I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức - HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân, biết cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải là nghiệm của pt hay không.
- HS bước đầu hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.
2. Kĩ năng :
- Kiểm tra được một số có là nghiệm của phương trình hay không, biết viết tập nghiệm của một phương trình và biết hai phương trình tương đương
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và kỹ năng trình bày lời giải.
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước thẳng, bảng phụ (ghi ?4, bài tập 4)
- HS : Xem lại các bài toán dạng tìm x; bảng phụ nhóm, bút dạ.
- Phương pháp : Đặt vấn đề – Đàm thoại.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức lớp(2’):
8a:
8b:
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số 6 từ tuần 20 đến tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 Ngày soạn : .......3./01/ 2012
Tiết : 41 Ngày dạy : .......6./01/2012
Chương III : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức - HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân, biết cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải là nghiệm của pt hay không.
- HS bước đầu hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.
2. Kĩ năng :
- Kiểm tra được một số có là nghiệm của phương trình hay không, biết viết tập nghiệm của một phương trình và biết hai phương trình tương đương
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và kỹ năng trình bày lời giải.
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước thẳng, bảng phụ (ghi ?4, bài tập 4)
- HS : Xem lại các bài toán dạng tìm x; bảng phụ nhóm, bút dạ.
- Phương pháp : Đặt vấn đề – Đàm thoại.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức lớp(2’):
8a:
8b:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GVV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu chương (3’)
Chương III : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN.
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
- Ở lớp dưới ta đã giải nhiều bài toán tìm x, nhiều bài toán đố. Ví dụ: (SGK trang 4)
- GV đặt vấn đề như SGK
- GV giới thiệu chương (sơ lược mục tiêu và nội dung chủ yếu của chương), và ghi bảng tựa chương, bài
- HS đọc SGK trang 4
- HS nghe, ghi vào vở tựa bài mới.
Hoạt động 2 : Phương trình một ẩn (12’)
Phương trình một ẩn :
-Khái niệm:sgk/5
-Ví du : 3x -5= x là pt với ẩn x
2t – 1 = 3(2 – t) + 5 là pt với ẩn t.
+ Giá trị của ẩn x thoã mãn (hay nghiệm đúng) phương trình gọi là nghiệm của phương trình đó.
Chú ý:
a) Hệ thức x = m cũng là một phương trình với nghiệm duy nhất là m.
b) Một ptrình có thể có 1, 2, 3… nghiệm cũng có thể không có nghiệm (vô nghiệm) hoặc có vô số nghiệm.
Ví dụ : pt x2 = 1 có 2 nghiệm là x = 1 và x = -1
pt x2 = -1 vô nghiệm
Ghi bảng bài toán : Tìm xbiết
2x +5 = 3(x –1) +2
Giới thiệu : đây là một phương trình với ẩn số x. Gồm hai vế : vế trái là 2x+5, vế phải là 3(x-1) +2. Hai vế của pt này cùng chứa một biến x, đó là phương trình một ẩn.
- GV giới thiệu dạng tổng quát
- Hãy cho ví dụ khác, chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình ?
- Nêu ?1 cho HS thực hiện
Gv chốt lại kết quả
- Cho HS thực hiện tiếp ?2 =>gv chốt lại:
- Khi x = 6, giá trị 2 vế của pt bằng nhau, ta nói x = 6 thoả mãn hay nghiệm đúng pt đã cho x = 6 là một nghiệm của pt.
- Yêu cầu HS làm tiếp ?3
- Gọi hai HS lên bảng
=>GV giới thiệu chú ý :
Như sgk
- HS nghe GV giới thiệu
2hs đọc to lại khái niệm
- Đứng tại chỗ nêu ví dụ phương trình ẩn y, ẩn u …
- HS tính ->phát biểu
- Nhận xét : khi x = 6, giá trị hai vế của pt bằng nhau.
- HS thực hiện ?3 vào vở
- 2 HS làm ở bảng
=>lớp nhận xét
Nghe gv trình bày
-1hs đọc to chú ý
Hoạt động 3 : Giải phương trình (8’)
2. Giải phương trình :
Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm (hay tập nghiệm) của phương trình đó.
Tập nghiệm của pt kí hiệu là S
Vd : ptrình x = 2 có S = {2}
Ptrình vô nghiệm có S = F
- GV giới thiệu tập nghiệm và ký hiệu tập nghiệm của pt
- Nêu ?4 Cho HS ôn tập cách ghi một tập hợp số.
- Giới thiệu các cách diễn đạt 1 số là nghiệm của 1 ptrình: “là nghiệm”, “thoả mãn”, “nghiệm đúng”… phương trình.
- Chú ý nghe
- HS lên bảng điền vào chỗ trống
S = {2}
S = F
- HS tập diễn đạt số 2 là nghiệm của pt x = 2 bằng nhiều cách
Hoạt động 4 : Phương trình tương đương( 8’)
3. Phương trình tương đương:
Hai ptrình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm.
Kí hiệu pt tương đương là Û
Ví dụ: x + 1 = 0 Û x = -1
- Cho HS tìm tập nghiệm của hai ptrình x +1 = 0 và x = -1
Nhận xét?
- Chúng là hai ptr tương đương.
- Vậy thế nào là hai ptr tđương?
- Giới thiệu kí hiệu hai phương trình tương đương “Û” và cách phát biểu cụ thể …
- HS : ptrình x+1 = 0 có S = {-1}
Ptrình x = -1 có S = {-1}
- Nxét : hai pt có cùng tập nghiệm
- HS phát biểu định nghĩa hai pt tương đương.
- Phát biểu lại: Hai pt tđương là 2 pt mà mỗi nghiệm của pt này cũng là nghiệm của pt kia và ngược lại.
Hoạt động 5:Củng cố-Luyện tập(10’)
Bài 1 trang 6 SGK
a) 4x – 1 = 3x – 2
VT = 4.(-1) – 1 = -5 VP = 3.(-1) – 2 = -5
=> x= -1 là nghiệm của phương trình
b) x + 1 = 2(x – 3)
VT = -1 +1 = 0 VP = 2(-1 – 3) = -4
=> x=-1 không là nghiệm của ptrình
c) 2(x + 1) + 3 = 2 – x
VT = 2(-1+1) +3 = 3 VP = 2 – (-1) = 3
=> x= -1 là nghiệm của phương trình
Bài 2 trang 6 SGK
Trong các giá trị t = -1, t = 0, t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình ?
(t + 2)2 = 3t + 4 VT = (1 + 2)2 = 9
VP = 3.1+4 = 7
=> t =1 không là nghiệm của ptrình
Hoạt động 6 : Dặn dò (2’)
- Học bài : nắm vững định nghĩa , khái niệm
-làm các bài tập3,4,5/7sgk và1,2,3SBT/3
- Tiết sau học bài mới
§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần : 20 Ngày soạn : ......3../01/ 2012
Tiết : 42 Ngày dạy : .......9./01/2012
§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT
MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - HS nắm được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn
- HS nắm qui tắc chuyển vế,qui tắc nhân với một số khác 0 và vận dụng thành thạo chúng giải các phương trình bậc nhất
2. Kĩ năng : - HS nắm vững cách giải phương trình bậc nhất một ẩn , nắm dạng tổng quát để đưa phương trình về dạng này
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ (ghi ?1, Vd2, ?3)
- HS : Ôn tập qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân; bảng phụ nhóm, bút dạ.
IIITiến trình dạy học
Ổn định tổ chưc lớp(2’)
8a
8b
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
1/ Thế nào là hai phương trình tương đương? Cho ví dụ? (5đ)
2/ Cho hai phương trình :
x – 2 = 0 và x(x –2) = 0
Hai phương trình này có tương đương hay không? Vì sao? (5đ)
- Treo bảng phụ ghi đề
- Gọi một HS lên bảng.
- Cả lớp theo dõi, trả lời vào nháp câu 2
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Gọi HS lớp nhận xét
- GV đánh giá, cho điểm.
- HS đọc đề bài
- Một HS lên bảng trả lời
“Hai ptrình x –2 = 0 và x(x –2) = 0 không tương đương vì x = 0 thoả mãn pt x(x-2) = 0 nhưng không thoả mãn ptình x-2 = 0
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới (2’)
§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
- Trong đẳng thức số ta đã làm quen với hai qui tắc chuyển vế và nhân với một số . Hôm nay chúng ta tìm hiểu xem qui tắc của phương trình bậc nhất có giống như vậy hay không ?
- HS ghi vào vở tựa bài mới.
Hoạt động 3 : Phương trình bậc nhất một ẩn (5’)
1/ Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn :
(SGK trang 7)
Vd: ptr 2x -1 = 0 có a =2; b = -1
Ptr –2 + y = 0 có a = 1; b = -2
- GV giới thiệu ptrình bậc nhất một ẩn như SGK
- Nêu ví dụ và yêu cầu HS xác định hệ số a, b của mỗi ptrình
- HS lặp lại định nghiã phương trình bậc nhất một ẩn, ghi vào vở.
- Xác định hệ số a, b của ví dụ:
Ptr 2x – 1 = 0 có a = 2; b = -1
Ptr –2 + y = 0 có a = 1; b = -2
Hoạt động 4 : Hai qui tắc biến đổi phương trình (12’)
2/ Hai qui tắc biến đổi phương trình :
a) Qui tắc chuyển vế :
(SGK trang 8)
Ví du ï: x –2 = 0
Û x = 2
b) Quy tắc nhân với một số :
(SGK trang 8)
Ví dụ: = - 1
Û x = -2
2x = 6 Û x = 6 : 2
x = 3
- Để giải phương trình, ta thường dùng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân với một số
- Yêu cầu HS phát biểu qui tắc chuyển vế trong đẳng thức số ?
- Tương tự thế nào là qui tắc chuyển vế trong phương trình ?
- Cho x – 2 = 0. Hãy tìm x?
- Ta đã áp dụng qui tắc nào?
- Hãy phát biểu qui tắc?
- Cho HS thực hiện ?1
=> GV hoàn chỉnh bài làm
- Phát biểu qui tắc nhân với một số trong đẳng thức số ?
- Phát biểu tương tự đối với phương trình ?
- Cho HS thực hiện ?2
- Gọi 2 HS lên bảng
- GV hoàn chỉnh bài làm
- HS nghe giới thiệu
- 1HS phát biểu
- 1HS phát biểu tương tự
- HS lưu ý, suy nghĩ
Trả lời x = 2
- áp dụng qui tắc chuyển vế…
-2 HS phát biểu qui tắc.
- HS thực hiện tại chỗ ?1 và trả lời=> HS khác nhận xét
- 1HS phát biểu
- HS phát biểu tương tự
Cả lớp thực hiện ?2, hai HS lên bảng=>
HS khác nhận xét bài 2 bạn
Hoạt động 5 : Cách giải pt bậc nhất một ẩn (12’)
3/ Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn : sgk/9
ax+b = 0 Û ax = -b Û x = -b/a
Phương trình bậc nhất ax+b = 0 luôn có một nghiệm duy nhất là x = -b/a
Ví dụ :
-0.5.x + 2.4 = 0
Û -0.5 x = -2.4 Û x = (- 2.4) : (-0.5)
Û x = 4.8
- Ap dụng qui tắc trên vào việc giải phương trình, ta được các pt tương đương với pt đã cho.
- Cho HS đọc hai ví dụ SGK
- Hướng dẫn HS giải pt bậc nhất một ẩn dạng tổng quát
- Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm?
- Cho HS thực hiện ?3
- Gọi 1HS lên bảng làm
- GV chốt lại cách làm…
- HS đọc hai ví dụ trang 9 sgk
- HS làm với sự hdẫn của GV :
ax+b = 0 Û ax = -b Û x = -b/a
- Trả lời : pt bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất là x = -b/a
- HS làm ?3 :,1 hs lên bảng
- HS khác nhận xét
Hoạt động 6:Củng cố(10’)hướng dẫn hs làm bài 6,7sgk tại lớp
Bài 6 trang 9 SGK
Tính diện tích S của hình thang ABCD theo x bằng hai cách :
1) Theo công thức S = BH. (BC+DA) :2
2) S = SABH+SBCKH+SCKD
Sau đó sử dụng giả thiết S =20 để thu được hai phương trình tương đương. Trong hai phương trình đó có phương trình bậc nhất không ?
Bài 7 trang 10 SGK
Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất trong các phương trình sau
a) 1+x = 0 b) x – x2 = 0 c) 1 –2t = 0
d) 3y = 0 e) 0x –3 = 0 =>các pt a,c,d là các pt bậc nhất 1 ẩn
Hoạt động 7 : Dặn dò (2’)
- Học bài : nắm vững định nghĩa pt bậc nhất một ẩn; hai qui tắc biến đổi pt và công thức tính nghiệm x = -b/a.
-làm bài tập 8,9/10sgk và 5,6,7/5 SBT
- Tiết sau học bài mới
§3. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG ax +b = 0
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
= = = = = ==****** = = = = == = ==
Tuần : 21 Ngày soạn : .......8./01/ 2012
Tiết : 43 Ngày dạy : ........13/01/2012
§3. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC
VỀ DẠNG ax +b = 0
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Củng cố kĩ năng biến đổi các phương trình bằng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân .
-HS nắm vững phương pháp giải các pt mà việc áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể đưa chúng về dạng ax + b = 0.
2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn, giải phương trình đưa về dạng ax + b = 0
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ (đề ktra, quy tắc giải ptrình, vdụ 3)
- HS : Ôn tập qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân; bảng phụ nhóm, bút dạ.
- Phương pháp : Nêu vấn đề – Đàm thoại.
III/ Tiến trình dạy học;
Ổn định tổ chức lớp(2’)
8a
8b
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (8’)
1/ Định nghĩa phương trình bậc nhất 1 ẩn? Cho ví dụ? (4đ)
2/ Giải phương trình :
x – 5 = 0 (2đ)
(x=5)
2x = 14 (2đ)
(x=7)
3x + 20 = 5x + 6 (2đ)(x=7)
- Treo bảng phụ ghi đề kiểm tra.
- Gọi một HS lên bảng.
- Cả lớp cùng làm bài
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Gọi HS lớp nhận xét
- GV đánh giá, cho điểm
-Đặt vấn đề vào bài mới.
- HS đọc đề bài
-1->2 HS lên bảng trả lời
- HS khác nhận xét
- HS sửa sai…
Hoạt động 2 : Cách giải( 10’)
1/ Cách giải :
Ví dụ 1: Giải phương trình :
5 – (x – 6) = 4 . (3 – 2x)
Ví dụ 2 : Giải phương trình :
Û
Û 35x – 5 + 60x = 96 – 6x
Û 35x+ 60x + 6x = 96 + 5
Û 101x = 101
Û x = 1
@ Cách giải :
(SGK trang 11)
- Nêu ví dụ. Có thể giải phương trình này như thế nào?
- Cho HS giải ví dụ
- Cả lớp cùng làm bài
- Yêu cầu HS giải thích rõ biến đổi đã dựa trên những qtắc nào?
- Nêu ví dụ 2 : Hãy nhận xét xem so với ví dụ 1 phương trình này có gì khác ?
- Hãy qui đồng MT rồi áp dụng quy tắc nhân để khử MT.
- Thực hiện tiếp theo như vdụ 1
- Nêu ?1 , gọi HS phát biểu, dựa trên các bước giải ở 2 ví dụ.
- Sửa sai, hoàn chỉnh cách giải cho HS
- Cho HS lặp lại
- Có thể bỏ dấu ngoặc, chuyển vế rồi tìm x…
- Một HS giải ở bảng
5 – (x – 6) = 4 . (3 – 2x)
Û 5 – x + 6 = 12 – 8x
Û – x + 8x = 12 – 5 – 6
7x = 1
x = 1/7
- HS giải thích cách làm …
- HS: có mẫu khác nhau ở các hạng tử
- HS thực hiện :
Û
Û 35x – 5 + 60x = 96 – 6x
Û 35x+ 60x + 6x = 96 + 5
Û 101x = 101
Û x = 1
- Thực hiện ?1 :
- Nêu lần lượt các bước giải
- Ghi vào vở
- Hai HS lặp lại.
Hoạt động 3 : áp dụng (10’)
2/Áp dụng :
Ví dụ 3 : Giải phương trình :
Û
Û 12x – 10x –4 = 21 – 9x
Û 12x – 10x + 9x = 21 + 4
Û 11x = 25 Û x = 25/11
S = {25/11}
- Ghi bảng ví dụ 3. Yêu cầu HS xác định mẫu thức chung rồi qui đồng và khử mẫu.
- Hướng dẫn HS thực hiện từng bước: bỏ dấu ngoặc
- Thu gọn, chuyển vế …
- Tìm x ? …
- Trả lời nghiệm ?
- Nêu ?2 cho HS thực hiện
@Lưu ý : QĐMT chú ý x = x/1
- Gọi một HS lên bảng.
- Cho HS khác nhận xét bài làm
- GV hoàn chỉnh bài làm
- Làm theo sự hướng dẫn của GV
MTC : 6
Û2(3x-1)(x+2) –3(2x2+1) = 33
Û 2 (3x2+6x-x-2) -6x2 – 3 = 33
Û 6x2 + 10x – 4 – 6x2 –3 = 33
Û 10x = 33 + 4 + 4
Û x = 40 : 10 = 4
- Ptrình có tập nghiệm S = {4}
- Thực hiện ?2 , một HS làm ở bảng:
MTC : 12
Û
Û 12x – 10x –4 = 21 – 9x
Û 12x – 10x + 9x = 21 + 4
Û 11x = 25 Û x = 25/11
S = {25/11}
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Hoạt động 4 : Chú ý (5’)
3/ Chú ý: sgk
a) Ví dụ 4 : (SGK trang 12)
b) 0x = c (c khác 0) thì phương trình vô nghiệm
0x = 0 thì phương trình có vô số nghiệm
Ví dụ 5, 6 : (SGK trang 12)
- GV nêu chú ý a trang 12 sgk và hướng dẫn HS cách giải phương trình ở ví dụ 4
- GV: Khi giải pt không bắt buộc làm theo thứ tự nhất định, có thể thay đổi các bước giải để bài giải hợp lí nhất.
ví dụ 5 và ví dụ 6 tiến hành tương tự
- Cho HS đọc chú ý b) sgk
- HS nghe hướng dẫn, xem cách giải phương trình ở ví dụ 4
- Ghi tóm tắt nội dung
-làm theo hướng dẫn của GV
- HS đọc và ghi tóm tắt
HOẠT ĐỘNG 5 :Củng cố(8’)
-Bài 10 trang 12 SGK
a) 3x – 6 + x = 9 – x b) Û 2t + 5t – 4t = 12 – 3
Û 3x + x – x = 9 – 6 Û 3t=9
Û 3x = 3 Û t=3
Û x = 1
- GV chốt lại KT toàn bài
Hoạt động 6 : Dặn dò (2’) - Học bài: nắm vững các bước giải phương trình. Ôn lại hai qui tắc biến đổi phương trình .
-làm bài tập11,12/12 sgk và 9,10SBT
- Tiết sau LUYỆN TẬP §2,3
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần : 21 Ngày soạn : .......14./01/ 2012
Tiết : 44 Ngày dạy : ........16/01/2012
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- HS giải thành thạo các loại phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
2. Kĩ năng :- Rèn luyện kỹ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn và các phương trình đưa được về dạng bậc nhất
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước, bảng phụ (đề kiểm tra; bài tập)
- HS : Ôn tập các qui tắc biến đổi phương trình và các bước giải pt đưa được về dạng bậc nhất.
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :Ổn định tổ chức lớp (2’)
8a
8b
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (8’)
- Giải các phương trình :
1/ 3x –7 + x = 3– x (5đ)
(x=2)
2/ = 14 (5đ)
(x=20)
- Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra . Gọi HS lên bảng
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Cho HS nhận xét
- Đánh giá cho điểm
- HS đọc đề bài
- Hai HS lên bảng làm bài
- Nhận xét bài làm trên bảng
- Tự sửa sai (nếu có)
Hoạt động 2 : Luyện tập (28’)
Bài 17 trang 14 SGK
Giải các phương trình :
a) 7 + 2x = 22 – 3x
Û 2x + 3x = 22 – 7
Û 5x = 15
Û x = 3
S = {3}
b) 8x – 3 = 5x + 12
Û 8x – 5x = 12 + 3
Û 3x = 15
Û x = 5
S = {5}
c) x – 12 + 4x = 25 + 2x – 1
Û x + 4x – 2x = 25 – 1 +12
Û 3x = 36
Û x = 12
S = {12}
d) x + 2x + 3x – 19 = 3x + 5
Û 6x – 3x = 5 +19
Û 3x = 24
Û x = 8
S = {8}
e) 7 – (2x +4) = -(x + 4)
Û 7 – 2x – 4 = -x – 4
Û -2x + x = -4 – 7 +4
Û -x = -7
Û x = 7
S = {7}
f) (x – 1) – (2x – 1) = 9 – x
Û x + 1 – 2x + 1 = 9 – x
Û x -2x + x = 9 – 1 – 1
Û 0x = 7
S = f
Bài 17 trang 14 SGK
- Treo bảng phụ ghi đề bài 17
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Theo dõi các nhóm thực hiện
- Kiểm bài làm ở vở một vài HS
- Cho đại diện các nhóm đưa ra bài giải lên bảng.
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia làm 6 nhóm cùng thực hiện (mỗi nhóm 1 ý)
- Đại diện nhóm trình bày bài giải:
- Nhận xét bài giải nhóm khác
- HS sửa bài vào tập
Bài 18 trang 14 SGK
Giải các phương trình :
a) MC : 6
Û 2x –3(2x +1) = x – 6x
Û 2x – 6x –3 = -5x
Û x = 3
S = {3}
b) MC : 20
Û 4(2+x) – 10x = 5(1-2x) + 5
Û 8 + 4x – 10x = 5 –10x + 5
Û 4x = 2
Û x = ½
S = {½}
Bài 18 trang 14 SGK
- Ghi bảng bài tập 18, cho HS nhận xét.
- Gọi 2 HS giải ở bảng
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài
- Cho HS lớp nhận xét cách làm,
- GV đánh giá, cho điểm…
- HS giải bài tập (hai HS giải ở bảng)
Mỗi nửa lớp làm 1 ý
- Nhận xét bài làm ở bảng.
- HS sửa bài vào tập
Hoạt động 3 : Củng cố( 5’)
Trắc nghiệm :
1/ Tìm nghiệm đúng của phương trình
a) - 1 b) 2 (*)
c) -3 d) Kết quả khác
2/ Tìm nghiệm đúng của phương trình
a) 1 b) 2
c) -3 (*) d) Kết quả khác
3/ Tìm nghiệm đúng của phương trình
a) 1 (*) b) 2
c) -3 d) Kết quả khác
- Treo bảng phụ ghi đề bài
- Gọi HS lên bảng chọn
- Cả lớp cùng làm bài
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
- HS đọc đề bài
- HS lên bảng chọn
1b 2c 3a
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Hoạt động 4 : Dặn dò (2’) - Học bài : Nắm vững qui tắc biến đổi ptrình và qui tắc giải phương trình.
- Xem lại các bài đã giải. ,làm bài tập15,16,19/14sgk
- Về xem trước bài mới :§2. Phương trình tích
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần : 22 Ngày soạn : .....14.../01/ 2012
Tiết : 45 Ngày dạy : ......../01/2012
§4. PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- HS nắm vững khái niệm và phương pháp giải phương trình tích (dạng A(x).B(x) = 0).
2. Kĩ năng :- Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, nhất là kỹ năng thực hành vận dụng giải ptrình tích.
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ (ghi đề bàiktra, Ví dụ 2 trang 16)
- HS : Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; cách giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất; bảng phụ nhóm, bút dạ.
III,TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Ổn định tổ chức lớp(2’)
8a
8b
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (8’)
Đề A : Giải các phương trình sau :
1/ x + 6(x+2) = 4x (5đ)
(S = {-4})
2/ (5đ)
( S = {-1})
- Treo bảng phụ ghi đề bài
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Cả lớp cùng làm bài
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
-GV đặt vấn đề vào bài mớí
- HS đọc đề bài
- 2HS lên bảng làm bài
Mỗi hs làm 1ý
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Hoạt động 2 : Phương trình tích và cách giải (15’)
1/ Phương trình tích và cách giải :
+ Phương trình tích có dạng
A(x).B(x) = 0
+ Cách giải :
Ta giải 2 ptrình : A(x) = 0 và B(x) = 0 rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng
- Nêu ?1. Gọi HS phân tích đa thức P(x) = (x2-1)+(x+1)(x-2) thành nhân tử
- Cho HS thực hiện ?2
Nói: Tính chất này được áp dụng để giải một số ptr –> Vd1
- Đây là pt có dạng a.b = 0 Û a= 0 hoặc b = 0. Phương trình này được giải như thế nào?
- Hai phương trình này em đã biết cách giải. Hãy tìm nghiệm của chúng?
- Phương trình này gọi là phương trình tích –> GV giới thiệu dạng tổng quát của phương trình tích và cách giải.
- Cả lớp cùng thực hiện, một HS làm ở bảng:
P(x) = (x2 – 1) + (x+1). (x-2)
= (x + 1) . (x – 1) + (x + 1) .(x – 2)
= (x + 1) (x – 1 + x – 3)
= (x +1) . (2x –3)
- Trong một tích, nếu có một thừa số bằng 0 thì tích bằng 0 ; ngược lại nếu tích bằng 0 thì một trong các thừa số của tích bằng 0
- HS khác nhắc lại.
- Đáp: 2x+3 = 0 hoặc x+1 = 0
- Tìm nghhiệm và trả lời: x = 3/2 hoặc x = -1
- HS ghi bài
Nghe GV trình bày
Hoạt động 4 : Áp dụng (10’)
2/ Áp dụng :
Ví dụ : Giải ptrình :
(x+1)(x+4) = (2-x)(2+x)
Giải
(SGK trang 15)
Nhận xét : Khi giải phương trình , ta thực hiện :
Bước 1: Phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử, đưa pt về dạng phương trình tích.
Bước 2: Giải phương trình tích rồi kết luận
Lưu ý: Trường hợp vế trái có nhiều hơn hai nhân tử, ta cũng giải tương tự.
- Nêu ví dụ và hướng dẫn HS giải như SGK.
- Qua bài giải em hãy nêu nhận xét về cách giải phương trình tích ?
- Nhận xét câu trả lời của HS, chốt lại vấn đề và cho HS ghi vào vở
- GV nêu lưu ý :
Trường hợp vế trái của phương trình có nhiều hơn 2 nhân tử, ta cũng giải tương tự -> cho HS xem ví dụ 3
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm
?3 và ?4
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
- Thực hiện các bước giải theo hướng dẫn
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận và nêu nhận xét về các bước thực hiện để giải phương trình tích trên
- HS nhắc lại và ghi bài
- HS nghe hiểu. Xem ví dụ 3 SGKđể biết cách làm
- HS hoạt động nhóm theo phân công của GV
-gọi đại diện 2 nhóm lên bảng giải
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Hoạt động 5 : Củng cố (8’)
Bài 21a trang 17SGK
Giải phương trình :
a) (3x – 2) (4x + 5) = 0 Û 3x – 2 = 0 hoặc 4x + 5 = 0
3x – 2 = 0 Û 3x = 2 Û x = 2/3
4x + 5 = 0 Û 4x = -5 Û x = -5/4
Bài 22a trang 17SGK
Giải phương trình :
a) 2x(x – 3) + 5(x – 3) = 0Û (2x – 3) (2x + 5) = 0 Û (2x – 3) = 0 hoặc (2x + 5) = 0 *2x – 3 = 0 Û 2x = 3 Û x = 3/2
*2x + 5 = 0 Û 2x = -5 Û x = -5/2
Hoạt động 6 : Dặn dò (2’)
-Học bài,làm các bài tập21,22 các ý còn lại và 17,18SBT
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần : 22 Ngày soạn : ...3./..2../ 2012
Tiết : 46 Ngày dạy : ...4./..2../2012
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Củng cố cách giải phương trình tích.
2. Kĩ năng :- Rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng vào giải phương trình tích.
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước, bảng phụ (đề kiểm tra; bài tập)
- HS : Ôn tập nắm vững cách giải phương trình tích
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Ổn định tổ chức lớp(2’):
8a
8b
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(8’)
- HS 1
a) 3(x –5) – 2x(x –5) = 0
(S = {5; 3/2})
-HS2:b, x(2x –9) = 3x(x –5)
(S = {0; 6})
Hoạt động 2 :Luyện tập(33’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 24 trang 17 SGK
b) x2 – x = -2x + 2
Û x2 – x + 2x – 2 = 0
Û x(x – 1) – 2(x – 1) = 0
Û (x – 1) (x – 2) = 0
Û x – 1 = 0 hoặc x – 2 = 0
* x – 1 = 0 Û x = 1
* x – 2 = 0 Û x = 2
S = {2; 1}
d) x2 –5x + 6 = 0
Û x2 – 2x – 3x + 6 = 0
Û (x2 – 2x) – (3x – 6)= 0
Û x(x – 2) – 3(x – 2) = 0
Û (x – 2) (x – 3) = 0
Û x – 2 = 0 hoặc x – 3 = 0
* x – 2 = 0 Û x = 2
* x – 3 = 0 Û x = 3
S = {2; 3}
- Yêu cầu HS giải
Gợi ý
- Nhóm hạng tử
- Đặt nhân tử chung
- Tách hạng tử
- 5x = - 2x – 3x
- Nhóm hạng tử
- Đặt nhân tử chung
- Hướng dẫn hs nhận xét
=> GV hoàn chỉnh bài làm,chốt KT
- HS đọc đề bài
-nghe GV gợi ý
-2 HS lên bảng làm bài
Cả lớp cùng làm (mỗi nửa lớp làm 1ý)
- HS khác nhận xét
vàsửa bài 2 bạn trên bảng
Nghe gv trình bày
Bài 25 trang 17 SGK
Giải các phương trình :
a) 2x3 + 6x2 = x2+ 3x
Û 2x2(x +3) – x(x +3) = 0
Û (x + 3) ( 2x2 – x) = 0
Û x(x +3)(2x –1) = 0
Û x = 0 hoặc x + 3 = 0 hoặc 2x – 1 = 0
Û x = 0 hoặc x = -3 hoặc x = ½
S = {0; -3; ½ }
b) (3x –1)(x2 +2) =(3x –1) (7x –10) Û (3x –1)(x2 +2) – (3x –1)(7x –10) = 0
Û (3x –1)(x2 +2 – 7x +10) = 0
Û (3x –1)(x2 –7x +12) = 0
Û (3x –1)(x2 –3x –4x +12) = 0
Û (3x-1)[x(x-3) –4(x-3)] = 0
Û (3x –1)(x –3)(x –4) = 0
Û 3x–1 = 0 hoặc x –3 = 0 hoặc x–4= 0
Û x = 1/3 hoặc x = 3 hoặc x = 4
S = {1/3; 3; 4}
Bài tập tương tự
a) (x–1)(x2+5x–2)– (x3–1) = 0
b) x2 + (x +2)(11x – 7)= 4
c) x3 + 1 = x(x + 1)
d) x3 + x2 + x + 1= 0
- Ghi bảng bài tập 25, cho HS nhận xét.
- Yêu cầu HS hợp tác làm bài theo nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài
-Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày bài giải
- Cho HS lớp nhận xét cách làm
- GV đánh giá, cho điểm,chốt lại cách làm,KT…
GV gợi ý cách làm các BT tương tự cho HS về nhà làm
- HS nhận xét …
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia các nhóm làm bài
- HS nhận xét, sửa bài
Nghe GV trình bày
- HS sửa bài vàovở
Hoạt động 3 : Dặn dò (2’)- Xem lại các bài đã giải.
- Ôn điều kiện của biến để phân thức được xác định, thế nào là hai phương trình tương đương.
- Xem trước bài mới : §5. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU
T
File đính kèm:
- giao an dai so8 tuan 2026.doc