I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được
- Vai trò của giống cây trồng và các phương pháp tạo giống cây trồng
- Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá giống cây trồng tốt hiện nay.
- Đặc điểm cơ bản về phương pháp tạo giống cây trồng.
2. Kĩ năng:
- Rèn HS kĩ năng chọn giống và lai tạo giống dựa vào các phương pháp khoa học.
- Phát triển tư duy so sánh cho học sinh.
3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cần cù lao động, ý thức quý trọng bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh vai trò của giống cây trồng SGK/ 23
2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu bài và soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 7: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng - Huỳnh Thị Út, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 7 VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
Ngày dạy : 21 - 10 -2006
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được
- Vai trò của giống cây trồng và các phương pháp tạo giống cây trồng
- Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá giống cây trồng tốt hiện nay.
- Đặc điểm cơ bản về phương pháp tạo giống cây trồng.
2. Kĩ năng:
- Rèn HS kĩ năng chọn giống và lai tạo giống dựa vào các phương pháp khoa học.
- Phát triển tư duy so sánh cho học sinh.
3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cần cù lao động, ý thức quý trọng bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Tranh vai trò của giống cây trồng SGK/ 23
Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu bài và soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
7A1:......................................................... 7A4 : .........................................................
7A5: ........................................................
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2HS
Câu hỏi
1. Thế nào là bón lót? Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao? (10đ)
2. Thế nào là bón thúc? Phân đạm, Phân kali, phân hỗn hợp thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
Đáp án
Bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót. Vì các chất dinh dưỡng thường dùng ở dạng khó tan cây không sử dụng được ngay phải có thời gian để cây phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.
Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Phân đạm. Phân kali, phân hỗn hợp thường dùng để bón thúc vì phân đó có tỉ lệ dinh dưỡng cao dễ hòa tan cây sử dụng được ngay.
Điểm
4đ
6đ
4đ
6đ
3. Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu
Trong trồng trọt, sản xuất giống là yếu tố rất quan trọng vì giống quyết định năng suất cây trồng. Vậy gống có vai trò như thế nào trong sản xuất, chúng ta tìm hiểu: “Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng.
- GV treo tranh hình 11 SGK / 23
HS thảo luận nhóm dựa vào câu hỏi SGK
+ Thay giống cũ bằng giống mới năng xuất cao có tác dụng gì?
+ Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm?
+ Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?
Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV chốt lại vấn đề.
* Hoạt động 3: Giới thiệu tiêu chí của giống tốt.
HS đọc thông tin SGK / 24 lựa chọn các tiêu chí của giống tốt
HS nêu các tiêu chí của giống cây trồng tốt
- GV yêu cầu HS lên lựa chọn các tiêu chí GV chuẩn bị sẵn trong phiếu đính vào bảng lớp
GV giảng: Giống có năng xuất cao chưa hẳn là giống tốt . Giống có năng xuất cao và ổn định mới là giống tốt.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
HS kể các phương pháp chọn tạo giống cây trồng
- GV treo tranh hình 12, 13, 14 SGK / 24, 25
HS nhìn tranh nêu đặc điểm cơ bản của từng phương pháp
- GV diễn giảng đặc điểm của phương pháp gây đột biến và phương pháp nuôi cấy mô
+ Phương pháp gây đột biến: sử dụng tác nhân vật lí ( tia tia a, tia g ) hoặc chất hóa học để xử lí bộ phận của cây (hạt, mầm, nụ, hoa, hạt phấn ) gây đột biến. Dùng bộ phận của cây đã xử lí đột biến tạo ra những cây đột biến, chọn cây đột biến có lợi làm giống.
+ Phương pháp nuôi cấy mô: Tách lấy mô (hoặc tế bào) sống, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau 1 thời gian từ mô
(hoặc tế bào) sống đó hình thành cây mới, đem trồng chọn lọc được giống mới.
I. Vai trò của giống cây trồng
Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định:
Tăng chất lượng nông sản
Tăng năng suất cây trồng.
Tăng vụ thu hoạch trong năm.
Thay đổi cơ cấu cây trồng.
II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt
Sinh trưởng tốt.
Có chất lượng tốt.
Có năng suất cao và ổn định.
Chống chịu được sâu bệnh.
III. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng
1. Phương pháp chọn lọc :
Giống khởi đầu chọn các cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt ® gieo hạt so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương, nếu đạt được những tiêu chí của giống thì nhân giống.
2. Phương pháp lai :
Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy hoa cây mẹ ® lấy hạt của cây mẹ gieo trồng ta được cây lai. Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống.
3. Phương pháp gây đột biến :
Sử dụng các tác nhân vật lý hoặc chất hoá học để xử lý các bộ phận của cây gây ra đột biến
4. Phương pháp nuôi cấy mô :
Lấy mô( hoặc tế bào)sống của cây nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Đem trồng cây mới hình thành từ mô hoặc tế bào sau đó chọn lọc.
4. Củng cố và luyện tập
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK/25 (1HS)
- HS nhìn tranh hình 11 a, b, c / 23 mô tả vai trò của giống cây trồng? (Tăng chất lượng nông sản, tăng năng suất cây trồng, tăng vụ thu hoạch trong năm, thay đổi cơ cấu cây trồng)
- HS nhìn tranh hình 12, 13, 14 / 24, 25 mô tả nội dung cơ bản phương pháp chọn tạo giống cây trồng? ( phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến, phương pháp nuôi cấy mô)
- GV treo bảng phụ: Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Tăng thêm vụ trong năm là nhờ giống mới ngắn ngày
b. Phải tích cực chăm bón mới tăng thêm vụ trong năm.
c. Muốn có chất lượng tốt phải tạo được giống mới.
d. Tạo giống mới là biện pháp đưa năng xuất cây trồng lên cao.
e. Chọn lọc là phương pháp tạo giống mới.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài dựa vào câu hỏi SGK trả lời
- Đọc trước bài: “Sản xuất và bảo quản giống cây trồng” ( Tìm hiểu kĩ phần sản xuất giống cây trồng)
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung :
- Phương pháp :
- Hình thức tổ chức :
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_7_vai_tro_cua_giong_va_phuong_p.doc