Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 38, Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi - Lâm Trang

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:HS biết được:

- Vai trò và những yếu tố cần có để chuồng nuôi hợp vệ sinh và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi

1.2. Kĩ năng:

- Ứng dụng được các tiêu chuẩn kĩ thuật của chuồng nuôi và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.

1.3. Thái độ:

- Thói quen: yêu thích ngành chăn nuôi.

- Tích cách: Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Chuồng nuôi

- Vệ sinh phòng bệnh

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: Tranh hình 10,11

3.2. Học sinh : Tìm hiểu vai trò của chuồng nuôi và tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 38, Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi - Lâm Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI Mục tiêu: Học sinh biết được các tiêu chuẩn kĩ thuật về chuồng nuôi và mục đích của việc vệ sinh trong chăn nuôi. Học sinh hiểu được kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi. Cách phòng trị cho vật nuôi. Tiết: Tuần ( CM): . . . . . . . Ngày dạy:. Bài 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức:HS biết được: - Vai trò và những yếu tố cần có để chuồng nuôi hợp vệ sinh và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi 1.2. Kĩ năng: - Ứng dụng được các tiêu chuẩn kĩ thuật của chuồng nuôi và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. 1.3. Thái độ: - Thói quen: yêu thích ngành chăn nuôi. - Tích cách: Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Chuồng nuôi - Vệ sinh phòng bệnh 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Tranh hình 10,11 3.2. Học sinh : Tìm hiểu vai trò của chuồng nuôi và tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh 4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: 5’ Câu hỏi: Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Đáp án: Tránh mưa, nắng, gió rét, Nuôi nhốt hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh Có thể sử dụng máy móc để cho ăn, uống, làm vệ sinh đồng loạt. Hạn chế con vật thải phân ra làm ô nhiễm môi trường, tránh phá hoại sản xuất hoa màu Che mát lúc trời nắng, giữ ẩm khi trời lạnh, tránh gió lùa mạnh vào mùa lạnh Chuồng luôn khô ráo, có nơi chứa phân riêng, con vật không sống trong khu vực có nhiều phân và rác 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV:Giới thiệu HS: ghi tựa bài học Hoạt động 2:(20p) :Tìm hiểu tầm quan trong của vệ sinh trong chăn nuôi (1) Mục tiêu: - Kiến thức:Nhận biết được tầm quan trọng của chuồng nuôi trong chăn nuôi và những tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh - Kỹ năng: Tư duy độc lập ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: hình 10 phóng to (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1: GV đàm thoại với HS GV: Chuồng nuôi giúp con vật tránh các yếu tố thời tiết tác động vào như thế nào? HS: Tránh mưa, nắng, gió rét, GV: Mức độ tiếp xúc với vi trùng ký sinh trùng gây bệnh ở con vật nhốt và con vật nuôi thả tự do khác nhau như thế nào? HS: Nuôi nhốt hạn chế tíêp xúc với mầm bệnh GV: Muốn chăn nuôi số lượng lợn gà nhiều theo kiểu công nghiệp chuồng nuôi có vai trò như thế nào? HS: Có thể sử dụng máy móc để cho ăn, uống, làm vệ sinh đồng loạt GV: Nuôi con vật trong chuồng góp phần giữ vệ sinh môi trường sống như thế nào? HS: Hạn chế con vật thải phân ra làm ô nhiễm môi trường, tránh phá hoại sản xuất hoa màu B2:GV: Yêu cầu học sinh đọc sơ đồ 10/116 SGK Làm thế nào để nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp yêu cầu sinh lí con vật? HS: Che mát lúc trời nắng, giữ ẩm khi trời lạnh, tránh gió lùa mạnh vào mùa lạnh GV: Làm thế nào giữ được độ ẩm chuồng nuôi hợp vệ sinh? HS: Chuồng luôn khô ráo, có nơi chứa phân riêng, con vật không sống trong khu vực có nhiều phân và rác GV: Chuồng làm thế nào để đảm bảo độ chiếu sáng ít khí độc? HS: Hướng về phía Nam hoặc Đông-Nam tận dụng ánh sáng ban mai và gió hướng Nam mát mẻ GV: Cho học sinh làm bài tập/117 SGK HS: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 69 * Vì sao bố trí hướng chuồng theo cách a là không phù hợp? HS: Không tận dụng được ánh sáng mặt trời, mùa đông gió lạnh nguy hiểm sức khỏe vật nuôi GV: Chuồng 1 dãy có đặc điểm gì? HS: Có nhiều ngăn, có đường vận chuyển thức ăn và quét dọn, máng ăn bố trí trong ô chuồng sân chơi và máng uống ở ngoài trời GV: Kiểu chuồng 2 dãy có đặc điểm gì? HS: Hai dãy chuồng 2 bên, hành lang ở giữa làm đường đi, máng ăn bố trí 2 bên hành lang sân chơi và máng uống ngoài trời bên ngoài 2 dãy chuồng I. Chuồng nuôi 1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi: Bảo vệ sức khỏe vật nuôi. Góp phần nâng cao năng suất vật nuôi. 2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh - Nhiệt độ thích hợp - Độ ẩm: 60 – 75% - Độ thông thoáng tốt - Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi - Không khí: ít khí độc * Chú ý: - Hướng chuồng: hướng nam hoặc đông –nam - Kiểu chuồng: 1 dãy hoặc 2 dãy Hoạt động 3: (16’):Tìm hiểu về vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Nhận biết được các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. - Kĩ năng: Liên hệ thực tế ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: H11 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1: (?):Vệ sinh phòng bệnh có vai trò gì ? - HS: Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra. =>KL:Để đạt được hiệu quả kinh tế, thì phương châm của vệ sinh trong chăn nuôi là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” B2: GV: Giới thiệu sơ đồ 11 (sgk/ T118), yêu cầu học sinh quan sát và trả lời: (?):Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi phải đạt những yêu cầu nào ? - HS: Quan sát sơ đồ 11 Khí hậu, thức ăn, nước, vệ sinh chuồng nuôi. (?):Vệ sinh thân thể vật nuôi có tác dụng gì ? - HS: Duy trì sức khoẻ, sức sản xuất, có tác dụng làm quen huấn luyện để vật nuôi thuần thục, dễ chăm sóc, quản lí. =>KL: Trong các biện pháp vệ sinh thân thể, cần chú ý tới tắm chải và vận động hợp lí. (?):Tắm chải có tác dụng như thế nào với vật nuôi ? - HS: Vật nuôi sạch sẽ, khoẻ mạnh, tránh được các mầm bệnh. * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: cần giữ gìn chuồng nuôi như thế nào để không gây ảnh hưởng môi trường? Chuồng nuôi và vệ sinh phòng bệnh đúng kĩ thuật góp phần: nâng cao năng suất chăn nuôi, tạo môi trường thích hợp cho vật nuôi, hạn chế mầm bệnh, tránh được bệnh dịch, thu chất thải làm phân bón hữu cơ bón cho cây trồng, tránh ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sưc khỏe con người. II. Vệ sinh phòng bệnh 1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi Để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất chăn nuôi 2. Các biện pháp vệ sinh môi trường sống của vật nuôi a. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi b. Vệ sinh thân thể cho vật nuôi 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ - Gọi học sinh trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. * Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh? - Nhiệt độ thích hợp; Độ ẩm: 60 – 75% ; Độ thông thoáng tốt - Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi - Không khí: ít khí độc * Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi? Để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất chăn nuôi * Các biện pháp vệ sinh môi trường sống của vật nuôi? - Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi ; Vệ sinh thân thể cho vật nuôi 5.2 Hướng dẫn học tập: – Đối với bài học ở tiết học này: + HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. – Đối với bài học ở tiết học tiết theo: + Chuẩn bị trước bài: “Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi” ? Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì. 6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_38_bai_44_chuong_nuoi_va_ve_sin.doc