Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 15 - Nguyễn Văn Cường

Tiết 29: CẮM HOA TRANG TRÍ (tiếp)

 I/ Mục tiêu

- HS nắm được qui tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết và qui trình cắm hoa.

- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp phòng học của mình.

II/ Chuẩn bị

- Dụng cụ cắm hoa; Dao, kéo, đế chông, mút xốp, 1 số loại bình cắm.

III/ Tiến trình lên lớp

A/ Tổ chức lớp

B/ Kiểm tra bài cũ (5')

- Trình bày nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa ?

C/ Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 15 - Nguyễn Văn Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2008 Ngày dạy: 6A: 25/11/2008; 6B: 25/11/2008. Tiết 29: Cắm hoa trang trí (tiếp) I/ Mục tiêu - HS nắm được qui tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết và qui trình cắm hoa. - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp phòng học của mình. II/ Chuẩn bị - Dụng cụ cắm hoa; Dao, kéo, đế chông, mút xốp, 1 số loại bình cắm. III/ Tiến trình lên lớp A/ Tổ chức lớp B/ Kiểm tra bài cũ (5') - Trình bày nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa ? C/ Bài mới Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung - Muốn cắm 2 bình hoa ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì ? - GV hướng dẫn HS cách làm hoa tươi trước khi cắm để hoa tươi lâu hơn. - GV: Khi cắm 1 bình hoa để trang trí cần tuân theo những qui trình sẽ thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả. - GV thao tác mẫu cắm 1 bình hoa theo qui trình. - Sau mỗi thao tác đều dùng để nhắc nhở lại lý thuyết. - Trình bày nguyên tắc cơ bản, cắm hoa ? - Hãy kể tên những vật liệu và dụng cụ cắm hoa thông dụng? - HSTL: Các vật liệu cắm hoa: + Các loại hoa: Hồng, cúc, phong lan, thược dược, lay ơn, ... + Các loại cành: Cành trúc, cành thuỷ trúc, cành mai, ... + Các loại lá: Lưỡi hổ, lá thông, lá măng, lá cau cảnh, lá trầu bà, lá đinh lăng, .. Các dụng cụ cắm hoa: + Bình cắm: Lọ, lẵng, chậu, bồn, bát, ... + Dao, kéo, kìm, mút xốp, lưới thép, bàn chông, ... - Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa? -HSTL: + Chọn hoa và bình cắm phù hợp + Cắt các cành cắm theo kích thước tương ứng với bình cắm. Công thức cụ thể SGK – 55 + Bình hoa và vị trí cần trang trí phải phù hợp. - Khi cắm hoa cần tuân theo quy trình nào? -HSTL: + Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm phù hợp. + Cắt cành và cắm cành chính vào nước. + Cắt cành phụ theo độ dài phù hợp (Đúng công thức), cắm xen vào cành chính, điểm thêm hoa, lá,... + Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí. 20' 15 III/ Qui trình cắm hoa 1) Chuẩn bị: - Bình cắm hoa: bình thấp, bình cao - Dụng cụ cắm hoa: dao, kéo, bàn chông, mút xốp. - Hoa: h2.23 a, b, c, d SGK. 2) Qui trình thực hiện. -Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm. - Cắt và cắm các cành chính. - Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính. - Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí (Có thể cắm cành, lá phụ) Ghi nhớ: SGK/ 56 IV/ Củng cố – Luyện tập D/ Củng cố – Dặn dò (5') - Để cắm 1 bình hoa đẹp cần thực hiện theo qui trình như thế nào ? - Cần làm gì để giữ được hoa tươi lâu. - Về học thuộc phần ghi nhớ. - Giờ sau thực hành cắm hoa. - Chuẩn bị: dao, kéo, bình cắm, hoa. Ngày soạn: 24/11/2008 Ngày dạy: 6A: 27/11/2008; 6B: 29/11/2008. Tiết 30: Thực hành: Cắm hoa I/ Mục tiêu - HS vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm được 1 lọ hoa dạng thẳng bình cao, cuối giờ học hoàn thành sản phẩm. -Sau tiết học biết sử dụng những loài hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vạn dụng dạng cắm này để trang trí nơi ở của mình. II/ Chuẩn bị -Học sinh hoàn thành một lọ hoa theo dạng cơ bản thẳng đứng dưới sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên. -Trên cơ sở dạng cơ bản, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng có sáng tạo các mẫu mới tùy ý thích của học sinh. Mỗi nhóm: - 1 dao, kéo, lọ có h= 31cm; D= 9cm. - Sơ đồ cắm dạng thẳng hình cao. - 3 bông hoa. III/ Tiến trình dạy học. A/ Tổ chức lớp. B/ Kiểm tra bài cũ. (5') 1. Nêu qui trình cắm hoa ? 2. Nêu nguyên tắc cơ bản của cắm hoa ? C/ Bài thực hành. Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung Giáo viên giới thiệu bài: Nguồn gốc các dạng cắm hoa bắt đầu từ sự quan sát chúng trong thiên nhiên. dáng vẻ tự nhiên và đặc thù của mỗi loài rất khác nhau. Từ đó người ta có những cách cắm hoa cơ bản sau: Dạng thẳng, dạng nghiêng, dạng tròn, chữ S, chữ L, dạng nằm ngang Giáo viên treo sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng lên bảng và giới thiệu. Giáo viên đưa phần chuẩn bị vật liệu và dụng cụ lên bàn và giới thiệu cho học sinh qui trình cắm hoa. Trên cơ sở dạng cắm cơ bản, giáo viên hướng dẫn học sinh tự thay đổi về góc độ cắm. Học sinh ngồi quan sát. Sau khi học sinh hoàn tất sản phẩm của mình. Giáo viên cắm mẫu để thay đổi góc độ cắm, bỏ bớt 1 hoặc 2 cành chính và yêu cầu học sinh đóng góp ý kiến. Giáo viên cho học sinh để những lọ hoa đã cắm của học sinh lên một bàn dài giữa lớp. Học sinh đứng xung quanh giáo viên cho học sinh tự nhận xét đánh giá bình hoa của các bạn khác. Giáo viên bổ xung ý kiến và cho điểm. 10' 25 3 I/ Giới thiệu bài: II/ Tổ chức thực hành. Bước 1: a) Sơ đồ cắm hoa.(H2.24) b) Qui trình cắm hoa: 2) Dạng vận dụng. Bước 1. Bước 2: Giáo viên thao tác mẫu. Bước 3: Học sinh thao tác cắm hoa theo mẫu. III/ Đánh giá kết quả thực hành. IV/ Dặn dò:(2') - Đọc dạng cắm hoa nghiêng sgk - Chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành cắm hoa dạng nghiêng

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_15_nguyen_van_cuong.doc