A- Mục tiêu.
- Biết cách và xác định được nhiệt độ, độ trong và độ pH của môi trường nước nuôi thuỷ sản.
- Áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế nuôi thuỷ sản ở gia đình và địa phương.
- Rèn kĩ năng thao tác trong các bài thực hành.
B- Chuẩn bị.
GV: Đọc và tìm hiểu trước bài 51 SGK. Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho bài thực hành: 3 nhiệt kế, 3 đĩa sếch xi, 3 thang màu pH chuẩn, giấy pH.
HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài thực hành. Chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ vật liệu cần thiết cho bài thực hành.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
? Nêu đặc điểm của môi trường nước nuôi thuỷ sản?
? Môi trường nước nuôi thuỷ sản có những tính chất gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của tôm, cá?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 50+51 - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44.
Tuần 31.
Thứ ngày tháng năm 200...
Bài 50.
Môi trường thuỷ sản.
Mục tiêu.
Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
Biết được một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản.
Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản, và đất đáy ao.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị đĩa Sechxi và thùng nước.
HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 50 SGK và tìm hiểu về môi trường nước nuôi thuỷ sản trong thực tế gia đình và địa phương.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội?
? Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì?
Bài mới.
Hoạt động 1: Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong mục I SGK và quan sát GV thực iện một số ví dụ rồi phát biểu về các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản?
Có khả năng hoà tan các chất hưỡ cơ và vô cơ.(Gv làm ví dụ cho muồi hoặc phân đạm hoà tan trong nươc ).
Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.
Thành phần oxi trong nước thấp và cacbonic cao.
Hoạt động 2: Tính chất của nước nuôi thuỷ sản.
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và cho biiết tính chất lí học của nước gồm có những yếu tố nào?
Hãy quan sát hình 76 và cho biết nhiệt độ trong ao được tạo ra chuh yếu do nguồn nào?
GV hướng dẫn học sinh cách dùng đĩa sếch xi để đo độ trong của nước.
Những yếu tố nào trong ao quyết định đến màu của nước?
Nước có mấy màu chính?
Nhìn màu của nước ao cho ta biết điều gì?
Tại sao nước lại chuyển động được? Nước chuyển động có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của tôm, cá?
Tính chất hoá học của môi trường nước có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của tôm, cá?
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 78 và điền tên những sinh vật thuộc nhóm thực vật thuỷ sinh, động vật đáy mà em biết?
Tính chất lí học.
Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm cá. Nhiệt độ thích hợp cho tôm là từ 250 đến 350, nhiệt độ thích hợp cho cá là từ 200 đến 300.
Độ trong của nước là một troong những yếu tố để đánh giá độ tốt xấu của khu vực nước nuôi thuỷ sản.
Màu nước: Có nhiều màu khác nhau do nhiều yếu tố gây lên. Nước chủ yếu có 3 màu chính:
+ Màu nõn chuối hoặc màu vàng lục là nước có nhiều thức ăn gọi là nước béo.
+ Nước có màu tro đục, xanh đồng là nước nghèo thức ăn tự nhiên không đủ cung cấp cho cá nuôi còn gọi là nước gầy.
+ Nước có màu đen, mùi thối là nước có nhiều khí độc gọi là nước bệnh. Tôm cánuôi trong môi trường nước này thường bị nhiễm độc và chết.
Sự chuyển động của nước: Đây là đặc điểm ảnh hưởng đến lượng ôxi và thức ăn.
Tính chất hoá học. Gồm các chất khí hoà tan trong nước, các muối hoà tan và độ pH.
3- Tính chất sinh học. Trong môi trường nước nuôi thuỷ sản có rất nhiều những sinh vật sống như thực vật thuỷ sinh, động vật phù du và các loại động vật đáy.
Hoạt động 3: Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao.
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và kết hợp kiến thức thực tế hãy cho biết các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao?
GV nhận xét và kết luận chung.
Cải tạo nước ao.
Trồng cây trên bờ để tăng nhiệt độ.
Vệ sinh, dọn những thực vật thuỷ sinh khi quá nhiều.
Diệt bọ gạo.
Cải tạo đất đáy ao.
Tuỳ từng loại đất sẽ có những biện pháp cải tạo phù hợp.
Ví dụ: Đất nghèo dinh dưỡng cần phải bón phân hữu cơ, trồng cây xung quanh bờ ao
Củng cố.
GV yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ.
GV nhấn mạnh trọng tâm bài học.
Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Đọc và chuẩn bị trước bài thực hành: Xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước.
..
Tiết 45.
Tuần 32.
Thứ ngày tháng năm 200...
Bài 51: Thực hành.
Xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph của nước.
Mục tiêu.
Biết cách và xác định được nhiệt độ, độ trong và độ pH của môi trường nước nuôi thuỷ sản.
áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế nuôi thuỷ sản ở gia đình và địa phương.
Rèn kĩ năng thao tác trong các bài thực hành.
Chuẩn bị.
GV: Đọc và tìm hiểu trước bài 51 SGK. Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho bài thực hành: 3 nhiệt kế, 3 đĩa sếch xi, 3 thang màu pH chuẩn, giấy pH.
HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài thực hành. Chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ vật liệu cần thiết cho bài thực hành.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
? Nêu đặc điểm của môi trường nước nuôi thuỷ sản?
? Môi trường nước nuôi thuỷ sản có những tính chất gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của tôm, cá?
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Trong bài học trước chúg ta đã biết được rằng nhiệt độ, độ pH và độ trong của nước có ảnh hưởng đến đời sống của động vật thuỷ sản. Vậy làm thế nào để xác định môi trường nào thích hợp cho việc nuôi các động vật thuỷ sản chúng ta cùng nhau thực hiện bài thực hành hôm nay.
Hoạt động 2: Quy trình thực hành.
Gv dung bảng phụ giới thiệu cho học sinh từng bước trong bài thực hành.
Chú ý: Giới thiệu những dụng cụ vật liệu dùng riêng cho từng bước yêu cầu học sinh thao tác cho chính xác. Cần chú ý khi sử dụng nhiệt kế để có kết quả đo chính xác và bảo quản nhiệt kế tránh bị gãy nhiệt kế.
Yêu cầu học sinh quan sát giáo viên thao tác mãu và thực hành theo nhóm rồi hoàn thành vào báo cáo thực hành.
Đo nhiệt độ của nước.
- Nhúng nhiệt kế vào trong nước để khoảng 5-10 phút.
- Nâng nhiệt kế ra khỏi và đọc kết quả đo
Đo độ trong của nước.
- Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không nhìn thấy vạch đen, trắng và ghi độ sâu của đĩa sếch xi.(Lần 1)
- Thả đĩa sếch xi xuống sâu hơn và kéo lên cho đến khi nhìn thấy vạch đen, trắng lại ghi độ sâu của đĩa.( Lần 2)
Kết quả độ trong là số trung bình của 2 lần đo.
3- Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản.
- Nhúng giấy pH khoảng 1 phút trong nước.
- Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ pH tương đương với pH của màu đó.
Củng cố.
Gv nhận xét ý thức thái độ của học sinh trong quá trình làm bài và đánh giá kết quả thu được qua bài thực hành của học sinh.
HS tự chấm điểm, nhận xét kết quả của bài thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Hướng dẫn về nhà.
áp dụng kiến thức đã học và việc nuôi trồng thuỷ sản ở gia đình và địa phương.
Đọc và chuẩn bị trước bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản.
..
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_5051_doan_thi_thanh.doc