định lớp, kiểm tra sỹ số. ( 1 phút )
2. Đặt vấn đề cho bài mới. ( 2 phút )
3. Tiến trình bài mới. ( 37 phút )
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mạch điện tử điều khiển.
( 14 phút )
Tín hiệu vào
MĐTĐK
MTĐK
I. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển.
1. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển:
Những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển được coi là mach điện tử điều khiển.
2. Sơ đồ tổng quát của mạch điện tử điều khiển:
1. Mạch điện tử điều khiển là gì?
2. Em hãy vẽ sơ đồ tổng quát của mạch điện tử điều khiển và giải thích?
Học sinh trả lời.
Học sinh lên vẽ sơ đồ và giải.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của mạch điện tử điều khiển.
( 13 phút )
II. Công dụng
Công dụng của mạch điện tử điều khiển được dùng để chế tạo các thiết bị điện tử điều khiển:
- Điều khiển tín hiệu.
- Tự động hoá các máy móc, thiết bị.
- Điều khiển trò chơi, giải trí.
- Điều khiển các thiết bị dân dụng.
- Nhiều ứng dụng khác nữa.
1. Em hãy nêu công dụng của mạch điện tử điều khiển? Cho ví dụ?
GV gọi một số em lên lấy ví dụ thực tế cho mỗi loại.
2. Em cho biết ưu, nhược điểm của việc ứng dụng mạch điện tử điều khiển?
Học sinh trả lời và lấy ví dụ.
Học sinh suy nghĩ và chỉ ra được ưu, nhược điểm của việc ứng dụng mạch điện tử điều khiển.
Hoạt động 3. Tìm hiểu phân loại mạch điện tử điều khiển.
( 13 phút )
III. Phân loại
1. Phân loại theo công suất
+ Công suất lớn.
+ Công suất nhỏ.
2. Phân loại theo chức năng.
+ Điều khiển tín hiệu.
+ Điều khiển tốc độ.
3. Phân loại theo mức độ tự động hoá.
+ Điều khiển bằng mạch rời.
+ Điều khiển bằng vi mạch.
+ Điều khiển bằng vi xử lý có lập trình.
1. Em hãy cho biết cách phân loại mạch điện tử điều khiển theo công suất? Cho ví dụ thực tế?
2. Em hãy cho biết cách phân loại mạch điện tử điều khiển theo chức năng? Cho ví dụ thực tế?
3. Em hãy cho biết cách phân loại mạch điện tử điều khiển theo công suất? Cho ví dụ thực tế?
Học sinh trả lời và lấy ví dụ.
Học sinh trả lời và lấy ví dụ.
Học sinh trả lời và lấy ví dụ.
4. Củng cố bài giảng. ( 4 phút )
- Em hãy cho biết khái niệm về mạch điều khiển?
- Hãy mô tả các khối cơ bản của mạch điều khiển?
- Hãy cho biết công dụng của mạch điện tử điều khiển? Cho ví dụ minh hoạ?
- Dặn học sinh về nhà đọc trước bài 14SGK.
5: Giao nhiệm vụ về nhà. ( 1 phút )
- yêu cầu HS đọc trước nội dung bài 12.
V. rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 15
Bài 14.
Mạch điều khiển tín hiệu
Ngày soạn: 30-10-2009
Lớp
Ngày Dạy
Học Sinh Vắng
Ghi chú
12E
12G
I. Mục tiêu
Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức.
- Hiểu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu.
- Biết được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu.
2. Kỹ năng: Vẽ được sơ đồ khối, sơ đồ mạch bảo vệ quá điện áp
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu mạch điều khiển tín hiệu.
II. Chuẩn bị.
III. Phương pháp
- Đàm thoại, trực quan, giảng giải, thuyết trình, nêu vấn đề.
1. Nội dung; Nghiên cứu kỹ bài 14 (SGK) và các tài liệu liên quan.
2. Đồ dùng: Vật thể có sử dụng mạch điều khiển tín hiệu như quạt điều khiển từ xa, tranh vẽ, mô hình.
IV. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ. ( 4 phút )
a. Mạch như thế nào gọi là mạch điện tử điều khiển?
b. Hãy nêu cách phân loại mạch điện tử điều khiển theo công suất?
3. Tiến trình lên lớp. ( 36 phút )
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mạch điện tử điều khiển. ( 10 phút )
1.Khái niệm
Học sinh nêu khái niệm về mạch điện tử điều khiển, từng em một.
Học sinh lấy ví dụ các thiết bị sinh hoạt có sử dụng mạch điều khiển tín hiệu.
HS lắng nghe.
HS trả lời mạch điều khiển trong đèn giao thông dùng để làm gì.
HS lắng nghe
Học sinh trả lời công dụng của mạch điều khiển trong bảng điện tử.
HS lắng nghe
Học sinh trả lời công dụng của mạch điều khiển trong bộ bảo vệ tủ lạnh.
HS lắng nghe.
1. Giới thiệu khái quát bài học.
2. Em hãy cho biết mạch điện tử điều khiển là gì?
Gọi lần lượt vài em lên phát biểu về khái niệm mạch điện tử tín hiệu.
Gợi ý: Mạch điện tử dùng để điều khiển sự thay đổi trạng thái của các tín hiệu, trạng thái hoạt động, chế độ làm việc của máy móc thiết bị,... Như đèn giao thông, hệ thống báo cháy, màn hình làm việc của máy giặt, nồi cơm điện,...
GV lấy ví dụ các thiết bị có sử dụng mạch điện tử điều khiển như hình 14-1 SGK để minh hoạ.
2. Đèn giao thông sử dụng mạch điều khiển tín hiệu vào công việc gì?
GV gợi ý cho các em: Mạch điều khiển trong đèn giao thông dùng để điều khiển các đèn tín hiệu đỏ, vàng, xanh để hướng dẫn các phương tiện giao thông đi đúng thứ tự.
3. Trong bảng điện tử thì mạch điều khiển có vai trò gì?
GV gợi ý: Mạch điều khiển trong bảng điện tử điều khiển nội dung của bảng điện tử.
4. Mạch điều khiển trong bộ bảo vệ tủ lạnh có chức năng gì?
GV gợi ý: Mạch điều khiển trong bộ bảo vệ tủ lạnh có chức năng tự ngắt khí điện áp vượt quá giá trị cho phép để bảo vệ tủ lạnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu côngdụng của mạch điều khiển tín hiệu. (26 phút )
2. Công dụng của mạch điều khiển tín hiệu.
Học sinh trả lời công dụng của mạch điều khiển tín hiệu.
HS lấy ví dụ: Điện áp quá cao hoặc quá thấp trong máy biến áp.
HS lấy ví dụ: Đèn giao thông đường bộ.
HS lấy ví dụ các bảng quảng cáo điện tử.
HS lấy VD: Bảng điện tử báo ở máy giặt, nồi cơm,...
5. Hãy nêu công dụng của mạch điểu khiển tín hiệu?
GV gọi học sinh lên nêu công dụng của mạch điều khiển tín hiệu.
GV gợi ý:
- Thông báo về tình trạng thiết bị khi gặp sự cố.
- Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo hiệu lệnh.
- Làm các thiết bị trang trí bằng điện tử.
- Thông báo tình trạng hoạt động của máy móc.
GV đặt câu hỏi:
6. Nêu ví dụ về mạch thông báo tình trạng thiết bị khi gặp sự cố?
7. Nêu ví dụ về mạch thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo hiệu lệnh?
8. Nêu ví dụ về mạch dùng làm trang trí?
9. Nêu ví dụ về mạch thông báo tình trạng hoạt động của máy móc?
10. Lên vẽ sơ đồ khối mạch điều khiển tín hiệu?
GV nhận xét đúng sai của hình vẽ.
Nhận lênh
Xử lý
Khuếch đại
Chấp hành
Hoạt động 3: tìm hiểu nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu.
HS xung phong lên vẽ sơ đồ khối hình 14-2 SGK
HS lên nêu nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu
HS lắng nghe.
HS quan sát hình 14-3 trên tranh vẽ hoặc sách giáo khoa.
HS trả lời nêu tên các linh kiện.
HS nêu nguyên lý của mạch.
12. Em hãy nêu nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu?
GV gợi ý: Sau khi nhận lệnh từ các bộ cảm biến mạch điều khiển sẽ xử lý tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó. Sau khi xử lý xong tín hiệu được khuếch đại để công suất hợp lý và đưa tới khối chấp hành. Khối chấp hành phát lệnh bằng đèn báo hoặc đen hoặc chữ,...
GV dùng tranh hoặc máy chiếu để học sinh quan sát hình 14-3 Mạch bảo vệ quá điện áp và yêu cầu học sinh:
Cho biết tên gọi, chức năng của các linh kiện điện tử trong mạch.
GV gợi ý:
T1,T2: hai tranzito cùng loại
BA: Biến áp biến đổi điện áp 220V xuống 15V
Đ1, C: Điôt và tụ dùng để biến đổi dùng điện xoay chiều thành dòng một chiều nuôi mạch điều khiển.
VR, R1: Điện trở chỉnh ngưỡng tác động khi qua áp.
Đ0,R2: Điôt ổn áp và điện trở tạo dòng đạt ngưỡng tác động cho T1,T2
R3: Điện trở bảo vệ các tranzito.
Đ2: Điôt bảo vệ cuộn dây rơle.
Nêu nguyên lý hoạt động của mạch
4. Củng cố bài giảng. ( 3 phút )
Em hãy cho biết khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu?
- Hãy mô tả các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu?
- Dặn HS về nhà hoàn đọc thêm phần "Có thể em chưa biết" ở cuối bài.
5: Giao nhiệm vụ về nhà. ( 1 phút )
- Đọc trước bài 15 SGK.
- Một số tranh ứng dụng của mạch điện tử điều khiển.
V. Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 16
Bài 15.
Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha.
Ngày soạn: 15-11-2009
Lớp
Ngày Dạy
Học Sinh Vắng
Ghi chú
12E
12G
I. Mục tiêu
Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Biết được ứng dụng của mạch điện tử trong điều khiển tốc độ động cơ điện 1 pha.
Hiểu được mạch điều khiển tốc độ quạt bằng Triac.
2. Kỹ năng: Vẽ được sơ đồ mạch điện tử động cơ một pha.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu mạch điều khiển tín hiệu.
II. Chuẩn bị.
1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ bài 15 (SGK) và các tài liệu liên quan.
2. Đồ dùng: Vật thể có sử dụng mạch điều khiển tín hiệu như quạt điều khiển từ xa,... tranh vẽ, mô hình.
III. Phương pháp
- Đàm thoại, trực quan, giảng giải, thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ. ( 4 phút )
a. Mạch điện tử điều khiển là gì?
b. Hãy nêu công dụng của mạch điện tử điều khiển và cho ví dụ thực tế?
3. Tiến trình lên lớp. ( 36 phút )
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm công dụng mạch điều khiển tốc độ hoạt động cơ điện xoay chiều một pha.( 6 phút )
I. Khái niệm, công dụng mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.
1. Khái niệm mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.
Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha là mạch điện tử có chức năng thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha bằng cách thay đổi điện áp vào động cơ hoặc thay đổi tần số nguồn điện đưa vào động cơ.
2. Các phương pháp thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.
- Thay đổi số vòng dây của stato.
- Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ.
1. Vì sao phải thay đổi tốc độ quay của động cơ điện xoay chiều một pha?
2. Em cho biết các cách để thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha?
3. Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha?
4. Công dụng của mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha?
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ điện một pha. ( 10 phút )
1. Sơ đồ khốiU2f1
Điều khiển tần số
Â
U1f1 ~
Hình 15 - 1a
Điều khiển điện áp
A
U1f1 ~
U2f2
Hình 15 - 1b
2. Nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha.
- Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp (Hình 15-1a)
- Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi tần số nguồn điện đưavào động cơ. (Hình 15-1b)
1. Em hãy vẽ sơ đồ khối mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha?
GV gọi HS lên lấy ví dụ thực tế cho mỗi loại.
2. Em hãy nêu nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha Hình 15-1a?
3. Em hãy nêu nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha Hình 15-1b?
Học sinh lên vẽ.
Học sinh suy nghĩ và nêu nguyên lý điều khiển tốc độ điện cơ xoay chiều một pha.
Học sinh suy nghĩ và nêu nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số mạch điều khiển động cơ một pha. ( 10 phút )
III. Một số mạch điểu khiển động cơ một pha.
1. Một số mạch điều khiển động cơ một pha (Xem hình phía cuối bài)
2. Nguyên lý hoạt động T - Triac điều khiển điện áp trên quạt.
VR - Biến trở để điều chỉnh khoảng thời gian dẫn của Triac.
R - điện trở hạn chế.
Da - điac - định ngưỡng điện áp để Triac dẫn.
C - Tụ điện tạo điện áp ngưỡng để mở thông điac.
Điện áp và tốc độ của quạt có thể được điều khiển bằng cách điều chỉnh biến trở VR trên hình 15-2a. Tuy nhiên sơ đồ điều khiển để, vì ở vùng điện áp nhỏ khi Triac dẫn ít rất khó điều khiển.
Sơ đồ hình 15-2b có chất lượng điều khiển tố hơn. Tốc độ quay của quạt có thể được điều khiển cũng bằng biến trở VR. Khi điều chỉnh trị số VR ta điều chỉnh việc nạp tụ C lúc đó điều chỉnh được thời điểm mở thông Điac và thời điểm Triac dẫn. Như vậy Triac được mở thông khi điện áp trên tụ đạt điểm dẫn thông Điac. Kết quả là muốn tăng tốc độ của quạt ta cần giảm điện trở của VR để tụ nạp nhanh hơn, Triác dẫn sớm hơn điện áp lớn hơn.
Ngược lại điện trở của VR càng lớn tụ nạp càng chậm Triac mở càng chậm lại điện áp và tốc độ của quạt nhỏ xuống.
Mạch điều khiển trên dây có ưu điểm:
- Có thể điều khiển lên tục tốc độ quạt - Có thể sử dụng cho các loại tải khác như điều khiển độ sáng của đèn sợi đốt, điều khiển bếp điện rất có hiệu quả.
- Kích thức mạch điều khiển nhỏ, gọn.
Nhược điểm:
Nếu chất lượng Triac, Điac không tốt thì ở vùng tốc độ thấp quạt sẽ xuất hiện tiếng ù do thành phần một chiều của dòng điện.
1. Em hãy đọc sơ đồ mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha?
2. Em hãy nêu nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha?
Hình 1-2a.
3. Nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha hình 15-2b?
4. Em cho biết ưu nhược điểm của các mạch điều khiển trên?
Học sinh trả lời và lấy ví dụ.
Học sinh trả lời và lấy ví dụ.
Học sinh trả lời và lấy ví dụ.
HS chỉ ra ưu, nhược điểm của mạch điều khiển.
4. Củng cố bài giảng ( 3 phút )
- Em hãy cho biết khái niệm về mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha?
- Hãy mô tả các khối cơ bản của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha?
5: Giao nhiệm vụ về nhà. ( 1 phút )
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài 15 SGK.
- Đọc trước bài 16 SGK.
Hình (SGK)
V. Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 17
Bài 16. Thực hành:
Điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
Ngày soạn: 20-11-2009
Lớp
Ngày Dạy
Học Sinh Vắng
Ghi chú
12E
12G
I. Mục tiêu
Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Hiểu và phân biệt được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp.
2. Kỹ năng: Biết cách chọn được linh kiện cho mạch điều khiển.
3.Thái độ: Có ý thức trong việc tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị nội dung
Đọc kỹ bài 15 SGK
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh.
Một quạt bàn sải cánh 400mm. Công suất 56W, điện áp 220 V, tần số 50Hz, dòng điện 0,26a.
- Linh kiện tối thiểu cần cho thiết kế.
+ Triac BT A4 - 600-2
+ Diod 2A - 600 V - 6
+ Điac DB3 - 3
+ Tụ 0,1 á 300V -5
+ Điện trở 1kW - 0,5W - 4
- Mạch in có lỗ sẵn hoặc bo mạch thử.
III. Phương pháp
- Đàm thoại, trực quan, giảng giải, thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình thực hành.
1. ổn định lớp, chia học sinh theo nhóm để chuẩn bị thực hành. ( 1 phút )
2. Ôn lại kiến thức lý thuyết bài 4, bài 7 và bài 9 SGK và cách sử dụng đồng hồ vạn năng. ( 9 phút )
Trình tự các bước
Hoạt động của thầy và trò
Bước 1: Tìm hiểu về các sơ đồ điều khiển quạt thường gặp hiện nay. ( 7 phút )
Quan sát phân tích hoạt động sơ đồ bằng cách chỉ ra mạch mà dòng điện động cơ chạy qua.
Nêu nhận xét về các sơ đồ trên về nguyên lý hoạt động và sử dụng linh kiện.
- Chỉ ra được khi cần điều chỉnh tốc độ thì tác động vào đâu.
Bước 2: ( 10 phút )
Xác định dòng điện, điện áp làm việc của quạt.
Bước 3: Tính toán thông số ( 14 phút )
- Chọn thông số Triac theo gợi ý:
- Nếu có thêm cánh toả nhiệt nhôm gắn vào được chọn ITriac ³ 3.Iquạt.
- Nếu không cánh toả nhiệt được phép chọn ITriac³ 10.Iquạt.
- Điện áp của Triac (Tiristor) phải chọn UTriac = 1,8 U1
- Trường hợp trên nhãn của động cơ ghi đủ hai thông số trên thì lấy thông số trên nhãn.
- Trường hợp trên nhãn ghi: Công suất P, điện áp U, hiệu suất m và hệ số công suất cos j thì dòng điện tính theo công thức:
Bước 4:
Vẽ mạch đi dây theo mạch in (nếu làm theo mạch in) hoặc mạch đi đây theo bo mạch thử.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu các sơ đồ điều khiển quạt hiện nay.
GV đưa ra một số sơ đồ để cho HS quan sát và cho nhận xét về nguyên lý hoạt động.
Hoạt động 2
Tính toán thông số theo gợi ý các công thức GV cho sẵn.
Hoạt động 3.
- Quan sát khi chỉ gắn 1 tụ điện.
- Tính toán thông số.
Hoạt động 4:
Vẽ mạch đi dây theo mạch in (Nếu làm theo mạch in) hoặc mạch đi dây theo bo mạch thử.
P
I =
U.m.cos j
3. Tự đánh giá kết quả thực hành. ( 5 phút )
- Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá
- Giáo viên đánh giá kết quả và chấm bài của học sinh.
Mẫu báo cáo thực hành
Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện một pha.
Họ và tên:
Lớp:
1. Thiết kế mạch điều khiển động cơ một pha.
(Vẽ sơ đồ nguyên lý và báo cáo thực hành)
2. Lắp ráp mạch điều khiển động cơ điện một pha.
(Vẽ sơ đồ lắp ráp và báo cáo thực hành)
3. Điều chỉnh tốc độ động cơ một pha.
Ghi các giá trị đo được vào bảng.
UQ (V)
220
200
180
160
140
120
UT (V)
Tốc độ v/ph
4. Củng cố bài giảng ( 3 phút )
5: Giao nhiệm vụ về nhà. ( 1 phút )
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài 15 SGK.
- Đọc trước bài 16 SGK.
Hình (SGK)
V. Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- CN12 tiet 1117 day du.doc