I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
- Phân chia được khu vực sinh hoạt ở gia đình.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp đồ đạc gia đình gọn gàng ngăn lắp.
- Sắp xếp vị trí ngồi học trong lớp cũng như ở nhà một cách khoa học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa,
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. Ổn định lớp: 6A
6B
2. Kiểm tra bài cũ: KT trong quá trình học
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nhà ở là nơi gia đình sinh hoạt và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu không được sắp xếp hợp lí thì sẽ trở lên bừa bộn và mất thẩm mĩ. Vậy làm thế nào để nhà ở sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp giải quyết vấn đề đó:
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 2: Trang trí nhà ở - Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở ở (Tiết 1) - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 8. sắp xếp đồ đạc hợp lí
trong nhà ở (t1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
- Phân chia được khu vực sinh hoạt ở gia đình.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp đồ đạc gia đình gọn gàng ngăn lắp.
- Sắp xếp vị trí ngồi học trong lớp cũng như ở nhà một cách khoa học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa,
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 6A
6B
2. Kiểm tra bài cũ: KT trong quá trình học
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nhà ở là nơi gia đình sinh hoạt và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu không được sắp xếp hợp lí thì sẽ trở lên bừa bộn và mất thẩm mĩ. Vậy làm thế nào để nhà ở sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp giải quyết vấn đề đó:
Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (T1)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1.Tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
- GV: Cho hs qs hình 2.1 và nêu câu hỏi
+ Nhà ở là gì?
+ Tác dụng của nhà ở là gì?
- HS: Qs và trả lời câu hỏi
- GV: Nhận xét và bổ sung.
- HS: Ghi vở.
HĐ2.Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
- GV: Em hãy kể tên những sinh hoạt bình thường hàng ngày của gia đình?
- HS: ăn uống, học tập, tiếp khách, vệ sinh, nghe nhạc, ngủ
- GV: Chốt lại nội dung chính của mọi gia đình, sự cần thiết phải bố trí khu vực sinh hoạt.
- GV: ở nhà em khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào? Tại sao lại bố trí như vậy? Em có muốn thay đổi không trình bày lý do.
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và bổ sung.
I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
- Nhà ở là nơi chú ngụ của con người.
- Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của tự nhiên, môi trường.
- Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
II. sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
1.Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình.
a) Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách, nên rộng rãi, tháng mát, đẹp.
b) Chỗ thờ cúng cần trang trọng.
c) Chỗ ngủ cần riêng biệt, yên tĩnh.
d) chỗ ăn uống gần bếp hoặc trong bếp.
e) Khu vực bếp cần sáng sủa, sạch sẽ.
f) Khu vực vệ sinh cần kín đáo.
g) Chỗ để xe kín đáo, chắc chắn, an toàn.
4. Củng cố:
GV: Chốt lại nội dung bài
Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, nơi sinh hoạt về tinh thần và vật chất của mọi thành viên trong gia đình do đó cần sắp xếp hợp lý.
5. Nhắc nhở:
- Đọc lại bài
- Chuẩn bị trước phần còn lại của bài 8
Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (T1)
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 8. sắp xếp đồ đạc hợp lí
trong nhà ở (t2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết cách sắp xếp đồ đạc theo khu vực.
- Nêu được một số ví dụ trong cách sắp xếp nhà ở của Việt Nam
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp đồ đạc gia đình gọn gàng ngăn lắp.
- Sắp xếp vị trí ngồi học trong lớp cũng như ở nhà một cách khoa học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa,
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 6A
6B
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống của con người?
Trả lời: - Nhà ở là nơi trú ngụ của con người
- Bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại của tự nhiên, môi trường.
- Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nhà ở là nơi gia đình sinh hoạt và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu không được sắp xếp hợp lí thì sẽ trở lên bừa bộn và mất thẩm mĩ. Vậy làm thế nào để nhà ở sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp giải quyết vấn đề đó:
Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (T2)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1.Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.
- GV: Hướng dẫn cách sắp xếp đồ đạc trong nhà.
- HS: Lắng nghe
HĐ2.Tìm hiểu một số cách bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà của người việt nam.
- GV: Cho học sinh quan sát hình 2.2. đưa câu hỏi
+ Nhà ở đồng bằng bắc bộ có đặc điểm gì?
+ Kiến trúc nhà ở nông thôn hiện nay thế nào?
- HS : QS và trả lời câu hỏi
- GV: +Em hãy nêu đặc điểm đồng bằng sông CL
+ Đồ đạc nên bố trí như thế nào?
- HS: Trả lời
- GV: Em hãy nêu một số nhà ở, ở thành phố?
- HS: Trả lời
- GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ nhà ở hình 2.6
+ Đặc điểm dân cư ở miền núi thế nào?
+ Nhà ở miền núi được xây dựng ra sao?
- HS: Trả lời câu hỏi
II. sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
1.Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình.
2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.
- Cách bố trí đồ đạc cần phải thuận tiện, có tính thẩm mỹ song cũng lưu ý đến sự an toàn và để lau trùi, quét dọn.
3.Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của người việt nam.
a. Nhà ở nông thôn.
* Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ: Nhà chính và nhà phụ
- Nhà ở nông thôn hiện nay có nhiều điểm giống kiến trúc thành phố
* Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long: Vùng đất thấp nhiều sông ngòi do đó chủ yếu xây bằng gỗ, tràm, đước.. lợp lá dừa, rơm rạ và ít đồ đạc
b.Nhà ở thành phố thị xã, thị trấn.
+ Nhà ở tập thể trung cư cao tầng.
+ Nhà ở độc lập phân chia theo cấp nhà.
c. Nhà ở miền núi:
- Dân cư thưa thớt, đất rộng nhưng sử dụng được ít.
- Chủ yếu là nhà sàn để tránh thú rừng tấn công.
4. Củng cố:
- GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ
- Củng cố lại nhà ở từng địa phương có đặc điểm và cách thiết kế khác nhau sao cho phù hợp với sinh hoạt.
5. Nhắc nhở:
- Đọc lại bài, chuẩn bị dụng cụ để giờ sau thực hành
- Chuẩn bị trước phần còn lại của bài 9
Bài 9. Thực hành
Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 9. Thực hành
Sắp xếp hợp lí đồ đạc trong gia đình (t1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Hình thành kĩ năng sắp xếp nhà cửa gọn gàng.
- Biết cách cắt mẫu giấy theo yêu cầu
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp nhà ở hợp lí, vừa tiện lợi vừa gọn gàng
3. Thái độ:
Nghiêm túc thực hiện các thao tác thực hành.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, bìa mẫu
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 6A
6B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
TL: - Nhà ở là nơi chú ngụ của con người.
- Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của tự nhiên, môi trường.
- Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn ban đầu
- GV: Giới thiệu về chuẩn bị cho bài thực hành
- HS: Quan sát và lắng nghe
- GV: Phân công nhóm thực hành
- GV: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- GV: Hướng dẫn học sinh cách xác định chiều dài chiều rộng của ngôi nhà.
- HS: Lắng nghe và nêu ý kiến
- GV: Nêu kí hiệu của cửa sổ, cửa ra vào
- GV: Giới thiệu kí hiệu cửa 1 số đồ vật như: Giường, tủ đầu giường, giá sách.
- HS: QS và viết lại kĩ hiệu
- GV: Có rất nhiều cách sắp xếp và tuỳ thuộc vào kích thước và đồ đạc mà có cách sắp khác nhau
- HS: Nghe hướng dẫn và ghi chép lại
HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên
- GV: Vẽ hình sơ đồ nhà và các vị trí đồ dùng. Hướng dẫn học sinh cách cắt theo kí hiệu
- HS: quan sát và làm theo hướng dẫn
- GV: Uốn nắn và kiểm tra vệ sinh nơi thực hành
I. Chuẩn bị
- Mẫu giấy
- Kéo, thước kẻ, bút chì
- Keo dán
II. Nội dung và trình tự thực hành
1. Xác định kich thước của gian phòng
- Thường là 2,4x4 m
- Phòng có 1 cửa sổ, 1 cửa ra vào chính
2. Xác định những đồ đạc cần có trong phòng
3. Nêu cách sắp xếp các đồ đạc
- Bàn học thì gần cửa sổ, chỗ thoáng
- Giường thì chỗ kín đáo, tránh nắng
- Tủ quần áo để chỗ thoáng, tránh chỗ ẩm ướt, và kín tránh mối mọt.
III. Thực hành
- Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên
- Làm theo trình tự các bước
- Vệ sinh khi thực hành
4. Củng cố:
- GV: Lựa chọn một số bài tiêu biểu để nhận xét và cho học sinh đánh giá chéo các nhóm thực hành.
- HS: Lắng nghe, đánh giá bài mình và bài các nhóm khác
5. Nhắc nhở:
Chuẩn bị trước bài
Bài 9. Thực hành
Sắp xếp hợp lí đồ đạc trong gia đình (T2)
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 9. Thực hành
Sắp xếp hợp lí đồ đạc trong gia đình (t2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Hình thành kĩ năng sắp xếp nhà cửa gọn gàng.
- Hoàn thành sản phẩm
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp nhà ở hợp lí, vừa tiện lợi vừa gọn gàng
3. Thái độ:
Nghiêm túc thực hiện các thao tác thực hành.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, bìa mẫu
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 6A
6B
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn ban đầu
- GV: Giới thiệu về chuẩn bị cho bài thực hành
- HS: Quan sát và lắng nghe
- GV: Phân công nhóm thực hành
- GV: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- GV: Nhắc lại cho học sinh nội dung bài thực hành và đề nghị học sinh tự hoàn thành trong tiết
- HS: Lắng nghe và làm việc
HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên
- GV: QS và hướng dẫn học sinh làm bài
- HS: Làm bài và hoàn thành sản phẩm
I. Chuẩn bị
- Mẫu giấy
- Kéo, thước kẻ, bút chì
- Keo dán
II. Nội dung và trình tự thực hành
1. Xác định kich thước của gian phòng
2. Xác định những đồ đạc cần có trong phòng
3. Nêu cách sắp xếp các đồ đạc
III. Thực hành
- Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên
- Làm theo trình tự các bước
- Vệ sinh khi thực hành
4. Củng cố:
- GV: Lựa chọn 1 số bài đẹp để làm mẫu và cho cả lớp quan sát nhận xét.
- HS: Lắng nghe, đánh giá bài mình và bài các bạn khác
- Dựa trên các tiêu chí
STT
Nội dung
Điểm
1
Chuẩn bị đủ dụng cụ và thiết bị
2
2
Mẫu giấy đẹp và chính xác
3
3
Sắp xếp đúng và hợp lí
3
4
Vệ sinh
2
Tổng
10
5. Nhắc nhở:
Chuẩn bị trước bài
Bài 10. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_2_trang_tri_nha_o_bai_8_sap_x.doc