I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Xác định được nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
2. Kĩ năng: Nhận biết, phân tích vấn đề.
3. Thái độ: Có ý thức làm việc cẩn thận, chính xác.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 Nhiệt kế thuỷ ngân, 1 đĩa sếchxi, 1 bộ thang màu đo pH.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định : (1phút) 7a . 7b 7c
2. Kiểm tra :( 4phút)- Trình bày đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản? ( 5đ). Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần làm gì? ( 5đ)
3. Giới thiệu bài: (1phút) GV nêu mục tiêu cần đạt của bài thực hành.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 45: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph của nước nuôi thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12.04.08 TUẦN 32
Ngày dạy :21.04.08 Tiết 45: thực hành
XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ ph của nước nuôi thuỷ sản
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Xác định được nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
2. Kĩ năng: Nhận biết, phân tích vấn đề.
3. Thái độ: Có ý thức làm việc cẩn thận, chính xác.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 Nhiệt kế thuỷ ngân, 1 đĩa sếchxi, 1 bộ thang màu đo pH.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định : (1phút) 7a ......... 7b 7c
2. Kiểm tra :( 4phút)- Trình bày đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản? ( 5đ). Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần làm gì? ( 5đ)
3. Giới thiệu bài: (1phút) GV nêu mục tiêu cần đạt của bài thực hành.
4. Các họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: ( 2 phút) Chuẩn bị.
- GV yêu cầu lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các cá nhân và nhóm.
- Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị cho GV.
- GV: Yêu cầu các nhóm kiểm tra lại dụng cụ.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu quy trình thực hành:
- GV: Hướng dẫn cách đo nhiệt độ nước.
- HS: Lắng nghe lời hướng dẫn của GV.
- GV: Muốn đo nhiệt độ của nước ta cần làm ntn?
- HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV.
- GV: Dụng cụ gì đo độ trong của nước? Quy trình thực hiện ntn?
- HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV.
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện đo độ trong.
- HS: Lắng nghe lời hướng dẫn của GV.
- GV: Để xác định chính xác độ sâu cần tiến hành ntn?
- HS: Thả đĩa xuống sâu hơn rồi kéo lên cho đến khi thấy vạch đen trắng, ghi lại độ sâu.
- GV: Nhấn mạnh kết quả độ trong là số trung bình của 2 bước đo.
- HS: Lắng nghe GV giảng.
- GV: Dụng cụ gì để đo độ pH? Tiến trình thực hiện theo mấy bước?
- HS: Dùng giấy quỳ và thang màu pH. Thực hiện theo 2 bước.
- GV: Độ pH thích hợp để nuôi tôm, cá là bao nhiêu?
- HS: Trả lời theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 3: (21 phút) Tổ chức thực hành:
- GV: Cho HS thực hành theo nhóm và nhắc HS thực hiện theo đúng nội dung và trình tự thực hành.
- HS: tiến hành thực hành theo nhómvà hoàn thành vào mẫu báo cáo.
Họat động 4: (5phút) Tổng kết.
- GV: cho HS ngừng lại và trao đổi mẫu báo cáo giữa các nhóm.Cho HS nhận xét về bài thực hành dựa vào mục tiêu bài học.
- HS: nhận xét kết quả thực hành và nộp báo cáo lại cho GV.
- GV: nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ, kết quả thực hành.
I. QUY TRÌNH THỰC HÀNH:
1. Đo nhiệt độ nước
a. Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước từ 5 – 7 phút.
b. Bước 2: Nâng nhiệt kế lên và đọc kết quả.
2. Đo độ trong
a. Bước 1: Thả từ từ đĩa sếchxi xuống nước cho đếnkhi không thấy vạch đen, trắng ghi độ sâu.
b. Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn rồi kéo lên cho đến khi thấy vạch đen trắng, ghi lại độ sâu.
3. Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản.
a. Bước 1: Nhúng giấy đo pH vào nước khoảng 1 phút.
b. Bước 2: Đưa lên so sánh với thang màupH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ pH tương đương với pH của màu đó.
II. THỰC HÀNH:
5. Dặn dò: (1phút) - Nắm lại trình tự thực hành.
- Chuẩn bị bài: Thức ăn của động vật thuỷ sản. Những loại thức ăn của tôm, cá? Mối quan hệ về thức ăn như thế nào?
-------------------- v -----------------------
CÔNG NGHỆ 7 Số 10
Lớp 7a (ngày 06 tháng 3 năm 2008)
Đề 1
Câu 1:Thế nào là nhân giống thuần chủng . Nêu mục đích của việc nhân giống thuần chủng.Lấy 1 ví dụ về phương pháp nhân giống thuần chủng.
Câu 2:Nêu yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Câu 3: Giống vật nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi.
Lớp 7b (ngày ........... tháng 3 năm 2008), 7c (ngày .......... tháng 3 năm 2008)
Đề 2
Câu 1: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta.
Câu 2: Nêu các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Câu 3: Chọn phối là gì ?Nêu các phương pháp chọn phối ? lấy 1 ví dụ về chọn phối cùng giống và 1 ví dụ về chọn phối khác giống?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đề 1:
Câu 1( 5đ): Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.(2đ)
-Mục đích: tạo ra nhiều cá thể giống đã có với yêu cầu giữ được(1đ) và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống.(1đ)
-Nêu đúng ví dụ:(1đ)
Câu 2 ( 2đ): Yếu tố ảnh hưởng đế sự sinh trưởng và phát dục là:do đặc điểm về di truyền (1đ)điều kiện ngoại cảnh (1đ)
Câu 3( 2đ):là yếu tố quyết định đến năng suất ( 1đ) và chất lượng chăn nuôi (1đ)
Đề 2:
Câu 1 (3đ)- Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.
Câu 2: Nêu đúng 3 đặc điểm :+Không đồng đều (1đ)
+Theo giai đoạn (1đ)
+Theo chu kì (1đ)
Câu 3: Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.(1đ)
Các phương pháp chọn phối:-Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn ghép con đực và con cái trong cùng một giống.( 1đ)
-Muốn lai tạo thì chọn con đực với con cái khác giống.( 1đ)
Nêu đúng mỗi ví dụ (0,5đ)x 2= 1đ
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_45_thuc_hanh_xac_dinh_nhiet_do.doc