I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
_ Hiểu được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối.
_ Biết được nhân giống thuần chuẩn và các phương pháp nhân giống thuần chủng.
2.Kỹ năng:
_ Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.
_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và trao đổi nhóm.
3.Thái độ:
Vận dụng vào thực tế, có thái độ bảo vệ các giống, loại vật nuôi quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_Bảng phụ phóng to
_ Phiếu học tập
2. Học sinh:
Xem trước bài 34
phương pháp:
Đàm thoại,quan sát,thảo luận nhóm
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút)
Kieåm dieän só soá lôùp
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
_ Chọn biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được sử dụng.
_ Theo em, muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 25 - Nguyễn Thanh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát30 Ngaøy soaïn :
Tuaàn 25 Ngaøy giaûng:
GV:Nguyeãn Thanh Thuaän
BÀI 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
_ Hiểu được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối.
_ Biết được nhân giống thuần chuẩn và các phương pháp nhân giống thuần chủng.
2.Kỹ năng:
_ Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.
_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và trao đổi nhóm.
3.Thái độ:
Vận dụng vào thực tế, có thái độ bảo vệ các giống, loại vật nuôi quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_Bảng phụ phóng to
_ Phiếu học tập
2. Học sinh:
Xem trước bài 34
phương pháp:
Đàm thoại,quan sát,thảo luận nhóm
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút)
Kieåm dieän só soá lôùp
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
_ Chọn biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được sử dụng.
_ Theo em, muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:(2 phút)
Giống vật nuôi sau khi được chọn lọc kỷ thì được nhân giống và đưa vào sản xuất.Vậy nhân giống vật nuôi là gì?Và làm thế nào để nhân giống đạt kết quả? Vào bài mới ta sẽ hiểu được vấn đề này.
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Chọn phối (15 phút)
Hoaït ñoäng cuûa Thaày
Hoaït ñoäng cuûa Troø
Kieán thöùc caàn ñaït
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là chọn phối? Lấy ví dụ minh họa
+ Chọn phối nhằm mục đích gì?
+ Hãy cho một số ví dụ về chọn phối
_ Giáo viên bổ sung, ghi bảng
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin I.2 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Dựa vào cơ sở nào mà có phương pháp chọn phối thích hợp?
+ Có mấy phương pháp chọn phối?
+ Muốn nhân lên một giống tốt thì phải làm sao?
_ Giáo viên giải thích ví dụ
+ Muốn tạo được giống mới ta phải làm như thế nào?
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ và hỏi:
+ Vậy gà Rốt-Ri có cùng giống bố mẹ không?
_ Giáo viên chia nhóm thảo luận
+ Em hãy lấy hai ví dụ khác về:
+Chọn phối cùng giống:
+Chọn phối khác giống
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng
+ Thế nào là chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống?
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
à Là chọn con đực ghép đôi con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi
à Chọn phối nhằm mục đích phát huy tác dụng của chọn lọc giống.Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối có đúng hay không đúng
à Học sinh suy nghĩ cho ví dụ:
_ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Dựa vào mục đích của công tác giống mà có những phương pháp chọn phối khác nhau
à Có 2 phương pháp chọn phối:
+ Chọn phối cùng giống
+ Chọn phối khác giống
à Thì chọn ghép con đực với con cái trong cùng một giống.
_ Học sinh nghe.
à Chọn ghép con đực với cái khác giống nhau
_ Học sinh đọc và trả lời:
à không
_ Nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
à Học sinh cho ví dụ:
_ Học sinh ghi bài
à Chọn phối cùng giống là giao phối 2 con giống của cùng một giống.
_ Chọn phối khác giống là giao phối 2 con giống thuộc 2 giống khác nhau.
I.Chọn phối:
1. Thế nào là chọn phối:
Chọn con đực đem ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi
2.Các phương pháp chọn phối:
Tùy theo mục đích của công tác giống mà có phương pháp chọn phối khác nhau
_ Muốn nhân lên nuôi giống tốt thì ghép con đực với con cái trong cùng một giống.
_ Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau
_ Chọn phối cùng giống là chọn và ghép nối con đực với con cái của cùng 1 giống.
_ Chọn phối khác giống là chọn và ghép nối con đực và con cái thuộc giống khác nhau.
* Hoạt động 2: Nhân giống thuần chúng (15phút )
_ Yêu cầu học sinh, đọc thông tin mục II.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là nhân giống thuần chủng ?
+ Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
_ Yêu cầu học sinh đọc ví dụ và giáo viên giải thích
thêm.
_ Giáo viên treo mẫu bảng, nhóm cũ, thảo luận và trả lời theo bảng:
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
à Là chọn ghép đôi giao phối con đực con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống bố mẹ
à Là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có,với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó
_ Học sinh đọc và nghe
II.Nhân giống thuần chủng :
1.Nhân giống thuần chủng là gì?
Chọn phối giữa con đực với con cái cùng một giống để cho sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng.
Nhân giống thuần chủng nhằm tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có.
Chọn phối
PP nhân giống
Con đực
Con cái
Thuần chủng
Lai tạo
Gà Lơgo
Lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái
Lợn Lanđơrat
Lợn Lanđơrat
Gà Lơgo
Lợn Móng Cái
LợnBaXuyên
LợnLanđơrat
Lợn Móng Cái
_ Giáo viên sửa chữa, ghi bảng.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi:
+ Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt ta phải làm gì?
+ Thế nào là giao phối cận huyết?
+ Giao phối cận huyết gây ra hiện tượng gì?
+ Tại sao phải loại bỏ những vật nuôi có đặc điểm không mong muốn?
_ Giáo viên giải thích về các tiêu chí, tiểu kết ghi bảng.
_ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Phải có:
+ Mục đích rõ ràng
+ Chọn được nhiều cá thể đực, cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẽ, biết được quan hệ huyết thống để
tránh giao phối cận huyết.
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi không tốt.
à Là giao phối giữa bố mẹ với con cái hoặc các anh, chị em trong cùng một đàn.
à Gây nên hiện tượng thoái hoá giống.
à Tráng gây tổn hại đến số lượng và chất lượng vật nuôi.
_ Học sinh lắng nghe và ghi bài.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
_ Phải có mục đích rõ ràng
_ Chọn được nhiều các thể đực, cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẽ, biết được quan hệ huyết thống để tránh giao phối cận huyết.
_ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát hiện và loại bỏ những vật nuôi không tốt
4. Củng cố: (5phút)
Tóm tắt nội dung chính của bài bằng các câu hỏi.
Điền vào chổ trống:
a) Chọn con đực ghép đôi với con cái để cho sinh sản là phương pháp: ..
b) Chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của một giống để được đời con cùng giống bố mẹ là phương pháp:..
c) Cho gà tre x gà tre à gà tre đây là phương pháp..
d) Muốn có lợn Lanđơrat thuần chủng người ta phải
Đáp án:
Phương pháp giao phối
Phương pháp nhân giống
Chọn phối cùng giống
Cho lợn Lanđơrat x Lợn Lanđơrat
5 Nhận xét- dặn dò: (2 phút)
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành.
IV/Ruùt kinh nghieäm
Tieát30 Ngaøy soaïn :
Tuaàn 25 Ngaøy giaûng:
GV:Nguyeãn Thanh Thuaän
BÀI 36: Thực hành
NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG LỢN (HEO) QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nhận biết được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước một số chiều đo.
2. Kỹ năng:
Biết dùng thước dây để đo chiều dài thân và vòng ngực.
3. Thái độ:
_ Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận khi quan sát, nhận dạng trong thực hành.
_ Biết giữ gìn kỉ luật, vệ sinh trong các giờ học thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Hình 61, 62 SGK phóng to.
_ Các hình ảnh có liên quan, mô hình lợn.
2. Học sinh:
Xem trước bài 36.
phương pháp:
Trực quan, phân tích, thực hành và thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
Kieåm dieän só soá lôùp
2. Kiểm tra bài cũ: (không có)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: (2 phút)
Hiện nay có rất nhiều giống lợn. Để nhận dạng được các giống lợn ta phải dựa vào những đặc điểm nào của chúng? Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay.
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.(5’)
Hoaït ñoäng cuûa Thaày
Hoaït ñoäng cuûa Troø
Kieán thöùc caàn ñaït
_ _ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc to phần I SGK và cho biết:
+ Để tiến hành bài thực hành ta cần những dụng cụ và vật liệu gì?
_ Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh ghi bài.
Học sinh đọc to.
à Học sinh dựa vào mục I trả lời.
Học sinh ghi bài..
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
Ảnh hoặc tranh vẽ, mô hình, vật nhồi hoặc vật nuôi thật một số giống lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn Lanđơrat, lợn Đại Bạch, lợn Ba xuyên, Lợn Thuộc Nhiêu.
_ Thước dây.
* Hoạt động 2: Quy trình thực hành(10’)
_ Giáo viên treo tranh 61, yêu cầu học sinh nhận biết các đặc điểm ngoại hình:
+ Về hình dáng chung như: quan sát mõm, đầu, lưng, chân
+ Về màu sắc lông, da:
_ Giáo viên nhấn mạnh các đặc điểm của một số giống lợn như:
+ Lợn Lanđơrat lông, da trắng tuyền, tai to, rủ xuống phía trước.
+ Lợn Đại Bạch: mặt gãy, tai to hướng về phía trước, lông cứng và da trắng.
+ Lợn Móng Cái: lông đen trắng, lưng hình yên ngựa.
_ Giáo viên treo tranh treo hình 62 và hướng dẫn học sinh đo một số chiều đo của lợn. Sau đó yêu cầu 1 học sinh khác làm lại cho các bạn trong lớp xem kĩ hơn.
+ Đo dài thân: Từ điểm giữa hai gốc tai đến cạnh khấu đuôi (gốc đuôi).
+ Đo vòng ngực: Dùng thước dây đo chu vi lồng ngực sau bả vai.
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính khối lượng .
_ Học sinh quan sát và tiến hành nhận biết các đặc điểm của lợn qua ngoại hình.
+ Hình dáng chung.
+ Màu sắc lông, da.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh quan sát và lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đo. 1 học sinh khác làm lại cho các bạn xem.
+ Đo dài thân.
+ Đo vòng ngực.
_ Học sinh lắng nghe và chú ý cách làm.
II. quy trình thực hành:
_ Bước 1: Quan sát đặc điểm ngoại hình:
+ Hình dạng chung:
Hình dáng.
Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân
+ Màu sắc lông, da:
_ Bước 2: đo một số chiều đo:
+ Dài thân: Tư điểm giữa đường nối hai gốc tai đến gốc đuôi.
+ Đo vòng ngực: Đo chu vi lồng ngực sau bả vai.
* Hoạt động 3: Thực hành.(15’)
Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành.
_ Nộp bài thu hoạch theo bảng mẫu cho giáo viên.
_ Các nhóm thực hành.
_ Nộp bài thu hoạch cho giáo viên
III. Thực hành:
Giống vật nuôi
Đặc điểm quan sát
Kết quả đo
Dài thân (m)
Vòng ngực (m)
Ước tính cân nặng theo công thức P(kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87,5
4/Củng cố và đánh giá giờ thực hành: ( 5 phút)
_ Yêu cầu học sinh nộp bài thu hoạch cho GV kiểm tra.
_ Đánh giá kết quả bài thu hoạch của học sinh.
5. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)
_ Nhận xét về tinh thần, thái độ của học sinh trong giờ thực hành.
_ Dặn dò: về nhà xem lại các bước thực hiện quy trình và chuẩn bị trước bài 37.
IV/Ruùt kinh nghieäm
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_25_nguyen_thanh_thuan.doc