Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng (Bản hay)

I. MỤC TIÊU :

 - Biết được thành phần cơ giới của đất trồng.

 - Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính.

 - Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng.

 - Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- bảng con. Phiếu học tập.

2. Học sinh:

 -Xem bài trước khi đến lớp

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Tiết : 2 BÀI 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG I. MỤC TIÊU : - Biết được thành phần cơ giới của đất trồng. - Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính. - Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng. - Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - bảng con. Phiếu học tập. Học sinh: -Xem bài trước khi đến lớp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 :kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập (7 phút) - Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt? 2. Đất trồng có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng? 3. Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng ra sao? - Nhận xét, đánh giá - Tạo tình huống học tập + Đặt vấn đề vào bài mới Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất là gì? (8 phút) - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và trả lời câu hỏi: + Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào? + Phần vô cơ gồm có những hạt nào? kích thước các loại hạt ? + Thành phần cơ giới của đất là gì? + Căn cứ vào thành phần cơ giới người ta chia đất ra mấy loại? - nhận xét và khẳng định cho học sinh ghi nhận : Hoạt động 3: Tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất. (7 phút) - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi: + Người ta dùng độ pH để làm gì? + Trị số pH dao động trong phạm vi nào? + Với giá trị nào của pH thì đất được gọi là đất chua, đất kiềm, đất trung tính? + Em hãy cho biết tại sao người ta xác định độ chua, độ kiềm của đất nhằm mục đích gì? - Nhận xét và khẳng định cho học sinh ghi nhận : Hoạt động 4: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. (9 phút) - Yêu cầu học sinh đọc mục III SGK. - Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng. - Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Nhờ đâu mà đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng? + Sau khi hoàn thành bảng các em có nhận xét gì về đất? - Nhận xét và khẳng định cho học sinh ghi nhận Hoạt động 5: Tìm hiểu độ phì nhiêu cuả đất là gì? (9 phút) - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục IV SGK và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Theo em độ phì nhiêu của đất là gì? + Ngoài độ phì nhiêu còn có yếu tố nào khác quyết định năng suất cây trồng không? - Giáo viên nhận xét và giảng thêm cho học sinh: Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất cần phải: làm đất đúng kỹ thuật, cải tạo và sử dụng đất hợp lí, thực hiện chế độ Hoạt động : Củng cố, dặn do ø(5 phút) - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK - Nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh về nhà học bài, đọc trước bài 4, 5: Thực hành XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN ( vê tay). XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU. Chuẩn bị 3 mẫu đất: đất cát, đất sét, đất thịt. và1 cây muổng nhỏ - Học sinh trả lời - Lắng nghe và ghi nhận BÀI 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG I. Thành phần cơ giới của đất là gì? - Học sinh đọc thơng tin mục I.SGK và tìm hiểu trả lời các câu hỏi: à Bao gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ. à Gồm có các hạt: hạt cát (0,05 – 2mm), limon ( bột, bụi) (0,002 – 0,05 mm) và sét (<0,002 mm). à Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét có trong đất. à Căn cứ vào thành phần cơ giới người ta chia đất làm 3 loại: Đất cát, đất thịt và đất sét. Giữa các loại đất đó còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, - Lắng nghe và ghi nhận II. Độ chua, độ kiềm của đất: - Học sinh đọc thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi: à Dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất. à Dao động từ 0 đến 14. à Với các giá trị: + Đất chua: pH<6,5. + Đất kiềm: pH> 7,5. + Đất trung tính: pH = 6,6 -7,5. à Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trong một phạm vi pH nhất định. - Học sinh lắng nghe và ghi nhận. III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất: - Học sinh đọc mục III SGK - Học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng. Đất Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng Tốt Trung bình Kém Đất cát Đất thịt Đất sét × × × - Học sinh lắng nghe và trả lời: à Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. à Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. - Học sinh lắng nghe và ghi nhận IV. Độ phì nhiêu của đất là gì? - Học sinh đọc thông tin mục IV SGK và trả lời câu hỏi: à Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây. à Còn cần các yếu tố khác như: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi. - Học sinh lắng nghe và ghi nhận. -Trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK - Lắng nghe và ghi nhận việc cần làm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_3_mot_so_tinh_chat_chinh_cua_dat.doc
Giáo án liên quan