1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
Học sinh biết và hiểu được một số biện pháp kĩ thuật trong chăm nuôi vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản.
1.2. Kĩ năng
Học sinh thực hiện được và thành thạo: kĩ năng phân tích và xử lí thông tin.
1.3. Thái độ
Thông qua nội dung bài học, học sinh sẽ vận dụng kiến thức để vận dụng vào thực tế. Từ đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn.
2. Nội dung học tập
- Chăn nuôi vật nuôi non.
- Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
3. Chuẩn bị
3.1. Giáo viên: Nội dung câu hỏi thảo luận.
3.2. Học sinh: Tự nghiên cứu bài mới
4. Tổ chức các hoạt động học tập
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7a1:
4.2. Kiểm tra miệng
- Hãy nêu tầm quan trọng của chuồng nuôi và vệ sinh phòng bệnh?
Trả lời:
+ Tầm quan trọng của chuồng nuôi:
Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
Góp phần nâng cao năng suất vật nuôi.
+ Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi:
Phòng ngừa bệnh dịch và bảo bệ sức khỏe cho vật nuôi.
Góp phần nâng cao năng suất chăn
Tuần 30 - Tiết 40
Ngày dạy: 26/3/2013
Bài 45 NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
Học sinh biết và hiểu được một số biện pháp kĩ thuật trong chăm nuôi vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản.
1.2. Kĩ năng
Học sinh thực hiện được và thành thạo: kĩ năng phân tích và xử lí thông tin.
1.3. Thái độ
Thông qua nội dung bài học, học sinh sẽ vận dụng kiến thức để vận dụng vào thực tế. Từ đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn.
2. Nội dung học tập
- Chăn nuôi vật nuôi non.
- Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
3. Chuẩn bị
3.1. Giáo viên: Nội dung câu hỏi thảo luận.
3.2. Học sinh: Tự nghiên cứu bài mới
4. Tổ chức các hoạt động học tập
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7a1:
4.2. Kiểm tra miệng
- Hãy nêu tầm quan trọng của chuồng nuôi và vệ sinh phòng bệnh?
Trả lời:
+ Tầm quan trọng của chuồng nuôi:
Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
Góp phần nâng cao năng suất vật nuôi.
+ Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi:
Phòng ngừa bệnh dịch và bảo bệ sức khỏe cho vật nuôi.
Góp phần nâng cao năng suất chăn
4.3. Tiến trình bài học
Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao cần phải biết chăm sóc và nuôi dưỡng cho tốt. Muốn vậy phải nắm được đặc điểm của sự phát triễn cơ thể vật nuôi.
Hoạt động gv – hs
Nội dung
Hoạt động 1: (20 phút) Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi non.
* Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu được một số biện pháp kĩ thuật trong chăm nuôi vật nuôi non.
GV: Cho hs quan sát hình 72 và nghiên cứu nội dung thông tin phần I sgk trang 119 và thảo luận nhóm để trả lời yêu cầu sau:
- Nêu một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi?
- Cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non?
HS: Thực hiện theo nhóm- ghi nhận kết quả và cử đại diện nhóm báo cáo. HS nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét và kết luận vần đề.
Giới thiệu sơ về việc chăn nuôi vật nuôi đực giống:
GV: Đưa ra sơ đồ 12 sgk tr120, yêu cầu hs quan sát và diễn giảng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng.
- Căn cứ vào mục đích của chăn nuôi vật nuôi đực giống, ta cần chú ý thêm các đặc điểm nào của vật nuôi?
HS: Trả lời kết quả
HS nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét và đánh giá các vấn đề chính.
Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi sinh sản.
* Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu được một số biện pháp kĩ thuật trong chăm nuôi vật nuôi cái sinh sản.
GV: Yêu cầu hs quan sát sơ đồ 13 và phân tích các vấn đề: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản ở 2 giai đoạn.
GV: Yêu cầu hs đọc nội dung phầm III sgk trang,120,121 để kết luận về : “ Công việc chăm sóc vật nuôi cái sinh sản”.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm cả 2 vấn đề của GV đã đề cập. Ghi nhận kết quả của từng vấn đề ; Cử đại diện nhóm báo cáo.
HS: Nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét và đánh giá từng vấn đề cụ thể và kết luận các vấn đề chính.
I. Chăn nuôi vật nuôi non
1. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
- Chức năng miễn dịch chưa tốt
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non
- Giữ ấm cho cơ thể.
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiền sữa chất lượng tốt cho đàn con.
- Cho bú sữa đầu.
- Tập cho vật nuôi ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng.
- Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với ánh sáng.
- Giữ vệ sinh và phòng bệnh cho vật nuôi.
II. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
- Nuôi dưỡng: Cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn.
- Chăm sóc: Cho vật nuôi vận động, tắm chải vật nuôi hợp lí.
4.4. Tổng kết
Câu 4.1: Chăn nuôi vật nuôi non cần chú ý những vấn đề gì?
HS: - Giữ ấm cho cơ thể.
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiền sữa chất lượng tốt cho đàn con.
- Cho bú sữa đầu .
- Tập cho vật nuôi ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng .
- Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với ánh sáng,
- Giữ vệ sinh và phòng bệnh cho vật nuôi .
Câu 4.2: Nuôi dưỡng vật nuôi cái phải chú ý những vấn đề gì?
HS: Nuôi dưỡng: Cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn.
Chăm sóc: Cho vật nuôi vận động, tắm chải vật nuôi hợp lí.
4.5. Hướng dẫn học tập
Đối với bài học ở tiết học này:
HS học theo bài ghi và SGK.
Đối với bài học ở tiết học sau
Đọc trước nội dung bài: “Phòng tri bệnh thông thường cho vật nuôi”
Chú ý: Nguyên nhân sinh ra bệnh vật nuôi
Tìm hiểu cách phòng trị bệnh.
5. Phụ lục (không)