I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò quan trọng của rừng.
- Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.
3.Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường hiện nay.
II. CHUẨN Bị:
1. Giáo viên: Hình 33,34,35 SGK phóng to.
2. Học sinh: Xem trước bài 22.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 22, Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng - Hoàng Xuân Lỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2013
Lớp dạy 7B tiết Ngày dạy //. Sĩ số .. Vắng..
PHẦN 2: LÂM NGHIỆP
CHƯƠNG I: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG
Tiết 22 - Bài 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò quan trọng của rừng.
- Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.
3.Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường hiện nay.
II. CHUẨN Bị:
1. Giáo viên: Hình 33,34,35 SGK phóng to.
2. Học sinh: Xem trước bài 22.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Giới thiệu bài mới:
Giới thiệu bài mới: Ta đã học xong phần Trồng trọt. Hôm nay ta học thêm một phần nữa không kém phần quan trọng. Đó là phần Lâm nghiệp. Để hiểu rõ lâm nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào ta vào bài mới.
Chú ý
Hoạt động 2: Vai trò của rừng và trồng rừng.
Treo tranh, yêu cầu Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
Hỏi: Cho biết vai trò của rừng và trồng rừng?
Hỏi: Nếu phá hại rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì?
\\\\\\\
Tổng kết, ghi bảng.
Quan sát và trả lời CH
Trả lời: - Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ: chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy.
- Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí.
Trả lời: Gây ô nhiễm môi trường dẫn đến hiệu ứng nhà kính, làm cho đất bị sói mòn trôi đi chất dinh dưỡng của đất...
Ghi vở
I. Vai trò của rừng và trồng rừng:
- Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ: chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy.
- Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí.
Hoạt động 3: Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
Giáo viên treo hình 35 và giải thích sơ đồ và trả lời các câu hỏi:
Hỏi: Em có biết rừng bị phá hại, diện tích rừng bị suy giảm là do nguyên nhân nào không?
Hỏi: Em hãy nêu một số ví dụ về tác hại của sự phá rừng.
GV gọi đại diện nhóm trả lời
GV Tổng kết, ghi bảng.
-Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục II.2 và trả các câu hỏi:
Hỏi: Trồng rừng để đáp ứng nhiệm vụ gì?
Hỏi: Trồng rừng sản xuất là như thế nào?
Hỏi: Trồng rừng phòng hộ để làm gì?
Hỏi: Trồng rừng đặc dụng là như thế nào?
Hỏi: Em cho một số ví dụ về trồng rừng đặc dụng?
Hỏi: Ở địa phương em,nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu, vì sao?
Gọi đại diện nhóm trả lời
Kết luận
Quan sát và trả lời câu hỏi
Thảo luận
Thảo luận
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Ghi bài
Đọc thông tin
Trả lời: Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
-Trồng rừng sản xuất.
-Trồng rừng phòng hộ.
- Trồng rừng đặc dụng.
Thảo luận
Đại diện nhóm trả lời
Ghi bài
II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
1. Tình hình rừng ở nước ta.
Rừng nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.
2. Nhiệm vụ của trồng rừng:
Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
-Trồng rừng sản xuất.
-Trồng rừng phòng hộ.
- Trồng rừng đặc dụng.
3. Củng cố:
-Học sinh đọc phần ghi nhớ.
-Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào?
-Nêu những nhiệm vụ của trồng rừng.
4. Dặn dò:
- Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 23.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_22_bai_22_vai_tro_cua_rung_va_n.doc