I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
- Nắm vững các kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc.
- Biết cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục.
- Biết vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
- Rèn luyện tính tiết kiệm, ăn mặc lịch sự gọn gàng.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cắt may đơn giản.
3. Thái độ nhận thức:
Có ý thức tiết kiệm, biết ăn mặc lịch sự gọn gàng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh mẫu vật phục vụ nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị mẫu vải sợi bông, sợi hoá học, sợi tổng hợp để HS phân tích chất, tác dụng của vải.
III. Tổ chức các hoạt động của HS:
1. Ổn định lớp: 1
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
16 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 17-24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần: 9
Ngày dạy: Tiết CT: 17
TÊN BÀI DẠY: BÀI 7: THỰC HÀNH: CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT ( TT)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
- Biết cách vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối hình chữ nhật.theo kích thước quy định.
- Biết cách khâu hoàn chỉnh vỏ gối hình chữ nhật.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
- Cắt vải theo mẫu giấy đúng kĩ thuật.
- Biết may vỏ gối theo đúng quy trình bằng các mũi khâu cơ bản đã ôn lại.
- Biết đính khuy bấm hoặc làm khuyết định khuy ở miệng vỏ gối.
- Biết vận dụng để khâu vỏ gối có kích thước khác theo yêu cầu sử dụng.
3. Thái độ nhận thức:
Có tính cẩn thận, khéo tay, thao tác chính xác theo đúng quy trình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Kim, chỉ, vải, kéo, phấn may, 2 khuy bấm.
- Mẫu vỏ gối đã may hoàn chỉnh .
III. Tổ chức các hoạt động của HS:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
4’
Hoạt động 1: Giới thiệu yêu cầu bài thực hành:
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giới thiệu bài của GV
- HS để dụng cụ thực hành lên bàn
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết thực hành và các hoạt động cần thiết trong tiết thực hành
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: kim, chỉ, vải..
TIẾT 16: BÀI 7: THỰC HÀNH: CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT (TT)
I. Chuẩn bị:
II. Quy trình thực hiện:
15’
Hoạt động 2: Hoàn thiện sản phẩm:
- HS đọc thông tin SGK
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- Cả lớp cùng quan sát thao tác mẫu của GV
- Cá nhân HS tiến hành đính khuy bấm
- HS lắng nghe lời giảng của GV
- Cho HS đọc thông tin mục 4 SGK
- GV hướng dẫn HS đính khuy bấm đính khuy nhỏ vào nẹp vỏ gối ở 2 vị trí cách đầu nẹp là 3 cm
- GV thao tác mẫu cho HS nắm cách đính khuy bấm
- Yêu cầu HS tiến hành đính khuy bấm
- GV chỉnh sửa thao tác sai của HS
1. Vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối:
2. Cắt vải theo mẫu giấy:
3. Khâu vỏ gối:
4. Hoàn thiện sản phẩm:
Đính khuy bấm, đính khuy nhỏ vào nẹp vỏ gối ở 2 vị trí cách đầu nẹp là 3cm
15’
Hoạt động 3: Trang trí vỏ gối:
- HS hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- GV hướng dẫn HS trang trí vỏ gối bằng cách: thêu các đường thêu cơ bản đã học ở lớp 4, lớp 5, để trang trí diềm vỏ gối
- GV cần lưu ý với HS: Nếu thêu trang trí mặt vỏ gối thì phải thêu trước khi khâu
5. Trang trí vỏ gối:
Thêu các đường thêu cơ bản đã học ở lớp 4, lớp 5 để trang trí diềm vỏ gối
5’
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá tiết thực hành:
- HS để sản phẩm thực hành lên bàn
- Cả lớp cùng lắng nghe lời nhận xét của GV
- HS làm vệ sinh nơi thực hành
- Yêu cầu HS để sản phẩm thực hành lên bàn
- GV nhận xét chung về sự chuẩn bị của HS, về thái độ làm bài thực hành, và kết quả tiết thực hành
- Yêu cầu HS làm vệ sinh nơi thực hành
III. Tổng kết, đánh giá tiết thực hành:
4. Củng cố và dặn dò: 5’
a. Củng cố:
Trình bày thao tác khâu vỏ gối hình chữ nhật?
b. Dặn dò:
- Về xem lại các thao tác thực hành.
- Chuẩn bị bài ôn tập chương I.
IV. Kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động:
Ngày soạn: Tuần: 9
Ngày dạy: Tiết CT: 18
TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
- Nắm vững các kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc.
- Biết cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục.
- Biết vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
- Rèn luyện tính tiết kiệm, ăn mặc lịch sự gọn gàng.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cắt may đơn giản.
3. Thái độ nhận thức:
Có ý thức tiết kiệm, biết ăn mặc lịch sự gọn gàng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh mẫu vật phục vụ nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị mẫu vải sợi bông, sợi hoá học, sợi tổng hợp để HS phân tích chất, tác dụng của vải.
III. Tổ chức các hoạt động của HS:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
5’
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu, nội dung tiết ôn tập:
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giới thiệu bài của GV
- Hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu cần đạt được và hệ thống câu hỏi ôn tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 trong 4 nội dung sau:
+ Các loại vải thường dùng trong mặc
+ Lựa chọn trang phục
+ Sử dụng trang phục
+ Bảo quản trang phục
TIẾT 18: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. Về kiến thức:
1. Các loại vải thường dùng trong may mặc:
a.Vải sợi thiên nhiên:
b.Vải sợi hoá học: gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp:
c. Vải sợi pha:
2. Lựa chọn trang phục:
24’
Hoạt động 2: Tiến hành thảo luận nhóm về nội dung ôn tập:
- HS đọc thông tin SGK
- Các nhóm thảo luận theo nội dung mà GV phân công
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Đại diện của nhóm khác nhận xét
- Cả lớp cùng lắng nghe lời nhận xét của GV
- Cho HS đọc thông tin SGK
- Yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm về các nội dung được GV phân công
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Gọi đại diện của nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét kết quả trình bày của các nhóm và thống nhất nội dung chính cần nắm trong giờ ôn tập
- Định nghĩa
- Cách phân loại
- Chức năng của trang phục
- Cách chọn vải, kiểu may phù hợp
II.Về kĩ năng:
1. Phân biệt được một số loại vải
2. Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng và lứa tuổi
10’
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá tiết ôn tập:
- HS các nhóm nhắc lại nội dung chính cần nắm trong giờ ôn tâp
- Cả lớp cùng lắng nghe lời nhận xét của GV
- Gọi HS các nhóm nhắc lại nội dung chính cần nắm trong giờ ôn tâp
- GV nhận xét về sự chuẩn bị của HS, về thái độ học tập và kết quả tiết ôn tập
3.Biết sử dụng trang phục hợp lý và bảo quản trang phục đúng kĩ thuật.
4. Cắt khâu được một số sản phẩm đơn giản.
4. Củng cố và dặn dò: 5’
a. Củng cố:
- Có mấy loại vải thường dùng trong may mặc? Nêu nguồn gốc, tính chất của chúng?
- Trình bày cách lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục?
b. Dặn dò:
Về chuẩn bị vải, kim chỉ để tiết sau thực hành kiểm tra 1 tiết khâu vỏ gối hình chữ nhật
IV. Kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động:
Ngày soạn: Tuần: 10
Ngày dạy: Tiết CT: 19
KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
Củng cố kiến thức, kỹ năng đã học trong các tiết thực hành ở chương I để làm tốt bài kiểm tra.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
Rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng tái hiện kiến thức đã học.
3. Thái độ nhận thức:
Có tính tự giác, trung thực trong giờ kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy học: Vải, kim, chỉ.
III. Đề kiểm tra: Khâu vỏ gối hình chữ nhật
Ngày soạn: Tuần: 10
Ngày dạy: Tiết CT: 20
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG II: TRANG TRÍ NHÀ Ở
BÀI 8: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
Biết được yêu cầu của việc phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
Rèn kỹ năng sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình.
3. Thái độ nhận thức:
Biết cách phân chia các khu vực sinh họat trong nhà ở hợp lý.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ hình 2.1: Vai trò của nhà ở đối với con người.
III. Tổ chức các hoạt động của HS:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không có
3. Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
14’
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giới thiệu bài của GV
- GV nêu mục tiêu và đặt vấn đề: bố trí các khu vực sinh hoạt và sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, mĩ thuật là một trong những yêu cầu của trang trí nhà ở. Vậy nhà ở có vai trò gì đối với đời sống con người và việc sắp xếp đồ đạc trong nhà ở như thế nào là hợp lý. Đây chính là nội dung của bài học hôm nay
TIẾT 20: BÀI 8: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP
LÍ TRONG NHÀ Ở
20’
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người:
- Quan sát tranh vẽ và tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
- HS trả lời theo hiểu biết của mình
- HS khác nhận xét
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- GV treo hình 2.1 SGK lên bảng và hướng dẫn cho HS tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
- Yêu cầu HS cho biết: vì sao con người cần nơi ở, nhà ở?
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng thêm về vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người:
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường và là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người
5’
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sắp xếp đồ dạc hợp lý trong nhà ở:
- HS đọc thông tin SGK
- Cá nhân HS kể tên những sinh hoạt bình thường của gia đình
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- HS phân tích yêu cầu của từng khu vực dựa vào thông tin SGK
- Cá nhân HS nêu cách bố trí các khu vực sinh hoạt trong gia đình mình
- HS nhận xét câu trả lời của các bạn
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- Cho HS đọc thông tin SGK
- Hãy kể tên những sinh hoạt bình thường của gia đình em?
- GV chốt lại những hoạt động chính của mọi gia đình, từ đó hướng dẫn HS cách bố trí các khu vực sinh hoạt trong gia đình
- Yêu cầu HS phân tích yêu cầu của từng khu vực
- Ở nhà em, các khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào?
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của các bạn
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại ý chính của bài
II. Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở:
1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình:
- chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách: rộng rải, thoáng mát
- chỗ thờ cúng: cần trang trọng
- chỗ ngủ, nghỉ: bố trí nơi riêng biệt, yên tĩnh
- chỗ ăn uống: gần khu vực bếp
- khu vực bếp: sạch sẽ, đủ nước sạch
- khu vệ sinh: xa nhà, cuối hướng gió
- chỗ để xe, kho: để nơi kín đáo, an toàn
4. Củng cố và dặn dò: 5’
a. Củng cố:
- Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người?
- Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở?
b. Dặn dò:
HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK .
Xem trước phần còn lại của bài: Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực và một số ví dụ về bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam
IV. Kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động:
Ngày soạn: Tuần: 11
Ngày dạy: Tiết CT: 21
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG II: TRANG TRÍ NHÀ Ở
BÀI 8: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (TT)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
- Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
- Biết được yêu cầu của việc phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
Rèn kỹ năng sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình.
3. Thái độ nhận thức:
Biết cách phân chia các khu vực sinh họat trong nhà ở hợp lý.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ hình 2.2 – 2.5
III. Tổ chức các hoạt động của HS:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người?
- Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở ?
3. Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực:
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- HS thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV
- Cá nhân HS trả lời dựa vào thông tin SGK
- Cá nhân HS nhận xét
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- Các loại đồ đạc và cách sắp xếp chúng trong từng khu vực rất khác nhau, tuỳ điều kiện và ý thích của từng gia đình
- GV tổ chức cho HS thảo luận về 1 số điều cần chú ý khi sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực và liên hệ cách sắp xếp đồ đạc ở nhà mình
- Yêu cầu HS cho biết:
+ Làm thế nào để vẫn sống thoải mái trong nhà ở một phòng ?
+ Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý đến vấn đề gì?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại ý chính cần nắm
TIẾT 20: BÀI 8: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP
LÍ TRONG NHÀ Ở
I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người:
II. Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở:
1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình:
2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực:
Mỗi khu vực có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lý, có thẩm mĩ thể hiện được cá tính của chủ nhân sẽ tạo nên sự thoải mái, thuận tiện trong mọi hoạt động hàng ngày
20’
Hoạt động 2: Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam:
- Quan sát hình vẽ và nêu những hiểu biết về nhà ở của địa phương
- HS nêu đặc điểm chung của nhà ở nông thôn, thành phố, miền núi và liên hệ sự đổi mới về điều kiện ở của địa phương mình
- Cá nhân HS nhận xét
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.2; 2.3; 2.4; 2.5; 2.6 SGK và nêu những hiểu biết về nhà ở của địa phương
- Gọi HS nêu đặc điểm chung của nhà ở nông thôn, thành phố, miền núi và liên hệ sự đổi mới về điều kiện ở của địa phương mình
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét câu trả lời của HS
3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc tronh nhà ở của VN:
a. Nhà ở nông thôn:
- Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ
- Nhà ở đồng bằng Sông Cửu Long
b. Nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn
c. Nhà ở miền núi
4. Củng cố và dặn dò: 4’
a. Củng cố:
- Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực hợp lý có ý nghĩa gì?
- Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực ở nhà em?
b. Dặn dò:
Chuẩn bị trước bài 9: Thực hành: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở .
IV. Kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động:
Ngày soạn: Tuần: 11
Ngày dạy: Tiết CT: 22
TÊN BÀI DẠY: BÀI 9: THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
Củng cố những hiểu biết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
Sắp xếp đồ đạc trong chỗ ở của bản thân và gia đình.
3. Thái độ nhận thức:
Có nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10m2.
- Tranh ảnh về sắp xếp góc học tập .
- Mô hình phòng ở 2,5m x 4m và đồ đạc.
III. Tổ chức các hoạt động của HS:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực hợp lý có ý nghĩa gì?
- Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực ở nhà em?
3. Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
2’
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giới thiệu bài của GV
- Bố trí sắp xếp các đồ đạc trong nhà ở hợp lý sẽ giúp cho ta có nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Hôm nay chúng ta sẽ sắp xếp các đồ đạc trong nhà ở có 1 phòng
TIẾT 22: BÀI 9: THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
10’
Hoạt động 2: Giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết thực hành:
- Cả lớp cùng lắng nghe
- HS để dụng cụ thực hành lên bàn
- Các nhóm nhóm hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết thực hành
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Phân công nội dung thực hành cho từng nhóm, sắp xếp vị trí thực hành
I. Chuẩn bị:
II. Thực hành:
III. Tổng kết:
20’
Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm:
- HS quan sát hình 2.7 SGK
- Các nhóm tiến hành cắt mẫu giấy dưới sự hướng dẫn của GV
- Cho HS quan sát hình 2.7 SGK
- GV hướng dẫn HS cắt mẫu bìa giấy theo sơ đồ H2.7
- GV theo dõi, uốn nắn HS
5’
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá tiết thực hành:
- Các nhóm làm vệ sinh nơi thực hành
- Cả lớp cùng lắng nghe lời nhận xét của GV
- Yêu cầu các nhóm làm vệ sinh nơi thực hành
- GV nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc, kết quả thực hành của HS
4. Củng cố và dặn dò: 2’
Về xem lại bài, tiết sau đem những mẫu cắt phòng ở và một số đồ đạc vừa cắt xong đem đến lớp để sắp xếp đồ đạc vào phòng ở.
IV. Kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động:
Ngày soạn: Tuần: 12
Ngày dạy: Tiết CT: 23
TÊN BÀI DẠY: BÀI 9: THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (TT)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
Củng cố những hiểu biết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
Sắp xếp đồ đạc trong chỗ ở của bản thân và gia đình.
3. Thái độ nhận thức:
Có nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10m2.
- Tranh ảnh về sắp xếp góc học tập .
- Mô hình phòng ở 2,5m x 4m và đồ đạc.
III. Tổ chức các hoạt động của HS:
1. Oån định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
5’
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
- Cả lớp cùng lắng nghe
- HS để dụng cụ thực hành lên bàn
- Các nhóm nhóm hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết thực hành
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Phân công nội dung thực hành cho từng nhóm, sắp xếp vị trí thực hành
TIẾT 23: BÀI 9: THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở (TT)
26’
Hoạt động 2: Tiến hành sắp xếp đồ đạc bằng mô hình:
- HS các nhóm cách sắp xếp đồ đạc trong phòng bằng mô hình
- Các nhóm nhóm hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm thực hành và giải thích
- Đại diện các nhóm khác nhận xét
- GV hướng dẫn HS các nhóm cách sắp xếp đồ đạc trong phòng bằng mô hình
- GV theo dõi, uốn nắn HS các nhóm
- Mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm thực hành và giải thích
- Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn
I. Chuẩn bị:
II. Thực hành:
III. Tổng kết:
10’
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá tiết thực hành:
- Các nhóm nộp mô hình nhà và sự sắp xếp dồ đạc trong nhà
- HS làm vệ sinh nơi thực hành
- Cả lớp cùng lắng nghe lời nhận xét của GV
- Yêu cầu các nhóm nộp mô hình nhà và sự sắp xếp dồ đạc trong nhà
- Yêu cầu HS làm vệ sinh nơi thực hành
- GV nhận xét về thái độ, tinh thần làm việc của các nhóm và kết quả tiết thực hành
4. Củng cố và dặn dò: 3’
- Về chuẩn bị bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Quan sát và chuẩn bị ý kiến về nhà sạch, ngăn nắp và các việc cần làm để giữ cho nhà ở luôn sạch đẹp ngăn nắp.
IV. Kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động:
Ngày soạn: Tuần: 12
Ngày dạy: Tiết CT: 24
TÊN BÀI DẠY: BÀI 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ NGĂN NẮP
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, các công việc cần làm để giữ nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
2. Kỹ năng, kỹ xảo:
Vận dụng một số công việc vào cuộc sống ở gia đình.
3. Thái độ nhận thức:
Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và có trách nhiệm tham gia công việc gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở không ngăn nắp.
III. Tổ chức các hoạt động của HS:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
15’
Hoạt động 1:Tìm hiểu yêu cầu nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và tác hại nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh:
- HS quan sát tranh vẽ hình 2.8 và 2.9 SGK
- HS nêu nhận xét về ngôi nhà trong h 2.8 và 2.9 SGK
- Cá nhân HS nêu nhận xét về lợi ích của việc giữ nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và tác dụng của nhà ở lộn xộn mất vệ sinh
- HS khác nhận xét
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- Treo tranh phóng to h2.8 và 2.9 cho HS quan sát.
- Em có nhận xét gì về ngơi nhà ở h2.8 và h2.9 sgk?
- Cho HS nhận xét về lợi ích của việc giữ nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và tác dụng của nhà ở lộn xộn mất vệ sinh
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét và tổng kết về những lợi ích của nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và tác hại của nhà ở lộn xộn mất vệ sinh
TIẾT 24: BÀI 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ NGĂN NẮP
I. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp giúp mọi thành viên trong gia đình sống thải mái, giữ được sức khỏe tốt và làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà
24’
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
- HS đọc thông tin SGK
- HS nêu sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ , ngăn nắp
- HS phân tích ví dụ về ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường và hoạt động của con người đến nhà ở
- HS tổng kết ý kiến về lợi ích việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ và rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn của GV
- HS suy nghĩ, liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra:
+ Cần có nếp sống sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp
+ Thường xuyên quét dọn trong nhà và ngoài nhà
+ Vì mất ít thời gian và hiệu quả tốt hơn
- HS khác nhận xét
- Cả lớp cùng lắng nghe lời giảng của GV
- Cho HS đọc thông tin SGK
- Yêu cầu HS nêu sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ , ngăn nắp
- Yêu cầu HS phân tích ví dụ về ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường và hoạt động của con người đến nhà ở
- GV gợi ý để HS tổng kết ý kiến về lợi ích việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ và rút ra kết luận : phải thường xuyên giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
- Yêu cầu HS suy nghĩ, liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau:
+ Để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào?
+ Cần làm những công việc gì để giữ nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp?
+ Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét và tổng kết ý chính cần nắm
II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là việc làm thường xuyên của mỗi thành viên trong gia đình để mọi người sống thoải mái và khỏe mạnh
2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
- Cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp: giữ vệ sinh cá nhân, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, để đúng nơi quy định
- Thường xuyên quét dọn trong nhà và ngoài nhà, lau bụi trên đồ đạc, đổ rác đúng nơi qui định.
4. Củng cố và dặn dò: 5’
a. Củng cố:
- Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
- Em phải làm gì để giữ nhà luôn sạch sẽ, ngăn nắp?
b. Dặn dò:
- Về học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị trước bài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật.
IV. Kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_17_24.doc