Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 40+41+42 - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Biết được các căn cứ để phân loại thức ăn vật nuôi.

- Biết được một số phương pháp để sản xuất thức ăn giàu Prôtêin, giàu Gluxit và thức ăn thô xanh cho vật nuôi.

- Áp dụng được các biện pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi vào thực tế.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 40 SGK, SGV và tìm đọc các tài liệu tham khảo. Tìm hiểu các biện pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi trong thực tế.

HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 40 SGK, tìm hiểu các biện pháp sản xuất thức ăn trong thực tế ở gia đình và địa phương.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

? Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi?

? Em hãy kể tên và cách thực hiện một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi được áp dụng ở địa phương em?

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 40+41+42 - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35. Tuần 27. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 40. Sản xuất thức ăn vật nuôi. Mục tiêu. Biết được các căn cứ để phân loại thức ăn vật nuôi. Biết được một số phương pháp để sản xuất thức ăn giàu Prôtêin, giàu Gluxit và thức ăn thô xanh cho vật nuôi. áp dụng được các biện pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi vào thực tế. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 40 SGK, SGV và tìm đọc các tài liệu tham khảo. Tìm hiểu các biện pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi trong thực tế. HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 40 SGK, tìm hiểu các biện pháp sản xuất thức ăn trong thực tế ở gia đình và địa phương. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? ? Em hãy kể tên và cách thực hiện một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi được áp dụng ở địa phương em? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong các tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi nhưng để có được thức ăn để chế biến và dự trữ thì trước hết chúng ta phải biết cách sản xuất ra thức ăn đó. Vậy làm thế nào để sản xuất ra được một số thức ăn cho vật nuôi chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 2: Phân loại thức ăn vật nuôi. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I –T107 và trả lời các câu hỏi sau: ? Hãy kể tên các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi? ? Hãy tìm một số thức ăn của Trâu, Bò, Lợn, Gà và tìm thành phần % của các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn đó? HS thực hiện. GV nhận xét và đưa ra kết luận chung. Gv yêu cầu học sinh đọc lại thông tin vừa học và hoàn thành bài tập trong SGK. Dựa vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi mà người ta chia thức ăn vật nuôi ra làm 3 loai: Thức ăn giàu Gluxit.(Có hàm lượng Gluxit >50%) Thức ăn giàu Prôtêin.( Có hàm lượng Prôtêin > 14%) Thức ăn giàu chất sơ hay thức ăn thô.(Có hàm lượng chất sơ > 30%) Hoạt động 3: Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin. ? Hãy quan sát hình 68 và mô tả một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin? Học sinh quan sát và mô tả. GV nhận xét và kết luận chung. Gv yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trang 108 SGK. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin là: Chế biến các sản phẩm động vâtl làm thức ăn cho vật nuôi. Nuôi giun đất, cá, tôm, cua, ốcvà khai thức thuỷ sản làm thức ăn cho vật nuôi. Trồng xen canh, tăng vụ cây họ đậu. Hoạt động 4: Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit và thức ăn thô xanh. Gv yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trong SGK để tìm ra các phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit và thức ăn thô xanh. Học sinh thực hiện. Gv nhận xét và kết luận chung. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit: + Luân canh tăng vụ để sản xuất ra nhiều lúa ngô khoai. + Nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất sơ. + Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh để nuôi vật nuôi. + Tận dụng các sản phẩm trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc đỗ Củng cố. Học sinh nhắc lại những phương pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi. Học sinh đọc phần ghi nhớ. Hướng dẫn về nhà. Hoàn thành bài tập trong SGK. Đọc và chuẩn bị trước bài 41, 42: Thực hành. .. Tiết 36. Tuần 27. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 41+ 42: Thực hành. Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt. Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men. Mục tiêu. Biết được phương pháp chế biến thức ăn bằng nhiệt đối với các loại thức ăn hạt cây họ đậu để sử dụng cho vật nuôi. Chế biến được thức ăn giàu gluxit cho vật nuôi bằng men. Rèn tính cẩn thận chính xác, ý thức tự giác của học sinh. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 41, 42 SGK SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị đồ dùng dạy học của bài 41, 42. HS: Đọc và chuẩn bị đồ dùng thực hành của bài 41, 42. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu và yêu cầu của bài học. Yêu cầu học sinh nhắc lại nội quy an toàn lao động. Yêu cầu học sinh đảm bảo an toàn lao động, giữ gìn trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường khi thực hành. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. 1- Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt. GV yêu cầu mỗi nhóm học sinh chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho mỗi công việc. Gv làm mẫu cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh làm theo. Học sinh hoàn thành bài thực hành và hoàn thành vào báo cáo thực hành. Rang hạt đậu tương. Bước 1: Làm sạch hạt đậu. Bước 2: Rang khuấy đảo liên tục trên bếp. Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ. Hấp hạt đậu tương. Bước 1: Làm sạch vỏ quả. Ngâm cho hạt no nước. Bước 2: Vớt ra rổ, rá để ráo nước. Bước 3: Hấp chín hạt đậu trong hơi nước. Hạt đậu chín tới, nguyên hạt, không bị nát là đươc. 4- Nấu, luộc hạt đậu mèo. Bước 1: Làm sạch vỏ quả. Bước 2: Cho hạt đậu vào nồi và đổ ngập nước, luộc kĩ. Khi sôi mở vung. Bước 3: Khi hạt đậu chín, đổ bỏ nước. Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men. GV yêu cầu mỗi nhóm học sinh chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho mỗi công việc. Gv làm mẫu cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh làm theo. Học sinh hoàn thành bài thực hành và hoàn thành vào báo cáo thực hành. Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỉ lệ: 100 phần bột, 4 phần men rượu. Bước 2: Giã nhỏ men rượu, bỏ trấu. Bước 3: trộn đều men rượu với bột.. Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ẩm. Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều. Phủ nilong sạch tên mặt. Đem ủ nơi kín gió, khô ấm trong 24 giờ. Củng cố. GV nhận xét về ý thức thái độ làm việc của học sinh trong bài thực hành. Đánh giá kết quả của bài thực hành. Hướng dẫn về nhà. áp dụng bài thực hành vào thực tế. Đọc và chuẩn bị trước bài thực hành bài số 43. .. Hết tuần 27.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_404142_doan_thi_thanh.doc