Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 48: Chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá) - Nguyễn Xuân Huyền

I. Mục tiêu: HS.

 + Biết được kĩ thuật chăm sóc tôm, cá.

 + Biết cách quản lý ao nuôi.

 + Biết được phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.

II. Chuẩn bị.

 GV: Chuẩn bị hình vẽ 84. SGK

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra 15 phút.

Lớp 7B: Đề bài : Vắc xin là gì? Tác dụng của vắc xin.

 Đáp án và biểu điểm:

 + Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc xin. Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. (5 điểm )

 + Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi mầm bệnh bị xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch. (5 điểm ).

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 48: Chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá) - Nguyễn Xuân Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/5/2008 Tiết 48 : Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản(tôm, cá) I. Mục tiêu: HS. + Biết được kĩ thuật chăm sóc tôm, cá. + Biết cách quản lý ao nuôi. + Biết được phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. II. Chuẩn bị. GV: Chuẩn bị hình vẽ 84. SGK III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra 15 phút. Lớp 7B: Đề bài : Vắc xin là gì? Tác dụng của vắc xin. Đáp án và biểu điểm: + Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc xin. Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. (5 điểm ) + Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi mầm bệnh bị xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch. (5 điểm ). Lớp 7C: Đề bài: Trình bày tính chất của nước nuôi thuỷ sản ? Đáp án và biểu điểm: + Tính chất lý học: (3 điểm) - Nhiệt độ: Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm và cá là từ 250c đến 350c, 200 c đến 300c. - Độ trong: từ 20cm – 30 cm. - Màu nước : Màu nõn chuối, màu tro đục , màu đen đục. - Sự chuyển động của nước: Nước chuyển động đều, liên tục. + Tính chất hoá học: (3điểm) - Các chất khí hoà tan - Các muối hoà tan - Độ pH. + Tính chất sinh học: (3 điểm) - Trong các vùng nước nuôi thuỷ sản có rất nhiều sinh vật sống. (1 điểm trình bày) 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chăm sóc tôm, cá. GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm cho biết thời gian cho cá ăn? HS : (Đại diện các nhóm trả lời- gv: Yêu cầu các nhóm khác trả lời ) GV: Nhận xét. GV: Hãy nêu cách cho tom cá ăn ? HS: (HS nhận xét – gv nhận xét). Hoạt động 2: Tìm hiểu cách quản lí ao nuôi tôm, cá. GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm cho biết công việc kiểm tra ao nuôi tôm, cá? HS : (Các nhóm khác nhận xét – gv: nhận xét). GV: Em hãy nhìn vào hình 84 sgk cho biết , để kiểm tra sự tăng trưởng của cá hoặc tôm cần phải tiến hành như thế nào? HS : (Các nhóm khác nhận xét- gv: nhận xét). Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm cho biết mục đích và biện pháp phòng bệnh? HS : ( Các nhóm khác nhận xét- Gv: Nhận xét ) GV: Hãy cho biết mục đích của việc chữa bệnh và mọt số loại thuốc thường dùng? HS: GV: Từ hình 85, em hãy ghi vào vở bài tập một số loại thuốc, hoá chất thường dùng phòng và trị bệnh cho tôm, cávào ba nhóm sau: +Hoá chất +Thuốc tân dược. +Thuốc thảo mộc.. HS: Hoạt động 4: Tổng kết bài: GV: Hệ thống bài học HS: Đọc phần ghi nhớ. I. Chăm sóc tôm, cá. 1.Thời gian cho ăn. + Trong ngày nên cho tôm cá ăn vào buổi sáng khi trời còn mát. Tốt nhất là từ 7giờ – 8 giờ. + Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân. 2. Cho ăn. + Để tôm cá lớn nhanh cần phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm,cá.Cho ăn lượng ít và nhiều lần để tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường. II. Quản lí. 1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá. Công việc Thời điểm + Kiểm tra đăng, cống +Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá. + Xử lí cá nổi đầu và bệnh ở tôm, cá. + Mùa mưa lũ. +Buổi sáng. + Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao. 2.Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. + Kiểm tra chiều dài. + Kiểm tra khối lượng. III. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. 1. Phòng bệnh. +Giữa phòng và trị bệnh thì phòng bệnh phải đặt lên đầu. a. Mục đích: Là tạo điều kiện cho tôm cá luôn được khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường. b. Biện pháp: + Thiết kế ao hợp lí. +Trước khi thả tôm cá, cần phải tẩy, dọn ao bằng vôi bột. +Cho tôm, cá ăn đầy đủ để tăng cường sức đề kháng. +Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình trạng hoạt động của tôm, cá. + Dùng thuốc phòng trước mùa tôm,cá dễ mắc bệnh để hạn chế và phòng ngừa bệnh phát sinh. 2. Chữa bệnh. a. Mục đích: Dùng thuốc để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho tôm, cá b. Một số thuốc thường dùng: Có thể dùng thuốc thảo mộc hoặc tân dược. 4.Bài tập về nhà: + Học sinh trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK Trang 148

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_48_cham_soc_quan_ly_va_phong_tr.doc