I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu được mục đích và biết được phương pháp chế bíên và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, baỏ quản thức ăn vật nuôiở gia đình, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp:Bảng phụ kẻ hình 66 trang 105.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định ( 1) 7a . 7b 7c
2. Bài cũ:( 4) Thức ăn được vật nuôi tiêu hóa như thế nào( 6đ)Nêu vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.(4đ)
3. Giới thiệu bài (1): Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?Một trong những công việc quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc là gì?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 35: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16.03.08 TUẦN 27
Ngày dạy :20.03.08 Tiết 35: chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu được mục đích và biết được phương pháp chế bíên và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, baỏ quản thức ăn vật nuôiở gia đình, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp:Bảng phụ kẻ hình 66 trang 105.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định ( 1’) 7a ......... 7b 7c
2. Bài cũ:( 4’) Thức ăn được vật nuôi tiêu hóa như thế nào( 6đ)Nêu vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.(4đ)
3. Giới thiệu bài (1’): Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?Một trong những công việc quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc là gì?
4. Các họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1 (16 phút): Tìm hiểu mục đích của việc chế biến và dự trữ.
- GV rtước khi cho lợ ăn cần phải làm gì đối với rau cám?
- HS:cần pjải đun nấu.
- GV hỏi: vậy đun nấu nhàm mục đích gì?
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV rồi trả lời:
+giảm thể tích, diệt được các mầm bệnh, giảm được độ thô cứng ...
- GV: muốn bổ sung đậu ăn vào thành phần ăn của đậu tương ta cần phải làm gì?
-HS: Nghiền nhỏ, rang, sấy....
- GV hỏi: Rang, sấy nhàm mục đích gì?
HS: làm việc cá nhân rồi trả lời : có mùi thơm phá hủy chất độc hại.
GV Mục đích của việc chế biến thức ăn là gì?
HS trả lời cá nhân: Tăng tính ngon miệng , dễ tiêu hóa, loại bỏ chất độc hại và các vi trùng gây bệnh tăng giá trị dinh dưỡng.
Tại sao phải dự trữ thức ăn?
HS trả lời theo yêu cầu của GV.
GV gọi 1 HS đọc ví dụ 1.
HS cả lớp chú ý lắng nghe bạn đọc.
GV hỏi vào mùa gặt người ta thường đóng rơm lại để làm gì? Để có thức ăn vật nuôi quanh năm ta cần phải làm gì?
HS trả lời cá nhân: Dự trữ thức ăn cho trâu bò. Thái, phơi, cất vào chum vại.
Vậy dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì?
Vậy có những phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn nào?
Hoạt động 2: (18phút) Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
GV treo bảng phụ hình 66 và yêu cầu hoàn thành bài tập điền từ.
- HS làm việc và thảo luận theo nhóm.
- GV: cho đại diện một vài nhóm trả lời.
- HS: trả lời theo yêu cầu của GV cả lớp lắng nghe rồi nhận xét bổ dung.
- GV có mấy phương pháp chế biến thức ăn?
-Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn ? là những phương pháp nào?
-Cho HS quan sát hình 67 yêu cầu HS hòan thành bài tập điền từ.
-Cho HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề bài.
Hoạt động 3:( 4 phút) Tổng kết.
-Cho 1 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
-Cả lớp chú ý lắng nghe bạn đọc.
-GV cho HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài.
-HS hỏi: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn ở nước ta.
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ.
1. Chế biến thức ăn.
Tăng tính ngon miệng , dễ tiêu hóa, loại bỏ chất độc hại và các vi trùng gây bệnh tăng giá trị dinh dưỡng.
2. Dự trữ thức ăn.
Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
II.PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn.
Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh. Nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt.
Xử lí đối với thức ăn có chất độc hại.
Các thức ăn giàu tinh bột dừng phương pháp đường hóa hoặc ủ lên men.Kiềm hóa đối với thức ăn có nhiều xơ. Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn
- Phương pháp làm khô .
- Phương pháp ủ xanh
5. Dặn dò:(1phút) Học kĩ các nội dung : mục đích chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn ở nước ta.
- Chuẩn bị: Hòan thành bảng trang 107 vào vở bài tập.Nêu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtin và gluxít.
-------------------- v -----------------------
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_35_che_bien_va_du_tru_thuc_an_c.doc