1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức :
- Biết được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi .
- Biết được các pp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi
1.2 Kĩ năng :
- Biết cách thái rau , nấu cám lợn , phơi khô cơm thừa cho gà và rơm rạ cho trâu bò.
- Quan sát, phân tích tranh hình
1.3 Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn hợp lí.
- Biết cách bảo quản một số thức ăn vật nuôi trong gia đình .
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
3. CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hình 66 SGK phóng to.
3.2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài,
+Tìm hiểu các PP chế biến và dự trữ thức ăn.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 32, Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi - Lâm Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 32
Tuần ( CM):26
Ngày dạy:.
Baøi 39: CHEÁ BIEÁN VAØ DÖÏ TRÖÕ THÖÙC AÊN CHO VAÄT NUOÂI
1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức :
- Biết được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi .
- Biết được các pp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi
1.2 Kĩ năng :
- Biết cách thái rau , nấu cám lợn , phơi khô cơm thừa cho gà và rơm rạ cho trâu bò.
- Quan sát, phân tích tranh hình
1.3 Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn hợp lí.
- Biết cách bảo quản một số thức ăn vật nuôi trong gia đình .
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
3. CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hình 66 SGK phóng to.
3.2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài,
+Tìm hiểu các PP chế biến và dự trữ thức ăn.
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 5’
Câu 1:
a/ Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?(5đ)
Nước đựơc cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu
- Protêin đựơc cơ thể hấp thụ dưới dạng các axit amin.
- Lipit được hấp thụ dưới dạng các glyxêrin và axit béo
b/ Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?(5)
Sau khi đựơc vật nuôi tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi thịt, trứng, sữa, năng lượng làm việc.
Câu 2: Cho biết các pp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? (9đ)
Đáp án:
Các pp chế biến
- PP vật lí
-PP hóa học
- Kiềm hóa thức ăn có nhiều xơ
- PP vi sinh: ủ men
Một số phương pháp dự trữ thức ăn
Làm khô: cỏ, rơm, củ, hạt
Ủ xanh: rau cỏ tươi xanh
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV:Giới thiệu Sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản được thu hoạch dùng làm thức ăn cho vật nuôi phải được qua chế biến nhằm tăng hiệu quả sử dụng của thức ăn. Mặt khác sản phẩm nông lâm, thuỷ sản cần đuợc dự trữ để chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi, nhất là những mùa khan hiếm thức ăn.
HS: ghi tựa bài học
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn:(15’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Kỹ năng: Liên hệ thực tế.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề..
- Phương tiện dạy học: ko
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
- GVĐVĐ: ở Sgk, CN6 cũng đã giới thiệu mục đích của chế biến TP cho người. Vậy vật nuôi cũng phải qua chế biến.
- GV yêu cầu HS đọc toàn bộ phần I - SGK.
- HS đọc nội dung SGK.
(?): Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau, thức ăn thừa nhằm mục đích gì ?
- HS: Giảm thể tích thức ăn, diệt trừ mầm bệnh
(?): Khi cho gà, vịt ăn rau thường phải thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì ?
- HS: Phù hợp với mỏ gà, vịt.
(?): Khi bổ sung đậu tương, đỗ vào thức ăn, người chăn nuôi thường phải rang chín, nghiền nhỏ rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì ?
- HS: Có mùi thơm, phá huỷ chất độc có trong đậu tương.
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK đó chính là mục đích của chế biến thức ăn vật nuôi.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
B2:
(?):Mỗi năm mỗi loại thức ăn đều có mùa vụ, để có thức ăn quanh năm người nông dân thường làm gì ?
- HS: Người nông dân thường dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
(?): Vào mùa gặt người nông dân thường đánh cây rơm, rạ nhằm mục đích gì ?
- HS: Dự trữ thức ăn cho trâu bò ăn dần
(?): Để có thóc, ngô, khoai, sắn cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân thường phải làm gì ?
- HS: Người nông dân thường thái nhỏ, phơi khô và cắt nơi kín đáo, thoáng mát.
- GV kết luận: Từ các ví dụ trên em cho biết dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì ?
- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
GV Tích hợp GDTKNL: Làm tăng chất lượng thức ăn trong chăn nuôi, giúp vật nuôi ăn ngon miệng, giúp cho quá trình tiêu hóa tốt -> tránh lãng phí thức ăn.
- Áp dụng KHKT tiên tiến để chế biến thức ăn nhằm tránh làm thất thoát chất dinh dưỡng có trong thức ăn vật nuôi.
I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
1. Mục đích chế biến thức ăn:
- Tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá
- Loại bỏ chất độc và các loại vi trùng gây bệnh
- Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng.
2. Dự trữ thức ăn.
- Nhằm giữ thức ăn lâu bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn đủ thức ăn cho vật nuôi.
HOẠT ĐỘNG 3:Tìm hiểu về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn(18p)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhận biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
- Kĩ năng: Biết cách thái rau , nấu cám lợn , phơi khô cơm thừa cho gà và rơm rạ cho trâu bò.
Quan sát, phân tích tranh hình.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề..
- Phương tiện dạy học: H66
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
GV ĐVĐ: Có nhiều phương pháp chế biến khác nhau nhưng khái quát lại thì đều ứng dụng các kiến thức vật lí, hoá học, vi sinh vật để chế biến thức ăn.
- Y/c Hs quan sát H.66 để nhận biết các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi. Sau đó thảo luận nhóm (5’) hoàn thiện các phương pháp vật lí, hoá học, vi sinh vật biểu thị mở mỗi hình ?
- HS: Quan sát và nhận biết.
- Thảo luận nhóm (5’). Đại diện nhóm báo cáo:
+ Vật lí: 1, 2, 3;
+ Hoá học: 6, 7;
+ Vi sinh vật: 4;
+ H.5 sử dụng tổng hợp các phương pháp.
(?):Qua các phần trên em hãy cho biết có những phương pháp chế biến thức ăn nào ?
- HS dựa vào SGK trả lời, em khác nhận xét, bổ sung.
B2:
(?):Cho HS quan sát H67 và nhận biết các phương pháp dự trữ thức ăn ?
- HS: Quan sát H.67 và nhận biết các phương pháp
(?):Trong chăn nuôi thường sử dụng phương pháp nào để dự trữ thức ăn ?
- HS: Làm khô và ủ xanh
(?):Các phương pháp đó thực hiện như thế nào ?
- HS: TL theo ý hiểu cá nhân
=>KL:.
(?):Quan sát tiếp H.67 điền từ thích hợp vào chỗ trống cho phù hợp với phương pháp dự trữ thức ăn ?
- HS:..làm khô.
..ủ xanh..
II.Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn:
1.Các phương pháp chế biến thức ăn:
- Cắt ngắn: áp dụng cho thức ăn thô, xanh
- Nghiền nhỏ: Đối với thức ăn hạt.
- Xử lí nhiệt: Đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.
- Lên men, đường hoá: với thức ăn giàu tinh bột.
- Kiềm hoá: Với thức ăn có nhiều xơ.
- Tạo thức ăn hỗn hợp: Trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí với nhau.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn.
- Làm khô bằng nhiệt từ mặt trời hoặc sấy.
- ủ xanh đối với thức ăn xanh.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết: Giáo viên gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
* Tại sao phải chế bíên và dự trữ thức ăn vật nuôi?
Mỗi năm thu hoạch rau, lương thực thường có mùa vụ, mùa hè thường thừa thức ăn, mùa đông lại thiếu. Để vật nuôi có đủ thức ăn quanh năm người chăn nuôi phải dự trữ thức ăn.
* Kể một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
* Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?
* GV Giải thích thêm cho học sinh biết việc tận dụng các loại rau, cây, phế phẩm nông nghiệp để chế biến , dự trữ thức ăn cho vật nuôi, góp phần bảo vệ môi trường. Chế biến thức ăn đúng kĩ thuật tránh được các dư lượng các chất hóa học trong cơ thể vật nuôi, bảo vệ sức khỏe cho người ăn, không bị tác động xấu của các chất hóa học.
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Chuẩn bị bài: “ Sản xuất thức ăn vật nuôi”.
+ Tìm hiểu cách sản xuất thức ăn vật nuôi ở gia đình và địa phương
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_32_bai_39_che_bien_va_du_tru_th.doc