I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Biết được các loại thức ăn của vật nuôi.
_ Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh cho vật nuôi.
2. Kỹ năng:
_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
_ Nhận biết được một số loại thức ăn vật nuôi.
_ Hình thành những kỹ năng sản xuất các loại thức ăn cho vật nuôi.
3. Thái độ:
Ứng dụng vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:_ Hình 68 SGK phóng to, bảng con, phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 40.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 27 - Nguyễn Thanh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết34 Ngày soạn :
Tuần 27 Ngày giảng:
GV:Nguyễn Thanh Thuận
BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN
CHO VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Hiểu được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn.
_ Nắm được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
2. Kỹ năng:
_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
_ Hình thành những kỹ năng chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc chế biến và dự trữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Hình 66. 67 SGK phóng to.
_ Bảng con, phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 39.
. Phương pháp:
Trực quan, đàm thọai, trao đổi nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút)
Kiểm diện sĩ số lớp
2. Kiểm tra bà cũ: ( 5 phút)
_ Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
_ Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: ( 2 phút)
Không phải loại thức ăn nào vật nuôi ăn cũng được hấp thụ do đó ta phải biết cách chế biến thức ăn để vật nuôi có thể hấp thụ tốt và để đảm bảo chất lượng thức ăn, ta phải biết cách bảo quản tốt. Vậy phương pháp chế biến và bảo quản nào là phù hợp? Ta hãy vào bài mới.
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn.(10’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Kiến thức cần đạt
_ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to mục I và cho biết:
+ Tại sao phải chế biến thức ăn?
+ Cho một số ví dụ nếu không chế biến thức ăn vật nuôi sẽ không ăn được.
+ Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
+ Cho ví dụ khi chế biến sẽ làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng.
+ Cho ví dụ khi chế biến thức ăn sẽ làm giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.
+ Ví dụ về việc chế biến sẽ khử bỏ chất độc hại.
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
+ Mùa thu hoạch khoai, sắn, ngô có một lượng lớn sản phẩm vật nuôi không thể sử dụng hết ngay. Vậy ta phải làm gì để khi vật nuôi cần là đã có sẵn thức ăn?
+ Dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì?
+ Hãy cho một số ví dụ về cách dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
_ Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng.
_ 1 học sinh đọc to và các em khác lắng nghe để trả lời các câu hỏi:
à Vì một số thức ăn nếu không chế biến vật nuôi sẽ không ăn được.
à Học sinh suy nghĩ cho ví dụ (đậu tương, cám..).
à Nhằm mục đích: làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại.
à Ví dụ: thức ăn chứa nhiều tinh bột đem ủ với men rượu, vẩy nước muối vào rơm, rạ cho trâu bò hay ủ chua các loại rau,
à Ví dụ: băm, thái, cắt rau xanh, xay nghiền hạt.
à Ví dụ: rang, hấp đậu tương,.
_ Học sinh ghi bài.
à Phải dự trữ để khi nào cần thì có dùng ngay.
à Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
à Học sinh suy nghĩ , cho ví dụ
_ Học sinh ghi bài.
I. Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn:
1. Chế biến thức ăn:
Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại.
2. Dự trữ thức ăn:
Nhằøm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
* Hoạt động 2: Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.(20’)
_ Giáo viên nêu: có nhiều phương pháp chế biến thức ăn khác nhau nhưng thường ứng dụng các kiến thức về vật lí, hóa học, vi sinh vật để chế biến.
_ Giáo viên treo hình 66, chia nhóm, yêu cầu nhóm quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình nào?
+ Bằng phương pháp hóa học biểu thị trên các hình nào?
+ Bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên các hình nào?
+ Vậy hình 5 biểu thị phương pháp nào?
_ Giáo viên sửa, bổ sung.
_ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc phần kết luận trong SGK và cho biết:
+ Có mấy phương pháp chế biến thức ăn?
_ Giáo viên treo hình 67, nhóm cũ thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn?
+ Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp ủ xanh?
+ Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp làm khô?
_ Giáo viên yêu cầu nhóm thảo luận điền vào chổ trống.
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh chia nhóm, thảo luận và cử đại diện trả lời:
à Chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.
à Phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.
à Phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.
à Hình 5 là phương pháp tổng hợp, sử dụng tổng hợp các phương pháp trên.
_ Học sinh lắng nghe.
_ 1 học sinh đọc phần kết luận trong SGK và trả lời:
à Có nhiều cách chế biến thức ăn như: cắt ngắn, nghiền nhỏ, đường hóa, kiềm hóa, ủ, hấp, nấu, thức ăn hỗn hợp.
à Nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời:
à Có 2 phương pháp:
+ Làm khô.
+ Ủ xanh.
à Dự trữ thức ăn bằng phương pháp ủ xanh: các loại rau, cỏ tươi xanh đem ủ trong các hầm ủ xanh từ đó ta được thức ăn ủ xanh.
à Dự trữ thức ăn bằng phương pháp làm khô: phơi rơm, cỏ cho khô hay thái khoai, sắn thành lát rồi đem phơi khô,
à Nhóm thảo luận và điền: làm khô – ủ xanh.
_ Học sinh lắng nghe, ghi bài.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn:
1. Các phương pháp chế biến thức ăn:
Có nhiều cách chế biến thức ăn vật nuôi như: cắt ngắn, nghiền nhỏ, rang, hấp, nấu chín, đường hóa, kiềm hóa, ủ lên men và tạo thành thức ăn hỗn hợp.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn:
Thức ăn vật nuôi được dự trữ bằng phương pháp làm khô hoặc ủ xanh
4. Củng cố: ( 5 phút)
Tóm tắt nội dung chính của bài.
I. Ghép số thứ tự từ 1-4 với các trừ, cụm từ từ a-e.
1. Cắt ngắn a. Hạt đậu
2. Nghiền nhỏ b. Thô xanh (cỏ, rau muống)
3. Xử lí nhiệt c. Rơm, rạ
4. Kiềm hóa d. Hạt ngô
e. Khoai lang củ
II. Hãy chọn câu trả lời đúng:
1. Thức ăn loại củ, hạt, rơm được dự trữ ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ:
a. Than b. Điện c. Mặt trời d. Cả 3 câu a,b,c.
2. Rau, cỏ tươi xanh được dự trữ bằng cách nào?
a. Ủ xanh thức ăn b. Dùng điện c. Ủ lên men d. Cả 2 a và b
Đáp án:
I. 1 – b
2 – d, e
3 – a
4 – c
II. 1 – d, 2 – a
5/. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 40.
IV/Rút kinh nghiệm
Tiết35 Ngày soạn :
Tuần 27 Ngày giảng:
GV:Nguyễn Thanh Thuận
BÀI 40: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Biết được các loại thức ăn của vật nuôi.
_ Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh cho vật nuôi.
2. Kỹ năng:
_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
_ Nhận biết được một số loại thức ăn vật nuôi.
_ Hình thành những kỹ năng sản xuất các loại thức ăn cho vật nuôi..
3. Thái độ:
Ứng dụng vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:_ Hình 68 SGK phóng to, bảng con, phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 40.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
_ Chế biến và dự trữ thức ăn nhằøm mục đích gì?
_ Em hãy kể một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi.
3. Bài mới:( 2 phút)
Để có được thức ăn chế biến và dự trữ ta phải có những biện pháp sản xuất ra các loại thức ăn đó. Vậy sản xuất ra những thức ăn đó bằng những phương pháp nào? Vào bài mới ta sẽ rõ.
* Hoạt động 1: Phân loại thức ăn(15’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Kiến thức cần đạt
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Khi phân loại thức ăn người ta dựa vào cơ sở nào?
+ Thức ăn được chia thành mấy loại?
+ Thức ăn nào được gọi là thức ăn giàu prôtêin?
+ Thức ăn nào được gọi là thức ăn giàu gluxit?
+ Thế nào là thức ăn thô?
_ Giáo viên treo bảng, yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời bằng cách điền vào chổ trống.
_ Học sinh đọc và trả lời:
à Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn để phân loại.
à Được chia thành 3 loại:
+ Thức ăn giàu prôtêin.
+ Thức ăn giàu gluxit.
+ Thức ăn thô.
à Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14%.
à Là loại thức ăn có hàm lượng gluxit > 50%.
à Thức ăn thô là thức ăn có hàm lượng chất xơ > 30%.
_ Nhóm thảo luận và điền vào bảng.
I. Phân loại thức ăn:
Dựa vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn người ta chia thức ăn thành 3 loại:
_ Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14% gọi là thức ăn giàu prôtêin.
_ Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50% gọi là thức ăn giàu gluxit.
_ Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% gọi là thức ăn thô.
Tên thức ăn
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu ( %)
Phân loại
Bột cá Hạ Long
Đậu tương (đậu nành) (hạt)
Khô dầu lạc (đậu phộng)
Hạt ngô (bắp) vàng
Rơm lúa
46% prôtêin
36% prôtêin
40% prôtêin
8,9% prôtêin và 69% gluxit
> 30% xơ
_ Giáo viên sửa, nhận xét, bổ sung.
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.(7’)
_ Giáo viên treo tranh hình 68, nhóm cũ quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Nêu tên các phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin?
+ Hãy mô tả cách chế biến sản phẩm nghề cá.
+ Tại sao nuôi giun đất được coi là sản xuất thức ăn giàu prôtêin?
+ Tại sao cây họ Đậu lại giàu prôtêin?
_ Giáo viên yêu cầu các nhóm đánh dấu (x) vào phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
+ Tại sao phương pháp 2 không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin?
_ Giáo viên ghi bảng.
_ Nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
à Tên các phương pháp sản xuất thức ăn:
+ Hình 28a: chế biến sản xuất nghề cá.
+ Hình 28b: nuôi giun đất.
+ Hình 28c: trồng xen, tăng vụ cây họ Đậu.
à Từ cá biển và các sản phẩm phụ của nghề cá đem nghiền nhỏ, sấy khô cho ra sản phẩm bột cá giàu prôtêin (46% prôtêin).
à Vì thu hoạch giun dùng làm thức ăn giàu prôtêin cho vật nuôi.
à Vì cây họ Đậu có nốt rể có chứa vi khuẩn cộng sinh cố định được nitơ khí trời
_ Nhóm trả lời: phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là phương pháp: (1), (3), (4).
à Vì hàm lượng prôtêin trong hạt ngô 8,9%, khoai 3,2%, sắn 2,9%...
_ Học sinh ghi bài.
II. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin:
Có các phương pháp như:
_ Chế biến sản phẩm nghề cá.
_ Nuôi giun đất.
_ Trồng xen, tăng vụ cây họ Đậu.
* Hoạt động 3: Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.(8’)
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục III SGK.
_ Yêu cầu nhóm cũ thảo luận và hoàn thành bài tập trong SGK.
_ Học sinh đọc.
_ Nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập.
III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh:
_ Sản xuất thức ăn giàu gluxit bằng cách luân canh, gối vụ để sản xuất ra thêm nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
_ Sản xuất thức ăn thô xanh bằng cách tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.
Phương pháp sản xuất
Kí hiệu
Thức ăn giàu gluxit
Thức ăn thô xanh
a
b
+ Vậây 2 phương pháp còn lại có phải là phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit hay thức ăn thô xanh không?
+ Các em có biết về mô hình VAC không?
_ Giáo viên giảng thêm:
+ Vườn: trồng rau, cây lương thực để chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
+ Ao: nuôi cá và lấy nước tưới cho cây ở vườn.
+ Chuồng: nuôi trâu, bò, loin, gà cung cấp phân chuồng cho cây trong vườn và cá dưới ao.
Tùy theo vùng mà người ta áp dụng mô hình RVAC: rừng- vườn- ao- chuồng.
+ Theo em làm thế nào để có được nhiều thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?
+ Cho một số ví dụ về phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
_ Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng.
à Không.
à Học sinh trả lời.
_ Học sinh lắng nghe.
à Bằng cách luân canh, tăng vụ nhiều loại cây trồng.
_ Học sinh suy nghĩ cho ví dụ.
_ Học sinh lắng nghe, ghi bài.
4. Củng cố: (5 phút)
Tóm tắt lại nội dung chính của bài.
1. Đúng hay sai:
a. Thức ăn có hàm lượng 14% protêin thuộc loại thức ăn giàu prôtêin.
b. Rơm lúa có hàm lượng > 30% xơ thuộc loại thức ăn xơ.
c. Hạt ngô có 8,9% prôtêin và 69% gluxit thuộc loại thức ăn giàu prôtêin.
d. Đậu tương có 36% prôtêin thuộc loại thức ăn giàu prôtêin.
2. Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
a. Trồng ngô, sắn ( khoai mì). c. Trồng thêm rau, cỏ xanh.
b. Nuôi giun đất. d. Tận dụng ngô, lạc.
3. Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất thức ăn giàu gluxit:
a. Trồng ngô, sắn. c. Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu.
b. Nuôi, khai thác tôm, cá. d. Cả 2 câu a và c.
Đáp án:
1. Đúng: a, d. 2. b. 3. d
5/ Nhận xét- dặn dò: (2 phút)
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành.
IV/Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_27_nguyen_thanh_thuan.doc