Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 13-15 - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Biết cách xử lý hạt giống bằng nước ấm và cách xác định tỉ lệ nảy mầm của hạt.

- Thực hiện đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Rèn ý thức và thái độ làm việc một cách khoa học và tính kiên trì tỉ mỉ của học sinh.

B- Chuẩn bị.

GV: - Nghiên cứu kỹ nội dung bài 17 và bài 18 SGK, SGV và các tài liệu có liên quan.

 - Chuẩn bị các đồ dùng: Bộ dụng cụ bài 17 và bài 18.

HS: - Tìm hiểu trước nội dung bài 17 và bài 18 SGK.

 - Tìm hiểu các phương pháp kiểm tra và xử lý hạt giống trong thực tế.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3- Bài mới.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Chúng ta đã biết kiểm tra và xử lí hạt giống giúp cho hạt giống đảm bảo chất lượng trước khi gieo trồng. Vậy công việc này làm như thế nào chúng ta sẽ cùng thực hiện trong bài hôm nay và đồng thời tìm cách xác định tỉ lệ nảy mầm của hạt.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 13-15 - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Tiết 13. Tuần 13. Thứngàythángnăm 200... Bài 15 + Bài 16. Làm đất và bón phân lót Gieo ttrồng cây nông nghiệp. Mục tiêu. Hiểu được mục đích và yêu cầu kỹ thuật khi làm đất. Trình bày được các biện pháp bón phân lót phù hợp với mục đích trồng trọt. Biết được các thời vụ gieo trồng trong năm và các căn cứ để xác định thời vụ. Hiểu được mục đích của việc kiểm tra sử lí hạt giống trước khi gieo trồng. Vận dụng được các kiến thức đã học vào tham gia lao động cùng với gia đình. Từ mục tiêu làm đất đề xuất được các cách làm cụ thể cho từng loại đất nhằm phát triển tư duy kỹ thuật cho học sinh. Chuẩn bị. GV: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. - Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. HS: - Tìm hiểu trước bài 15+bài 16 SGK. - Tìm hiểu một số cách làm đất trong thực tế và những cách bón phân lót. - Tìm hiểu các vụ gieo trồng trong năm. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong chương 1 chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu, tìm hiểu về nộ dung của chương Trồng trọt ba gồm các nội dung: Đất trồng, phân bón, giống cây trồng và bảo vệ cây trồng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sang một chương mới, trong chương này chúng ta sẽ được tìm hiểu về quá trình sản xuất của một số loại cây trồng, đó chính là những công việc yêu cầu người trồng trột phaỉ thực hiện từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch. Hoạt động 2: Mục đích làm đất. GV đưa ra tình huống: Có hai thửa ruộng, thửa thứ nhất sau khi gặt dực cày sâu , bừa kỹ, còn một thửa để nguyên. Em hãy nhận xét về: tình hình cỏ dại, trạng thái đất (cứng hay tơi xốp), tình hình sâu bệnh tồn tại trên hai thửa ruộng đó. - GV gọi học sinh nhận xét. - Học sinh khác bổ sung. - GV nhận xét và kết luận chung. *Làm đất nhằm mục đích: - Làm cho đất tơi xốp để cung cấp đủ ô xy cho cây trồng. - Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại. - Tăng cường khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng. Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Hoạt động 3: Các công việc làm đất. - GV nêu câu hỏi: Để cho đất tơi xốp ta cần phải làm những công việc gì? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và kết luận: - GV yêu cầu học sinh tìm thông tin và hoàn thành phiếu học tập theo nội dung sau. - Các công việc cần phải làm: Cày, bừa, đập đất và tạo luống. Công việc làm đất Yêu cầu phải đạt của công việc làm đất Tác dụng của công việc làm đất. 1- Cày đất. Xáo trộn lớp đất bề mặt từ 20 đến 30 cm. Làm đất tơi, xốp, thoáng khí, vùi lớp cỏ dại. 2- Bừa đất. Trộn đều, làm nhỏ và san phẳng đất. Thu gom cỏ dại. 3- Đậo đất. Làm đất vỡ nhỏ. Đất nhỏ bột, tạo điều kiện giữ ẩm cho cây. 4- Lên luống. Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp với cây trồng. Chống úng, tạo lớp đất dày để canh tác, dễ chăm sóc. Hoạt động 4: Bón phân lót. ? Các loại phân nào thường dùng để bón lót? Vì sao? ? Em hãy trình bày các biện pháp bón phân lót trong thực tế? - Phân lân, phân chuồng dùng để bón lót. Vì các loại phân này có nhiều chất dinh dưỡng ở dạng khó tan. - Các biện pháp bón phân trong thực tế: Bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc Hoạt động 5: Thời vụ và phương pháp gieo trồng ? Để xác định thời vụ gieo trồng người ta căn cứ vào những yếu tố nào? ? ở địa phương em có mấy vụ geo trồng trong một năm? - HS trả lời. GV nhận xét bổ sung và kết luận. ? Người ta thường gieo trồng cây nông nghiệp bằng những phương pháp nào? - Thời vụ là thời gian gieo trồng của một cây. - Các yếu tố để xác định thời vụ. + Khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm. + Loại cây trồng: Mỗi loại cây có đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh là khác nhau. + Sâu bệnh: Tránh những thời kì sâu bệnh phát triển nhiều. Trong đó yếu tố khí hậu là quan trọng nhất. - Các vụ gieo trồng trong năm: +Vụ hè thu: Từ tháng 4 đến tháng 7 trồng lúa, trồng ngô, khoai. + Vụ mùa: Từ tháng 6 đến tháng 1 trồng lúa, rau.. + Vụ đông: Từ tháng 9 đến tháng 12 trồng ngô, đỗ, rau, khoai Phương pháp gieo trồng. Gieo bằng hạt. Trồng bằng cây con. Trồng bằng các phương pháp khác. Hoạt động 6: Kiểm tra xử lí hạt giống. Kiểm tra và xử lý hạt giống nhằm mục đích gì? ? Các tiêu chí để kiểm tra và xử lý? Kiểm tra hạt giống để hạt giống đả bảo chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn. - Các tiêu chí: Từ 1 đến 5. Xử lý hạt giống. Mục đích và các tiêu chí: SGK 4- Củng cố. GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ và giới thiệu phần có thể em chưa biết. Cho học sinh làm một số bài . 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và áp dụng vào thực tế. Tìm hiểu các thời vụ và các biện pháp gieo trồng trong nông nghiệp Tìm hiểu mục đích và các phương pháp kiểm tra xử lý hạt giống cây trồng. . Hết tuần 13. Tiết 14. Tuần 14. Thứngàythángnăm 200... Bài 17+Bài 18: Thực hành. Xử lý hạt giống bằng nước ấm. Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt Mục tiêu. Biết cách xử lý hạt giống bằng nước ấm và cách xác định tỉ lệ nảy mầm của hạt. Thực hiện đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Rèn ý thức và thái độ làm việc một cách khoa học và tính kiên trì tỉ mỉ của học sinh. Chuẩn bị. GV: - Nghiên cứu kỹ nội dung bài 17 và bài 18 SGK, SGV và các tài liệu có liên quan. - Chuẩn bị các đồ dùng: Bộ dụng cụ bài 17 và bài 18. HS: - Tìm hiểu trước nội dung bài 17 và bài 18 SGK. - Tìm hiểu các phương pháp kiểm tra và xử lý hạt giống trong thực tế. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Chúng ta đã biết kiểm tra và xử lí hạt giống giúp cho hạt giống đảm bảo chất lượng trước khi gieo trồng. Vậy công việc này làm như thế nào chúng ta sẽ cùng thực hiện trong bài hôm nay và đồng thời tìm cách xác định tỉ lệ nảy mầm của hạt. Hoạt động 2: Nội dung thực hành. GV dùng bảng phụ giới thiệu quy trình thực hành. Hướng dẫn học sinh cách thực hiện các bước của quy trình. Học sinh quan sát và làm theo. GV hướng dẫn học sinh quy trình thực hiện các bước trong quy trình xác định tỉ lệ nảy mầm của hạt. 1- Xử lý hạt giống bằng nước ấm. Bước 1: Cho hạt vào nước muối để loại bỏ hạt nép, hạt lửng. Bước 2: Rửa sạch hạt chìm. Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt. Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm. 2- Xác định tỉ lệ nảy mầm của hạt. Bước 1: Chọn giống và ngâm trong nước lã khoảng 24 giờ. Bước 2: Xếp giấy lọc hoặc vải thấm nước vào khay. Bước 3: Xếp hạt vào khay đảm bảo khoảng cách và luôn giữ ẩm. Bước 4:Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt. Số hạt nảy mầm. SNM (%) =. ´ 100 Tổng số hạt đem ngâm Số hạt nảy mầm. TLNM(%)=. ´ 100 Tổng số hạt đem gieo. Củng cố. GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài thực hành theo mục tiêu của bài học. Hướng dẫn về nhà. Học kỹ bài, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chuẩn bị trước bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng. Hết tuần 14. Tiết 15. Tuần 15. Thứngày..thángnăm 200... Bài 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng. Mục tiêu. Hiểu được mục đích và nội dung của các biện pháp chăm sóc cây trồng. Thục hiện được các bước trong quy trình kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Có ý thức lao động kỹ thuật, rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận cho học sinh. Chuẩn bị. GV: - Nghiên cứu bài 19 – SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. - Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương. HS: - Tìm hiểu nội dung bài 19- SGK. - Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. Gv kiểm tra sự chuẩn bị, khả năng tự tìm hiểu của học sinh. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong một quá trình sản xuất bất kì một loại cây trồng nào chúng ta đều phải trải qua các bước: làm đất, bón phân, gieo trồng. Song để đạt được năng suất và chất lượng của cây trồng tốt thì chúng ta cần phải chăm sóc. Vậy các công việc đó là gì, nội dung của mỗi công việc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Nội dung và vai trò của các biên pháp chăm sóc cây trồng. GV yêu cầu học sinh kể tên các biện pháp chăm sóc cây trồng. Gv hướng dẫn cho học sinh hoàn thành nội dung bảng phụ theo mẫu sau. Học sinh tìm hiểu và hoàn thành bảng theo sự hướng dẫn của giáo viên. Hoàn thành nội dung bảng sau. Các biện pháp chăm sóc. Nội dung. Vai trò. 1. Tỉa cây. Bỏ các cây yếu, sâu bệnh. Loại bỏ cây bệnh, đảm bảo mật độ. 2. Dặm cây. Trồng vào chỗ cây chết, thưa. Đảm bảo mật độ. 3. Làm cỏ. Diệt cỏ dại mọc xen lẫn với cây trồng. Đảm bảo chất dinh dưỡng và ánh sáng 4. Vun sới. Thêm đất màu mỡ vào gốc cây, tạo cho đất thoáng khí. Giữ cho cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng, ô xy, hạn chế sự bốc hơi nước. 5- Tưới nước. Cung cấp nước cho cây trồng bằng nhiều phương pháp. Đảm bảo đủ nước cho cây trồng. 6. Tiêu nước. Làm cho cây trồng không bị ngập nước, đất thoáng khí. Giúp cây không bị thiếu o xy. 7. Bón thúc. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Bổ xung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây. Củng cố. GV hướng dẫn học sinh làm một số bài tập cuối bài. Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. Hướng dẫn về nhà. - Học kỹ bài và hoàn thành các câu hỏi cuối bài. - Tìm hiểu trước bài 20. . Hết tuần 15.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_13_15_doan_thi_thanh.doc