Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 38+39 - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Trình bày được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

- Chỉ ra được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

- Có ý thức tiết kiệm và bảo quản một số thức ăn cho vật nuôi trong gia đình.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 39 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo, thu thập một số mẫu vật thức ăn.

HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học trong SGK, chuẩn bị một số mẫu vật thức ăn của vật nuôi.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

? Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?

? Vai trò cuar thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?

3- Bài mới.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Năng suất vật nuôi do hai yếu tố là giống và điều kiện chăm sóc quyết định. Một công việc quan trọng trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là chế biến và dự trữ thức ăn để vật nuôi đủ thức ăn về số lượng và chất lượng trong suốt thời gian nuôi dưỡng. Mục đích và các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 38+39 - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33. Tuần 26. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 38. Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi. Mục tiêu. Hiểu được quá trình tiêu hoá và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong ống tiêu hoá của vật nuôi. Nêu được vai trò của thức ăn đối với quá trình sinh trưởng, phát dục, và tạo ra sản phẩm chăn nuôi của vật nuôi. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu nội dung bài 38 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo, bảng tóm tắt sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, sơ đồ tóm tắt về vai trò của thức ăn đối với vật nuôi. HS: Xem lại bài 15 – CN6. Tìm hiểu trước nội dung của bài 38 SGK, tìm hiểu vai trò của thức ăn đối với vật nuôi trong thực tế. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? ? Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Sau khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể vật nuôi sử dụng để tạo nên các cơ quan của cơ thể , tạo năng lượng để duy trì nhiệt độ và các hoạt động, tạo ra sản phẩm chăn nuôi. Vậy thức ăn vật nuôi được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào? Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 2: Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào? GV yêu cầu học sinh đọc thông tin bảng 5 T102 và hoàn thành nội dung phần 2. Học sinh đọc thông tin và làm bài tập. Gv nhận xét và kết luận chung. Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Prôtêin được cơ thể hấp thụ dước dạng các Axit amin. Lipít được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo. Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Ion khoáng. Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Hoạt động 3: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi. Gv giảng: Sau khi thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ dưới dạng các chất đơn giản sẽ cung cấp cho vật nuôi các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chăn nuôi khác nhau. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin Bảng 6 và hoàn thành bài tập T103 SGK. Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi, như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng. Củng cố. Gv tổng kết theo sơ đồ: Thức ăn vật nuôi. Tiêu hoá. Chất đơn giản. Hấp thụ vào cơ thể. Cung cấp vật chất và năng lượng. Vật nuôi sinh trưởng và phát triển. Tạo sản phẩm chăn nuôi. Hướng dẫn về nhà. Trả lời hoàn chỉnh câu hỏi 1, 2 Trang 103 SGK. Đọc và chuẩn bị trước bài 39. .. Tiết 34. Tuần 26. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Mục tiêu. Trình bày được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Chỉ ra được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Có ý thức tiết kiệm và bảo quản một số thức ăn cho vật nuôi trong gia đình. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 39 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo, thu thập một số mẫu vật thức ăn. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học trong SGK, chuẩn bị một số mẫu vật thức ăn của vật nuôi. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? ? Vai trò cuar thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Năng suất vật nuôi do hai yếu tố là giống và điều kiện chăm sóc quyết định. Một công việc quan trọng trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là chế biến và dự trữ thức ăn để vật nuôi đủ thức ăn về số lượng và chất lượng trong suốt thời gian nuôi dưỡng. Mục đích và các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay. Hoạt động 2: Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn. Người chăn nuôi thường nấu chín, thái nhỏcác loại thưc ăn của vật nuôi nhằm mục đích gì? Để có nguồn thức ăn cho vật nuôi ăn quanh năm thì người chăn nuôi cần phải làm gì? Chế biến thức ăn. Chế bến thức ăn nhằm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, làm giảm khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bớt chất độc hại. Dự trữ thức ăn. Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn co vật nuôi. Hoạt động 3: Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu trong SGK. Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên. Gv nhận xét và đưa ra kết luận chung: SGK. GV giảng về các phương pháp dự trữ thức ăn. Học sinh lắng nghe và ghi bài. Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong các câu trong SGK, sao cho phù hợp với phương pháp dự trữ thức ăn? 1- Các phương pháp chế biến thức ăn. Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1, 2, 3. Bằng phương pháp hoá học biểu thị trên các hình: 6, 7. Bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình: 4. Bằng phương pháp hỗn hợp biểu thị trên hình: 5. Một số phương pháp dự trữ thức ăn. - Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ mặt trời hoăch sấy bằng điện, bằng than. - Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn. Bài tập: Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp sấy khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại cỏ tươi xanh. Củng cố. Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. Gv hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Hướng dẫn về nhà. Hoàn thành câu hỏi và vở. Đọc và chuẩn bị trước bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi. .. Hết tuần 26.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_3839_doan_thi_thanh.doc