I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được ý nghĩa của việc bảo quản trang phục.
- Biết cách bảo quản trang phục qua các công đoạn: giặt, phơi, là, cất giữ.
- Hiểu được ý nghĩa của ký hiệu giặt, ủi, phới
2. Kỹ năng:
- Vận dụng vào thực tế để sử dụng bảo quản trang phục trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
- Đọc, chọn đúng các ký hiệu của dụng cụ, vải khi tiến hành bảo quản trang phục.
3. Thái độ: Có ý thức bảo quản trang phục đúng kỹ thuật để giữ độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt đồng thời bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng .
II. CHUẨN BỊ : Bảng ký hiệu giặt, là.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp:
61: ; 62:
63: 2. Bài cũ:
Sử dụng trang phục như thế nào thì được coi là hợp lý?
- Cách sử dụng trang trang phục: 5đ
- Cách phối hợp trang phục: 5đ
3. Bài mới :
Đặt vấn đề: Vì sao cần phải bảo quản trang phục? Bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 1: May mặc trong gia đình - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:06/09/2011
ND:08/09/2011
TIẾT 8 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (t2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được ý nghĩa của việc bảo quản trang phục.
- Biết cách bảo quản trang phục qua các công đoạn: giặt, phơi, là, cất giữ.
- Hiểu được ý nghĩa của ký hiệu giặt, ủi, phới
2. Kỹ năng:
- Vận dụng vào thực tế để sử dụng bảo quản trang phục trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
- Đọc, chọn đúng các ký hiệu của dụng cụ, vải khi tiến hành bảo quản trang phục.
3. Thái độ: Có ý thức bảo quản trang phục đúng kỹ thuật để giữ độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt đồng thời bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng .
II. CHUẨN BỊ : Bảng ký hiệu giặt, là.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp:
61: ; 62:
63: 2. Bài cũ:
Sử dụng trang phục như thế nào thì được coi là hợp lý?
- Cách sử dụng trang trang phục: 5đ
- Cách phối hợp trang phục: 5đ
3. Bài mới :
Đặt vấn đề: Vì sao cần phải bảo quản trang phục? Bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình giặt, phơi.
- Bảo quản trang phục tốt sẽ có tác dụng gì?
- Tại sao nói: bảo quản trang phục tốt còn góp phần bảo vệ môi trường?
- Bảo quản trang phục bao gồm những công việc nào? (Giặt, phơi, ủi, cất giữ)
- Ở nhà em đã tham gia công việc giặt quần áo giúp bố mẹ chưa?
- Em hãy kể quá trình giặt quần áo diễn ra như thế nào?
- Em hãy cho biết khi giặt quần áo cần chú ý những điểm gì?
Cho HS làm bài tập điền từ ở SGK/23.
GV tổ chức cho HS thống nhất kết quả trên lớp.
- Tại sao phải giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch?(Để cho hết xà phòng, trành bị viêm da khi mặc)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu dụng cụ, quy trình và một số ký hiệu giặt, là.
Yêu cầu HS đọc phần đầu của mục 2 SGK/23.
- Quan sát hình 1.13 hãy nêu tên những dụng cụ dùng để là quần áo có trong hình?
- GV giới thiệu thêm loại bàn là dùng than.
- Theo em khi là quần áo thì cần chú ý đến điều gì?
- Tiến trình là được diễn ra như thế nào?
GV giới thiệu thêm một số vấn đề cần chú ý trong khi là quần áo.
- Để tiết kiệm điện năng trong khi là áo quần cần có những biện pháp nào?(là nhanh tay, không vừa là vừa bật quạt, cần sắp xếp trang phục cần là gọn gàng..)
Yêu cầu HS quan sát bảng số 4 và nắm được các ký hiệu trong bảng.
- Vì sao cần phải nắm được các ký hiệu này?(Nắm được các ký hiệu đó sẽ giúp ta hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu trên nhãn áo quần và có cách bảo quản đúng.)
Hoạt động 3: Tìm hiểu công việc cất giữ trang phục ký hiệu giặt, là.
- Khi giặt sạch và phơi đã khô em cất giữ áo quần như thế nào?
GV thống nhất câu trả lời và giới thiệu thêm cách sắp xếp các trang phục trong khi cất giữ.
II. Bảo quản trang phục:
Bảo quản trang phục đúng kỹ thuật sẽ giữ được độ bền, vẽ đẹp của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc đồng thời tiết kiệm được nguyên liệu dệt vải và làm giàu cho môi trường.
1. Giặt, phơi:
- Lấy các vật ở trong túi ra.
- Tách quần áo sáng màu và quần áo màu sẫm, dễ phai ra làm hai loại giặt riêng.
- Vò kỹ trước bằng xà phòng ở những chổ bẩn nhiều.
- Ngâm áo quần trong nước xà phòng khoảng từ 15 – 30 phút.
- Giủ nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà bômg.
- Cho thêm chất làm mềm vải nếu cần
- Vắt kỹ và phơi áo quần bằng mắc áo.
2. Là(ủi)
a. Dụng cụ là: Bàn là,bình phun nước, cầu là (hoặc chăn dạ)
b. Quy trình là:
- Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải.
- Đối với một số loại vải, trước khi là cần phun nước làm ẩm vải hoặc là trên khăn ẩm.
- Là theo chiều dọc vải, đưa bàn đều, không để bàn là lâu trên mặt vải.
- Khi ngừng là phải để dựng bàn làhoặc đặt vào nơi quy định.
c. Ký hiệu giặt, là.
SGK/24
3. Cất giữ
- Quần áo sau khi giặt sạch, phơi khô, cần cất giữ ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
- Treo bằng mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ.
- Những áo quần chưa dùng đến cần gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc và tránh dán, chuột làm hỏng quần áo.
4. Củng cố : Cho HS đọc phần “ghi nhớ”.
- Vì sao phải bảo quản trang phục?
- Bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật?
5. Dặn dò: Về nhà học thuộc phần kiến thức ghi vở và phần ghi nhớ ở SGK.
* Chuẩn bị cho tiết sau thực hành:
- Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8cmx15cm.
- Một mảnh vải có kích thước 10cmx15cm.
- Kim khâu, chỉ khâu, chỉ thêu, kéo, thước, bút chì.
- Đọc kỹ nội dung bài thực hành SGK/ 27 – 28.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_1_may_mac_trong_gia_dinh_tiet.doc