Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 22, Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ - Trường THCS Lê Lợi

1. MỤC TIÊU

1.1) Kiến thức:

HS biết :

- Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ trong SX trồng trọt.

HS hiểu :

- Tác dụng của các phương thức canh tác này.

1.2) Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp so sánh.

- HS thực hiện thành thạo: Các phương pháp canh tác.

1.3) Thái độ:

- Thói quen: Có ý thức cánh tác tốt.

 - Tính cách:Bồi dưỡng tính tư duy kĩ thuật về điều kiện luân canh, xen canh, tăng vụ,

tác động đến cây trồng để tăng năng suất.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Thế nào là Luân canh, xen canh, tăng vụ.

3. CHUẨN BỊ:

3.1 Giáo viên: Tranh hình 33 SGK/ 51

 3.2 Học sinh: Đọc trước thông tin bài. Cho biết thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 22, Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: Tuần ( CM): . . . . . . . Ngày dạy:.. Bài 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ 1. MỤC TIÊU 1.1) Kiến thức: HS biết : - Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ trong SX trồng trọt. HS hiểu : - Tác dụng của các phương thức canh tác này. 1.2) Kĩ năng: - HS thực hiện được: Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp so sánh. - HS thực hiện thành thạo: Các phương pháp canh tác. 1.3) Thái độ: - Thói quen: Có ý thức cánh tác tốt. - Tính cách:Bồi dưỡng tính tư duy kĩ thuật về điều kiện luân canh, xen canh, tăng vụ, tác động đến cây trồng để tăng năng suất. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Thế nào là Luân canh, xen canh, tăng vụ. 3. CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên: Tranh hình 33 SGK/ 51 3.2 Học sinh: Đọc trước thông tin bài. Cho biết thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? 4. TIẾN TRÌNH : 4.1. Ổn định tổ chức 1’: Kiểm diện học sinh. 4.2. Kiểm tra miệng: 5’ Câu hỏi kiểm tra bài cũ 1. Mục đích của thu hoạch nông sản? (5đ) Kể các phương pháp chế biến?(5đ) 2. Bảo quản và chế biến nông sản về mục tiêu có điểm gì giống và khác nhau ? (6đ) Kể các phương pháp bảo quản ? Nêu ví dụ minh họa (4đ) Đáp án - Mục đích của thu hoạch nông sản: Thu hoạch đúng độ chín nhanh gọn và cẩn thận để đảm bảo chất lượng và số lượng nông sản. - Các phương pháp chế biến : Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp, chế xirô - Giống: Cùng mục đích, tăng giá trị nông sản. - Khác: Bảo quản giữ nguyên trạng thái sản phẩm. Chế biến đổi sản phẩm khác trạng thái, tăng giá trịsử dụng. - Các phương pháp bảo quản: + Các loại hạt cần phơi hay sấy khô: lúa, ngô, đậu + Các loại rau cần phơi để giảm nước: cải + Loại bỏ quả giập nát, chọn quả tươi, nguyên. Câu hỏi liên quan bài mới: 3. Cho biết các phương thức canh tác phổ biến trong sản xuất trồng trọt mà em biết?(9đ) Đáp án: +Luân canh, + Xen canh, + Tăng vụ. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV:Giới thiệu bài Một trong những nhiệm vụ của trồng trọt là tăng số lượng và chất lượng nông sản. Một trong những cách tăng số lượng, chất lượng sản phẩm là luân canh, xen canh, tăng vụ. Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là làm thế nào? Bài học hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề đó. HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu luân canh, xen canh, tăng vụ.(24’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức:+ Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ + Phân biệt được luân canh, xen canh, tăng vụ. - Kỹ năng: Rèn HS biết vận dụng kiến thức để đề xuất kế hoạch luân canh, xen canh, tăng vụ trên đất trồng trọt của gia đình. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: hình vẽ 33 sgk/51 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1: - GV nêu ví dụ + Khu đất A trong một năm người ta trồng lúa chiêm, lúa mùa. + Khu đất B trong một năm người ta trồng khoai lang, lúa xuân, lúa mùa. + Khu đất C trong một năm người ta trồng rau, đậu, lúa mùa. ? Khu đất nào đã trồng luân canh? ( Khu đất B, C trồng luân canh ) ? Vì sao gọi 2 khu đất đó là trồng luân canh ? - GV chốt ý ? Luân canh có lợi gì về kinh tế?   GV: HS nêu ví dụ về hình thức luân canh cây trồng mà em biết? - Từ các ví dụ HS nêu GV ghi bảng làm ví dụ và phân tích để HS thấy rõ các hình thức luân canh.   HS thiết kế các hình thức luân canh dựa vào các ví dụ đã nêu. B2: - GV treo tranh hình 33 SGK/ 51 - GV: Giới thiệu đây là công thức xen canh giữa ngô và đậu tương.   HS nêu một số ví dụ về xen canh ? Thế nào là hình thức xen canh? GV nhấn mạnh cho HS chú ý dấu hiệu của xen canh: Trồng xen loại cây thứ hai tận dụng không gian, tăng thu hoạch. Trồng hai loại cây trên cùng một diện tích chưa phải là xen canh. GV nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức : Trên một thửa ruộng trồng một nữa khoai tây, môt nữa còn lại là xu hào. Gọi là xen canh được không? Vì sao? ( Không, vì không trồng xen hai loại cây và không tăng thêm thu hoạch trên cùng một diện tích ) B3: GV: Nêu ví dụ về tăng vụ mà em biết ? - Vì sao gọi đó là tăng vụ ? + HS trả lời. + HS khác bổ sung – GV tổng kết I. Luân canh, xen canh, tăng vụ 1. Luân canh Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích Làm cho đất giữ cân đối độ phì nhiêu và tăng sản lượng thu hoạch * Các hình thức luân canh: - Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau. VD: Ngô – Đậu tương - Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước. VD: Ngô – Lúa mùa. - Luân canh giữa cây trồng nước với nhau VD: Lúa xuân – Lúa mùa 2. Xen canh - Trồng xen thêm một cây khác trên cùng một diện tích. VD: Ngô xen với đậu tương 3. Tăng vụ : Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích. Nhằm tăng tăng thêm sản lượng thu hoạch HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ (10’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Tác dụng của các phương thức canh tác này - Kĩ năng: tư duy, phân tích ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: hợp tác nhóm nhỏ - Phương tiện dạy học: bảng phụ (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Dựa vào nhóm từ có sẵn trong SGK/51 để điền vào chỗ chấm các câu SGK/ 51   Đại diện nhóm báo cáo B2: GV tổng kết cho HS ghi bài. @ Giáo dục sử dụng NLTK và HQ Luân canh xen canh là phương thức canh tác tận dung được dất dai, ánh sáng, điều hòa dinh dưỡng giữa các loại cây trồng, cải tạo đất và làm giảm sâu bệnh phá hại II. Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vu - Luân canh là làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh. - Xen canh Sử dụng hợp lí đất đai ánh sáng và tăng sản phẩm thu hoạch - Tăng vụ: Góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: - Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? ( HS nêu định nghĩa phần I ) - Hãy nêu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ? ( HS nêu phần II ). - Bài tập : ( HS thảo luận nhóm ) Tìm các từ cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm của các câu sau, cho phù hợp (c)Trước chỉ gieo trồng một vụ, nay gieo trồng hai vụ. (b)Trồng hai loại cây trên cùng diện tích, cây thứ hai trồng xen dưới phần đất trống của loại cây thứ nhất. (a)Mỗi vụ trồng một loại cây khác nhau trên cùng diện tích trong năm . ................................. gọi là luân canh ................................. gọi là xen canh. ................................. gọi là tăng vụ 5.2 Hướng dẫn học tập: – Đối với bài học ở tiết học này: + HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. + Tự “Ôn tập” (Học ôn nội dung phần trồng trọt dựa vào câu hỏi SGK/ 52) + Tham khảo kiến thức phần II: Lâm nghiệp. – Đối với bài học ở tiết học tiết theo: + Đọc trước nội dung bài 30: Vai trò và nhiệm vụ phát triển ngành chăn nuôi + Cho biết vai trò ngành chăn nuôi đối với nền kinh tế quốc dân? + Quan sát tranh hình và hoàn thành trước bài tập SGK/81 6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_22_bai_21_luan_canh_xen_canh_ta.doc