I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ được vai trò của nuôi thuỷ sản.
- Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản và ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao trong nghề nuôi thuỷ sản.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh để lấy thông tin, xử lý thông tin trong SGK.
3. Thái độ:
- Có ý thức yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Hình 75 SGK phóng to.
2. HS: Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 7A1 / 7A2 / .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Thức ăn cho vật nuôi thủy sản là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến năng xuất, chất lượng vật nuôi thủy sản. Vậy, phải cho động vật thủy sản ăn như thế nào?
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 46: Thức ăn của động vật thủy sản - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 20/03/2010
Tiết 46 Ngày dạy: ..
Bài 52: THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ được vai trò của nuôi thuỷ sản.
- Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản và ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao trong nghề nuôi thuỷ sản.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh để lấy thông tin, xử lý thông tin trong SGK.
3. Thái độ:
- Có ý thức yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Hình 75 SGK phóng to.
2. HS: Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 7A1/ 7A2/..
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Thức ăn cho vật nuôi thủy sản là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến năng xuất, chất lượng vật nuôi thủy sản. Vậy, phải cho động vật thủy sản ăn như thế nào?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá. (20’)
-GV: Giới thiệu các loại thức ăn của tôm, cá.
-GV: Yêu cầu HS tìm hiểu hình 82 SGK/141 và nêu các loại thức ăn của tôm, cá có sẵn trong tự nhiên.
-GV: Yêu cầu HS sắp xếp các loại thức ăn đó theo các nhóm.
-GV hỏi: Thế nào là thức ăn nhân tạo?
-GV: Yêu cầu HS quan sát hình 83 SGK/142 và phân loại các loại thức ăn nhân tạo. Nêu tên các loại thức ăn nhân tạo?
-GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế, nêu tên một số loại thức ăn nhân tạo thường dùng.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS: Tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi của GV.
-HS: Tìm hiểu và phân loại các loại thức ăn theo các nhóm.
- HS: Trả lời và ghi vở.
-HS: Phân loại: 3 nhóm: tinh, thô và thức ăn hỗn hợp.
-HS: Cám tổng hợp, càm gạo
I. Các loại thức ăn của tôm, cá:
1. Thức ăn tự nhiên: Vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy, mùn
2. Thức ăn nhân tạo:
- Thức ăn tinh
- Thức ăn thô.
- Thức ăn hỗn hợp.
Hoạt động 2. Tìm hiểu quan hệ về thức ăn. (15’)
-GV : Giới thiệu mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật sống trong nước.
-GV : Yêu cầu HS quan sát sơ đồ 16 SGK/142 và tìm hiểu mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá.
-GV hỏi : Từ mối quan hệ về thức ăn, em cho biết làm thế nào để tăng lượng thức ăn cho vật nuôi.
-HS : Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS : Tìm hiểu sơ đồ 16veef mối quan hệ thức ăn của tôm, cá.
-HS : Liên hệ thực tế và tìm hiểu thông tin trả lời câu hỏi của GV.
II. Quan hệ về thức ăn :
Các sinh vật sống trong nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là mối quan hệ về thức ăn.
3. Củng cố (6’)
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/143.
GV yêu cầu HS nêu lại các nội dung chính của bài học.
4. Dặn dò (3’)
Về nhà học bài.
Chuẩn bị bài mới : Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thủy sản.
5. Rút kinh nghiệm :
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_46_thuc_an_cua_dong_vat_thuy_sa.doc