I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được vai trò của chuồng nuôi và vệ sinh bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích vấn đề qua sơ đồ, kênh hình.
3. Thái độ: Có ý thức cao trong việc giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ sơ đồ 10/ 116; Hinh2 69/ 117, sơ đồ 11/ 118.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định ( 1) 7a . 7b 7c
2. Giới thiệu bài (1): Theo em, điều quan trọng nhất của mỗi con người là gì? ( Sức khoẻ). Có sức khoẻ thì mỗi chúng ta sẽ thực hiện được rất nhiều điều mình mong muốn. Vậy, một trong những vấn đề liên quan nhiều nhất đến sức khoẻ của cả cộng đồng, đặc biệt là ở vùng nông thôn chúng ta thì chuồng nuôigia súc, gia cầm và cách vệ sinh nó như thế nào để giảm thiểu tối đa đến vấn đề sức khoẻ của cộng đồng là điều đáng quan tâm nhất? Bài học hôm nay thầy trò mình cùng tìm hiểu.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 39: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.04.2008 TUẦN 28
Ngày dạy :0 3.04.2008
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
Tiết 39: chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được vai trò của chuồng nuôi và vệ sinh bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích vấn đề qua sơ đồ, kênh hình.
3. Thái độ: Có ý thức cao trong việc giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ sơ đồ 10/ 116; Hinh2 69/ 117, sơ đồ 11/ 118.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định ( 1’) 7a ......... 7b 7c
2. Giới thiệu bài (1’): Theo em, điều quan trọng nhất của mỗi con người là gì? ( Sức khoẻ). Có sức khoẻ thì mỗi chúng ta sẽ thực hiện được rất nhiều điều mình mong muốn. Vậy, một trong những vấn đề liên quan nhiều nhất đến sức khoẻ của cả cộng đồng, đặc biệt là ở vùng nông thôn chúng ta thì chuồng nuôigia súc, gia cầm và cách vệ sinh nó như thế nào để giảm thiểu tối đa đến vấn đề sức khoẻ của cộng đồng là điều đáng quan tâm nhất? Bài học hôm nay thầy trò mình cùng tìm hiểu.
3. Các họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1 (20 phút): Tìm hiểu chuồng nuôi
- GV: Nếu chăn nuôi lợn hoặc bò mà không làm chuồng trại liệu có được không? Vì sao?
- HS: Không thể nuôi gia súc hoặc gia cầm ngoài trời vì thời tiết, ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ vật nuôi như trời quá nắng hoặc quá rét sẽ làm cho vật nuôi không đủ sức đề kháng để chống chọi, dẫn đến kết quả là vật nuôi nhiễm bệnh và chết
- GV: Theo em, chuồng nuôi có vai trò gì với vật nuôi?
-HS: Trả lời cá nhân.
- GV: Trong các câu trả lời a, b, c, d, e/ 116 thì câu trả lời nào đúng nhất về vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi?
- HS: Câu e
- GV: Quan sát sơ đồ 10, rồi điền các từ thích hợp vào chỗ trống hoàn chỉnh các câu trên bảng phụ.
- HS: Lên bảng điền trực tiếp ở bảng phụ. HS khác quan sát và nhận xét. GV chốt. Cả lớp kẻ sơ đồ vào vở.
- GV giảng cách bố trí hướng chuồng. HS lắng nghe
- GV hỏi: Tại sao nên làm chuồng quay về hướng Nam hay Đông – Nam?
- HS: Trả lời cá nhân.
- GV: Giới thiệu hai kiểu chuồng một dãy và hai dãy theo 70 và 71/ 117 SGK.
- HS: Lắng nghe.
Hoạt động 2: (18 phút) Tìm hiểu vệ sinh phòng bệnh
- GV: Theo tập quán của người miền Bắc thì chăn nuôi được bố trí ở đầu trong khuôn viện đất ở?
- HS: Bố trí ở bên duới của nhà sàn.
- GV: Theo em bố trí như thế liệu có hợp vệ sinh không? Hậu quả của nó với con người là gì? Liên hệ thực tế ở địa phương mình?
- HS: Trả lời theo yêu cầu của GV.
- GV: Vậy, vệ sinh trong chăn nuôi có tầm quan trọng như thế nào với sức khoẻ cộng đồng?
- HS: Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
- GV: Dịch bệnh phổ biến hiện nay trong chăn nuôi gia súc, gia cầm là gì?
- HS: Long mồm lở móng ở lợn, bò và H5N1 ở gà, vịt
- GV: Vậy, hiện nay phương châm tiêm ngừa vắcxin cho đàn gia súc, gia cầm là hình thức “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Theo em vì sao phải làm như vậy?
- HS: Trả lời theo sự hiểu biết cà nhân. GV chốt.
- GV: Quan sát sơ đồ 11/ 118 sgk, cho biết vệ sinh môi trường sống của vật nuôi phải đạt những yêu cầu nào?
- HS: Khí hậu chuồng, thức ăn, xây dựng chuồng trại, nước
- GV: Ngoài ra còn có biện pháp nào khác giúp vật nuôi phòng trừ bệnh? Em hãy trình bày rõ hơn biện pháp này?
- HS: Vệ sinh thân thể vật nuôi.
Họat động 3: ( 4phút)Tổng kết.
- Cho 1 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Cả lớp chú ý lắng nghe bạn đọc.
- Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh.Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu gì?
- HS làm việc cá nhân rồi trả lời theo yêu cầu của GV.
- GVCho HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài.
I. CHUỒNG NUÔI
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi
- Là “nhà” của vật nuôi.
- Bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
Độthông thoáng tốt
Nhiệt độ thích hợp
Độ ẩm chuồng 60-75 %
Chuồng nuôi hợp vệ sinh
Không khí: ít khí độc.
Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi
- Nên bố trí chuồng nuôi theo hướng
Nam hay Đông – Nam
II. VỆ SINH PHÒNG BỆNH
1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi.
- Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và nâng cao năng suất trong chăn nuôi
2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
a. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi gồm: Khí hậu chuồng, thức ăn, xây dựng chuồng trại, nước
b. Vệ sinh thân thể vật nuôi tốt để diệt trừ mầm bệnh và nâng cao sức chống đỡ bệnh tật cho cơ thể vật nuôi.
5. Dặn dò:( 1 phút) - Học kĩ các nội dung: câu hỏi 1, 2, 3/ sgk 118
- Chuẩn bị bài: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi. Cụ thể: Cách chăn nuôi vật nuôi non. Chăn nuôi vật nuôi đực giồng, nuôi cái sinh sản như thế nào để đạt hiệu quả. Liên hệ thực tế tại gia đình.
-------------------- v -----------------------
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_39_chuong_nuoi_va_ve_sinh_trong.doc