I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức Phân biệt được thành phần cơ giới, đất chua, đất kiềm, đất trung tính .
Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu, ý nghĩa của độ phì nhiêu của đất.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh ảnh, phân biệt thang chuẩn pH.
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thang màu pH chuẩn; Bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, coi trước bài mới.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. On định lơp(1):
2.Bài cũ:(5) HS1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt? Các biện pháp?
HS2: Đất trồng là gì? Đất trồng có những thành phần chính nào?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: đất trồng có vai trò rất quan trọng đối với nông nghiệp. Vậy thành phần của đất như thế nào?
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 1-3 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 1 + 2:
VAI TRÒ – NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT – KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG – THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I.Mục tiêu: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
Hiểu được vai trò, các nhiệm vụ của trồng trọt và chỉ ra được các biện pháp thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của trồng trọt.
Nêu được khái niệm, thành phần và vai trò của đất trồng.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh ảnh, sơ đồ.
3. Thái độ:
Có thái độ yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Hình 1, 2 SGK phóng to, sơ đồ 1 SGK/7, bảng phụ.
2. Học sinh:
Coi trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học:
Giới thiệu bài: trồng trọt có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Vậy, nhiệm vụ của nó là gi? Đất trồng là gì? Có thành phần và vai trò ra sao?
Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế quốc dân
-GV: giới thiệu hình 1 SGK, yêu cầu HS quan sát và cho biết:
1. Trồng trọt có những vai trò gì?
1. Kể tên vài loại cây lương thực, thục phẩm mà em biết?
- HS quan sát, trả lời:
Cung cấp lương thực, thực phẩm.
Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Cung cấp nông sản .
- Cây lương thực: Lúa, sắn, bắp, đậu.
-Cây thực phẩm: Rau, củ, quả.
I. Vai trò của trồng trọt
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
Hoạt động 2: nhiệm vụ của trồng trọt
-GV: Yêu cầu HS đọc SGK, cho biết:
1.Sản xuất ra nhiều ngô, khoai, sắn là nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào?
2. Trồng cây rau, củ, quả là nhiệm vụ của ngành sản xuất nào?
-GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 phút làm bài tập phần II, xác định nhiệm vụ của trồng trọt.
-GV: chốt lại.
-GV: Nhiệm vụ chính của ngành trồng trọt là gì?
- HS: Đọc SGK, trả lời:
1. Ngành trồng trọt.
2. Ngành trồng trọt.
-HS: thảo luận nhóm, làm bài tập: 1,2,4,6 là những nhiệm vụ của trồng trọt.
à Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
-HS: Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt:
- Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hoạt động 3:Tìm hiểu những biện pháp cần sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
-GV: đưa ra công thức tính sản cây trồng trong năm à Yêu cầu HS thảo luận nhóm cho biết:
1. Sản lượng cây trồng trong 1 năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
2. Làm thế nào để tăng sản lượng cây trồng?
3.Yêu cầu HS làm bài tập phần III.
- HS thảo luận nhóm, trả lời:
1.Sản lượng cây trồng phụ thuộc vào: Năng suất cây trồng, Số vụ gieo trồng và diện tích đất trồng trọt.
2.Tăng năng suất, tăng số vụ và tăng diện tích đất trồng.
Khai hoang, lấn biển.
3.
Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất.
Aùp dụng đúng biện pháp kĩ thuật.
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
Sản lượng cây trồng/năm = NS cây trồng /vụ/năm x Số vụ/năm x Diện tích đất trồng trọt.
* Biện pháp:
- Khai hoang, lấn biển.
- Tăng vụ
- Aùp dụng biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của đất trồng
- GV Yêu cầu HS đọc SGK,thảo luận nhóm 2 phút cho biết:
1.Đất trồng là gì?
2. Đất trồng có từ đâu?
3. Điểm khác biệt giữa đá và đất trồng?
-GV: chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK/7, cho biết:
1. Ngoài đất ra cây trồng có thể sống trong môi trường nào?
2. Trồng cây trong môi trường nước và trong môi trường đất có điểm gì giống và khác nhau?
3. Trong nước có những thành phần gì mà cây trồng có thể sống được?
4. Đất có vai trò như thế nào đối với cây trồng?
- HS: thảo luận nhóm.
1.Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống và SX ra sản phẩm.
2.Là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác dụng của các yếu tố khí hậu, sinh vật, con người.
3.Khác với đá đất trồng có độ phì nhiêu.
à Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
- HS trả lời:
1. Cây trồng có thể sống trong môi trường nước.
2. Giống: Cây đều có thể sống, sinh trưởng và phát triển được.
3. Khác: Trồng cây trong môi trường nước phải có thêm giá đỡ.
Trong nước có oxi, các chất dinh dưỡng, nước.
4.Đất cung cấp oxi, các chất dinh dưỡng, nước cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững.
IV. Khái niệm về đất trồng.
1. Đất trồng là gì?
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng.
- Đất cung cấp oxi, các chất dinh dưỡng, nước cho cây trồng.
- Giúp cây trồng đứng vững.
Hoạt động 5: Tìm hiểu những thành phần của đất trồng.
- GV: treo sơ đồ 1, Yêu cầu HS quan sát cho biết: Đất trồng có mấy thành phần? Đó là những thành phần nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 phút cho biết:
1. Phần khí có ở đâu? Gồm những chất khí nào?
2. Tỷ lệ về khí CO2 và O2 trong đất so với không khí như thế nào?
3. Vai trò của phần khí đối với cây trồng?
4. Phần rắn gồm những thành phần nào?
5. Chất vô cơ gồm những chất nào? Vai trò đối với cây trồng?
6. Chất hữu cơ gồm những gì? Vai trò đối với cây trồng?
7. Mùn là gì?
8. Phần lỏng là gì? Phần lỏng có vai trò như thế nào đối với đất? Đối với cây trồng?
- GV: chốt lại kiến thức.
-GV: Yêu cầu HS làm bài tập phần II.
- HS trả lời:
Đất trồng gồm 3 thành phần: Phần rắn, phần lỏng, phần khí.
- HS thảo luận nhóm:
1. Phần khí có trong các khe hở của đất. Gồm oxi, nito, cacbonic
2. Tỷ lệ CO2 trong đất nhiều và O2 ít hơn trong khí quyển.
3. Phần khí có vai trò cung cấp oxi cho cây trồng.
4. Phần rắn gồn chất vô cơ và chất hữu cơ.
5.Chất vô cơ gồm: Nitơ, phot pho, kali Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
6. Chất hữu cơ: sinh vật sống trong đất, xác động thực vật, vi sinh vật đã chết. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
7. Mùn là những sản phẩm phân huỷ của xác động thực vật dưới sự tác dụng của vi sinh vật.
8. Phần lỏng là nước ở trong đất.Có tác dụng hoà tan các chất dinh dưỡng có trong đất và cung cấp nước cho cây trồng.
-HS: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
-HS: Làm bài tập.
V. Thành phần của đất trồng
Chất hữu cơ
Chất vô cơ
Phần lỏng
Phần rắn
Phần khí
Đất trồng
3. đánh giá:
GV: yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học trong tiết hôm nay.
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
4. Dặn dò: Về nhà học bài.
Chuẩn bị bài mới.
Tuần 2 Ngày soạn:
Tiết 2 Ngày dạy:
Bài 3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức Phân biệt được thành phần cơ giới, đất chua, đất kiềm, đất trung tính .
Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu, ý nghĩa của độ phì nhiêu của đất.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh ảnh, phân biệt thang chuẩn pH.
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thang màu pH chuẩn; Bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, coi trước bài mới.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Oån định lơp(1’):
2.Bài cũ:(5’) HS1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt? Các biện pháp?
HS2: Đất trồng là gì? Đất trồng có những thành phần chính nào?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: đất trồng có vai trò rất quan trọng đối với nông nghiệp. Vậy thành phần của đất như thế nào?
Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần cơ giới của đất(10’).
-GV hỏi: Phần rắn của đất gồm những thành phần nào?
-GV: Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm 3 phút và cho biết:
1. Thành phần phần vô cơ?
2. Căn cứ để phân chia cấp hạt?
3. Thành phần cơ giới của đất là gì?
4. Có mấy loại đất chính? Căn cứ vào đâu để phân loại đất?
5. Ngoài các loại đất chính ra còn loại đất nào?
-GV: Giới thiệu bảng tỉ lệ cấp hạt.
-HS: Phần vô cơ và hữu cơ.
-HS thảo luận nhóm, trả lời:
1. Gồm hạt cát, limon và sét.
2. Khác nhau về đường kính các cấp hạt.
3. Là tỉ lệ % các hạt cát, limon và sét trong đất.
4. Đất cát, đất thịt, đất sét. Căn cứ vào tỉ lệ % các loại hạt có trong đất.
5. Đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất sét pha cát.
-HS lắng nghe, nhận xét.
I.Thành phần cơ giới của đất là gì?
- Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ % các hạt cát, limon và sét trong đất.
- Căn cứ vào tỉ lệ % các loại hạt có trong đất mà chia ra 3 loại đất chính: Đất cát, đất thịt, đất sét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ chua, độ kiềm của đất (10’).
-GV thông báo: Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng trị số pH.
-GV: Giới thiệu về thang độ pH. Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm, cho biết:
1.Trị số pH của đất ?
2 Căn cứ vào trị số pH, có mấy loại đất chính? pH của đất chua? Đất kiềm? Đất trung tính?
3. Người ta xác định đất chua, kiềm hay trung tính để làm gì?
-GV: Giảng giải thêm.
-HS lắng nghe.
-HS: Thảo luận nhóm, trả lời:
1.Trị số pH của đất từ 3 – 9
2. Có 3 loại: Đất chua ( pH 7,5)
3. Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.
-HS: Nghe và ghi nhớ
II. Độ chua, độ kiềm của đất.
- Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất làm 3 loại:
Đất chua: pH < 6,5
Đất trung tính: pH = 6,6 – 7,5
Đất kiềm: pH > 7,5
Hoạt động 4: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất (7’).
-GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết:
1. Tại sao đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng?
2. Đất như thế nào thì giữ nước và chất dinh dưỡng tốt?
-GV: Yêu cầu HS làm bài tập phần III
-GV: Yêu cầu HS lết luận về khả năng giữ nước và chất dd của đất.
-HS: Đọc SGK, trả lời:
1. Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
2. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé(mùn).
-HS: Làm bài tập và trả lời.
-HS: Kết luận, ghi vở.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
- Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.
Hoạt động 5: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất là gì?(8’)
-GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết:
1. Độ phì nhiêu của đất là gì?
2. Độ phì nhiêu của đất có phải là yếu tố duy nhất quyết định năng suất cây trồng? Tại sao?
3. Những điều kiện cần và đủ để cây trồng đạt năng suất cao?
-HS: Đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi của GV.
Các HS khác nhận xét, bổ sung và ghi vở.
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?
- Độ phì nhiêu của đất là khả năng đất cung cấp đủ oxi, nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng đảm bảo năng suất cao đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây trồng.
4. Củng cố: (3’) HS đọc ghi nhớ SGK/10
GV: yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài.
5. Dặn dò:(1’) Về nhà học bài, chuẩn bị bài: thực hành.
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần
Ngày soạn:
Tiết PPCT: 03
03
Ngày dạy:
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giải thích được lí do của việc sử dụng đất hợp lý cũng như bảo vệ và cải tạo đất.
Nêu ra được các biện pháp sử dụng đất hợp lý, bảo vệ, cải tạo đất.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích tranh ảnh
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ môi trường đất, bảo vệ tài nguyên của đất nước.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Bảng phụ ghi các bài tập củng cố.
2. Học sinh:
Học bài cũ, coi trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
? Thành phần cơ giới của đất là gì? Đất có những tính chất nào?
? Độ phì nhiêu của đất là gì? Để cây trồng có năng suất cao, cần có đủ những điều kiện nào?
- HS trả lời.
- HS trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lí do vì sao phải sử dụng đất hợp lý.
Yêu cầu HS đọc SGK cho biết:
? Vì sao phải sử dụng đất hợp lý?
GV giảng giải về các công việc: Thâm canh tăng vụ; Không bỏ đất hoang; Chọn cây trồng phù hợp với đất; Vừa sử dụng, vừa cải tạo à Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm bài tập SGK trang 13.
? Mục đích chung của các biện pháp sử dụng đất là gì?
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. GV chốt lại.
HS đọc SGK, trả lời:
Do diện tích đất trồng trọt có hạn nên phải sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm làm bài.
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
Thâm canh tăng vụ.
Không bỏ đất hoang.
Chọn cây trồng phù hợp với đất.
Vừa sử dụng, vừa cải tạo.
Tăng sản lượng nông sản.
Tăng lượng nông sản.
Cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao.
Làm đất tốt, phì nhiêu.
Mục đích chung của các biện pháp sử dụng đất hợp lý là nhằm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng.
I.Vì sao phải sử dụng đất hợp lý?
Do diện tích đất trồng trọt có hạn nên phải sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
GV giới thiệu về loại đất chưa bị thoái hoá ở nước ta.
Yêu cầu HS đọc SGK cho biết:
? Những loại đất nào cần phải cải tạo?
? Những loại đất nào cần phải bảo vệ?
GV giảng giải về những loại đất có tính chất xấu và nơi thường có những loại đất đó.
GV giới thiệu hình 3, 4, 5. Yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận nhóm làm bài tập SGK trang 14.
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. GV chốt lại.
HS lắng nghe.
HS trả lời:
Những loại đất có tính chất xấu như chua, mặn, phèn, bạc màu cần được cải tạo.
Những loại đất chưa bị thoái hoá cần được bảo vệ.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm làm bài.
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
Aùp dụng cho đất
- Cày sâu, bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ.
- Làm ruộng bậc thang.
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
- Bón vôi
Tăng bề dày lớp đất trồng.
Hạn chế xói mòn.
Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
Rửa phèn.
Giảm độ chua của đất.
Đất xám bạc màu.
Đất đồi dốc.
Đất dốc và các vùng đất để cải tạo.
Đất phèn.
Đất chua.
II. Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Cày sâu, bừa kĩ kết hợp với bón phân hữu cơ.
Làm ruộng bậc thang.
Trồng xen cây nông nghiệp với các băng cây phân xanh.
Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
Bón vôi.
Hoạt động 4: Củng cố
HS đọc phần ghi nhớ SGK/15.
Hoạt động 5: Dặn dò
Học bài.
Coi trước bài thực hành: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT – XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT.
Kẻ trước bảng tường trình vào vở theo mẫu bảng trang 12 và bảng trang 13 SGK.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_1_3_ban_dep.doc