I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm chọn phối.
- Nêu được phương pháp chọn phối và lấy được các ví dụ minh họa.
- Trình bày được khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng.
- Nêu được ví dụ phương pháp nhân giống thuần chủng.
- Trình bày được cách nhân giống thuần chủng có hiệu quả.
2. Kỹ năng
- Quan sát kênh hình.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày vấn đề.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu thêm kiến thức để học tập bộ môn.
- Có ý thức tham gia trong quá trình chọn phối, nhân giống thuần chủng ở địa phương.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 34: Nhân giống vật nuôi - Trần Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
Người soạn: Trần Thanh Tâm
Ngày soạn: 02/ 01/ 2009
Ngày dạy: 10/ 01/ 2009
Dạy lớp: ... Tiết: ...
Bài 34: Nhân giống vật nuôi
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm chọn phối.
- Nêu được phương pháp chọn phối và lấy được các ví dụ minh họa.
- Trình bày được khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng.
- Nêu được ví dụ phương pháp nhân giống thuần chủng.
- Trình bày được cách nhân giống thuần chủng có hiệu quả.
Kỹ năng
Quan sát kênh hình.
Thảo luận nhóm.
Trình bày vấn đề.
Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu thêm kiến thức để học tập bộ môn.
Có ý thức tham gia trong quá trình chọn phối, nhân giống thuần chủng ở địa phương.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu khác (Internet, giáo trình Giống vật nuôi).
- Giáo án điện tử.
- Tranh ảnh sưu tầm để minh họa.
- Phương pháp giảng dạy: Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm rì rầm.
Học sinh:
Đọc trước bài 34.
Các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Giới thiệu bài học.
(?) Chọn giống vật nuôi là gì? (Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi).
GV giới thiệu vào bài học: ở bài trước các em đã được nghiên cứu: Thế nào là chọn giống vật nuôi, một số phương pháp chọn giống vật nuôi và biện pháp quản lý giống vật nuôi. Vậy sau khi đã chọn được giống vật nuôi phù hợp với mục đích, yêu cầu chăn nuôi rồi thì công việc tiếp theo của người chăn nuôi phải thực hiện là gì, cô và các em sẽ cùng nhau nghiên cứu vấn đề này trong bài học hôm nay. Bài 34: Nhân giống vật nuôi.
GV nêu mục tiêu bài học.
GV đưa ra cấu trúc nội dung của bài học.
Tiến trình hoạt động:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về “Chọn phối”.
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung trình chiếu
3’
1’
2’
5’
2’
1’
2’
Chiếu hình ảnh minh họa.
* Thảo luận nhóm 2 người, thời gian 2 phút:
(?) Thế nào là chọn phối?
(?) Chọn phối có mục đích gì?
(?) Em hãy lấy VD thể hiện công tác chọn phối trong chăn nuôi mà em biết?
* Chốt kiến thức. Trình chiếu.
Chiếu hình ảnh minh họa.
*Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm, thời gian 2 phút.
- Nhóm 1: Trình bày khái niệm về nhân giống và lai giống.
- Nhóm 2: Trình bày mục đích của nhân giống và lai giống.
- Nhóm 3: Lấy 2 ví dụ về
nhân giống và 2 ví dụ về lai giống.
Tổng hợp ý kiến của HS, đưa ra nội dung chuẩn.
(?) Em hãy lấy VD minh họa cho từng phương pháp chọn phối mà em biết?
* GV bổ sung thêm kiến thức tìm kiếm được.
*Yêu cầu: HS lấy 2 VD khác ghi vào vở bài tập.
(?) ở gia đình và địa phương em đã sử dụng phương pháp chọn phối nào? Thường áp dụng cho loài vật nuôi nào?
(?) Trong phần “Chọn phối” này các em cần nhớ được những vấn đề gì?
* Chuyển sang phần II.
Quan sát hình ảnh
Thảo luận, trình bày, tự đánh giá.
Liên hệ
Quan sát, phân tích tranh
Thảo luận, trình bày. Nhận xét, bổ sung.
Liên hệ
Tiếp thu
Thực hiện yêu cầu
Liên hệ
Chốt kiến thức.
I – Chọn phối.
1. Thế nào là chọn phối?
Chiếu hình ảnh minh họa.
-Khái niệm: Chọn ghép đôi giữa con đực với con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.
-Mục đích: Nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.
2. Các phương pháp chọn phối.
Chiếu hình ảnh minh họa.
Trình chiếu nội dung chuẩn.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Nhân giống thuần chủng”.
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung trình chiếu
3’
1’
2’
2’
1’
1’
2’
2’
2’
2’
* Thảo luận 2 người trong thời gian 2 phút.
(?) Hãy quan sát tranh, cho biết nhân giống thuần chủng là gì?
(?) Trong chăn nuôi, nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
GV chốt lại vấn đề
(?) Em hãy lấy VD minh họa cho phương pháp nhân giống thuần chủng?
(?) ở địa phương em, nhân giống thuần chủng được áp dụng chủ yếu cho giống vật nuôi nào?
* GV bổ sung thêm kiến thức tìm kiếm được về công tác nhân giống thuần chủng ở địa phương.
* Yêu cầu HS làm vào Vở bài tập.
* GV đưa ra kết quả chuẩn cuối cùng.
(?) Theo em, để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cần làm thế nào?
Tổng hợp ý kiến trình bày của HS, trình chiếu nội dung chuẩn.
(?) Em hãy lấy VD để minh họa cho công tác giống thuần chủng đạt kết quả?
(?) Trong phần “Nhân giống thuần chủng” các em cần nhớ được những nội dung gì?
* GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Thảo luận, trình bày, tự đánh giá.
Liên hệ
Liên hệ
Tiếp thu
Làm bài tập
Đánh giá, nhận xét, bổ sung, sửa chữa (nếu có).
Trình bày.
Liên hệ
Chốt kiến thức.
II- Nhân giống thuần chủng.
1. Nhân giống thuần chủng là gì?
Chiếu hình ảnh minh họa.
- Khái niệm: Chọn phối giữa con đực với con cái của cùng một giống để cho sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng.
- Mục đích: Nhằm tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có.
Chiếu bài tập trang 92 trong SGK
Chiếu đáp án chuẩn.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
- Xác định mục đích rõ ràng.
- Chọn được số lượng lớn vật nuôi đực và cái giống của giống thuần chủng tham gia vào ghép đôi giao phối. Quản lý giống chặt chẽ, tránh giao phối cận huyết.
- Không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học.
GV gọi 1 hoặc 2 HS đọc phần “ghi nhớ”.
Hoạt động 4: Trò chơi học tập.
GV(hoặc HS) là người quản trò.
Tên trò chơi: Thi hiểu biết về các giống gà, lợn được nuôi ở nước ta
Địa điểm: Trong lớp học.
Thời gian: 2(hoặc 3) phút.
Chia lớp làm 2 hoặc 3 đội chơi (Tùy theo số lượng HS trong lớp).
Luật chơi: Mỗi một lượt chơi, ở các đội sẽ có lần lượt từng thành viên tham gia, mỗi thành viên tham gia chơi, lên bảng viết tên một giống lợn, gà mà em biết. Mỗi một tên giống vật nuôi đúng, không phạm quy được tính là 1 điểm. Hết thời gian chơi, đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
Trường hợp phạm quy không được tính điểm như sau:
Đội chơi có liền lúc 2 hay nhiều thành viên lên tham gia.
Viết không chính xác tên giống vật nuôi.
Viết tắt.
Hoạt động 5: Dặn dò về nhà.
Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài, làm bài tập vào vở bài tập, học bài về nhà.
Chuẩn bị bài 35.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_34_nhan_giong_vat_nuoi_tran_than.doc