(T39)Tập đọc
BỐN ANH TÀI (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện hồi hợp ở đoạn đầu; gấp gáp ,dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh ; chậm rãi khoan thai ở lời kết.
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài: núc nác, núng thế.
+Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện : ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
-Giáo dục tinh thần đoàn kết .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh mịnh họa bài đọc trong SGK
-Băng giấy viết đoạn hướng dẫn đọc .
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp 4 tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày12 tháng 01 năm 2009
(T39)Tập đọc
BỐN ANH TÀI (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện hồi hợp ở đoạn đầu; gấp gáp ,dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh ; chậm rãi khoan thai ở lời kết.
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài: núc nác, núng thế.
+Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện : ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
-Giáo dục tinh thần đoàn kết .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh mịnh họa bài đọc trong SGK
-Băng giấy viết đoạn hướng dẫn đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2hS đọc thuộc lòng bài Chuyện cổ tích về loài người + TLCH SGK.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Bốn anh tài (tt)
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .
* Luyện đọc
- 1 HS đọc cả bài
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài trang 4 SGK . (2, 3 lượt). Kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS .
- Gọi 1 HS đọc chú giải .
- HS đọc đoạn trong nhóm .
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu .
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu các nhóm đọc thầm đoạn văn và TLCH :
. Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây đã được giúp đỡ như thế nào?
. Yêu tinh có thuật phép gì đặc biệt?
. Thuật lại trận chiến đấu sôi nổi của bốn anh em chống yêu tinh?
. Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
. Ý nghĩa câu chuyện này là gì?
* Đọc diễn cảm
- Gọi 2HS tiếp nối nhau đọc toàn bài .
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc : Cẩu Khây ….. sầm lại.
+ GV đọc mẫu
- Tổ chức cho HS thi đọc
- Nhận xét cho điểm .
4. Củng cố , dặn dò
- Nêu nội dung chính của bài ? Qua bài này các em học được điều gì ?
- Nhận xét tiết học
- Về đọc lại bài , chuẩn bị bài sau Trông đồng Đông Sơn
- HS hát.
- Lớp đọc thầm
- 2 HS tiếp nối nhua đọc theo trình tự
Đoạn 1 : 6 dòng đầu
Đoạn 2 : Còn lại
-núc nác, núng thế.
- Lớp đọc thầm
- HS chú ý nghe
.Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn cơm cho họ ngủ nhờ.
. Có thuật phun như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng làng mạc.
. HS thuật lại đoạn “ Cẩu Khây…đến quy hàng “
. Anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường, phá phép thần thông của nó ; Họ dũng cảm, đồng tâm hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng.
- Như I. 2
- 3 HS thi đọc trước lớp
- Cả lớp đọc thầm và tìm đúng giọng đọc.
- 3 – 5 HS thi đọc
( Tinh thần đoàn kết biết phối hợp chiến đấu cứu dân bản )
(T39)Khoa học
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I . MỤC TIÊU : Sau bài học HS biết
- Phân biệt không không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn ( không khí bị ô nhiễm)
- Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm bẩn bầu không khí.
- Cóý thức bảo vệ môi trường
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 78, 79 SGK
- Sưu tầm các tranh ảnh, hình vẽ thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Theo quy ước gió có những cấp nào ? Gió cấp nào thì nguy hiểm ? Nêu cách phòng chống bão ở nơi em sống ?
- Nhận xét – cho điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Không khí bị ô nhiễm
HĐ 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 78, 79 SGK và hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó rút ra nhận xét, phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.
* Kết luận : Không khí sạch là không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói bụi, khí đọc vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người.
- Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
HĐ2 : Thảo luận về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- Yêu cầu HS liên hê thực tế và phát biểu
. Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không làm không khí bị ô nhiễm nói riêng?
* Kết luận : Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm :
. Do bụi : Bụi tụ nhiên , bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người ( bụi nhà máy, xe cộ)
. Do khí độc : Sự lên men thối của xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá , dầu mo, khói thuốc lá, chất độc hóa học.
3. Củng cố dặn dò :
-Nêu những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ? Cần làm gì để khắc phụ ô nhiễm môi trường nơi em sống ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau .
- HS hát
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS quan sát
+Hình 2 cho biết nơi có không khí trong sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng.
+ Hình cho biết không khí bị ô nhiễm là : HÌnh 1, 3, 4.
- Nhân xét, nêu ý kiến
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK.
- Đại diện nhóm trình bày.
.Do khí thải của nhà máy, khói, khí độc, bụi do các phương tiện ô tô thải ra khí độc, vi khuẩn, do rác thải sinh ra.
(T96)Toán
PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU : Gíup HS:
- Biết nhận biết về phân số về tử số và mẫu số
- Biết đọc,viết phân số.
- Biết vận dụng vào cuộc sống .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các mô hình vẽ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KT bài cũ :Tính diện tích hình Bình hành biết :
- a. Nếu a = 8 cm ; b = 3 cm thì P =…
b. Nếu b = 10dm ; b= 5dm thì P =…
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài: Phân số
b. Giới thiệu phân số
- GV hướng dẫn HS quan sát 1 hình tròn như SGK
. Hình tròn được chia làm mấy phần? Trong đó có mấy phần được tô màu ?
-GV nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau,tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu hình tròn.
Năm phần sáu viết là: (viết số 5, viết dấu gạch ngang,viết 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với 5)
GV chỉ vào cho HS đọc.
. Ta gọi là phân số
. Phấn số có tử là 5, mẫu số là 6.
GV hướng dẫn : Mẫu số được viết như thế nào?
. Mẫu số cho biết diều gì?
. Từ số đượcvieest như thế nào?
. Tử số cho biết điều gì?
-Làm tương tự vói các phân số : ; ; ; rồi cho HS nêu tự nhận xét.
c. Thực hành :
Bài 1- Cho HS nêu yêu cầu. Sau đó tự làm bài và chữa bài.
Bài 2Gọi 2 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở
Phân số Tử số Mẫu số
6/11 6 11
8/10 8 10
5/12 5 12
Bài 3: HS xác định yêu cầu
-GV đọc cho viết bảng lớp, cả lớp
Viết bảng con
Bài 4: HS xác định yêu cầu
- GV viết các phân số lên bảng và gọi HS đọc lần lượt từng phân số
3. Củng cố , dặn dò:
-Nêu cấu tạo của phân số ? Cách viết một phân số ? Trong phân số , mẫu số như thế nào ?
- Chuẩn bị bài sau : Phân số và phép chia số tự nhiên.
- HS hát.
- HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp.
-HS quan sát
- Vài HS đọc
-Vài HS nhắc lại
a)H1:; H2:; H3:; H4:; H5; H6
b)Trong mỗi số , tử số là số phần đã tô màu , mẫu số là số phần bằng nhau của mỗi hình được chia .
Phân số Tử số Mẫu số
3/8 3 8
18/25 18 25
12/55 12 55
a. ; b. ; c. ; d . ; e.
- HS đọc
Năm phần chín ; Tám phần mười bảy; Ba phần hai mươi bảy …
(T20)Đạo đức
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. MUC TIÊU:
- Nắm vững hành vi biết ơn người lao động.
- Biết vận dụng tiếp tiết để làm tiếp các bài tập.
- Có ý thức yêu lao động , tham gia lao động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 số đồ dùng về trò chơi
IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KT bài cu: Đối với những người lao động các em cần có thái độ như thế nào?
Đọc một số câu tục ngữ, ca dao nói về lao động?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Kính trọng, biết ơn người lao động
HĐ1 : GV chia lớp thành các nhóm , giao mỗi nhóm thão luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống và chuẩn bị đóng vai
- Gọi các nhóm đóng vai
- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo câu hỏi :
. Cách cư xử với người lao động trong tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? vì vậy ?
. Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy ?
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mọi tình huống :
HĐ 2 : trình bày sản phẩm ( bài tập 5 , 6 SGK )
- Gọi HS trình bày sản phẩm
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét chung
Kết luận chung: Gọi HS đọc phần ghi nhớ
3. Củng cố , dặn dò :
- Cần có thái độ như thế nào đối với những người lao động ? Các em cần tích cực tham gia lao động…
- Nhận xét tiết học.
- Về học ghi nhớ.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- 1, 2 hS đọc
Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2009
(T20)Lịch sử
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS biết :
- Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
- Ý nghĩa quyết định trận Chi Lăng đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn
- Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đáng giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trong SGK
Phiếu học tập của HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng TLCH
- Tình hình nước ta cuối thời Trần ?
- Hồ Quý Ly lên ngôi trong điều kiện nào ?
- Nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Chiến thắng Chi Lăng
HĐ 1: Làm việc cả lớp
- GV trình bày bối cảnh diễn ra bối cảnh diễn ra trận Chi Lăng
. Cuối năm 1046 quân Minh xâm lược nước ta nhà Hồ không dám đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407) . Dưới ách đô hộ của nhà Minh nhiều cuộc khởi nghĩa của nhà Minh nổ ra tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng
. Năm 1418 từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng cả nước . Năm 1426 quân Minh khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long) Vương Thông tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ , một mặt xin hòa, mặt khác
bí mật sai người về nước xin quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
HĐ 2 : Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ tong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảng của ải Chi Lăng.
HĐ 3 : Thảo luận nhóm
- GV đưa ra các câu hỏi cho HS thảo luận nhóm
. Khi quân Minh đến trước cửa ải Chi Lăng kị binh ta dã hành đông như thế nào?
. Kị binh của nhà Minh đã phản ứng như thế nào trước hành động của quân ta?
. Kị binh cuả nhà Minh đã thua trận ra sao?
. Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý trên để thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng.
HĐ 4 : Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận
. Trong khi trận Chi Lăng nghiã quân Lam Sơn đã thê hiện sự thông minh như thế nào?
. Sau trận Chi Lăng thái độ của quan Minh ra sao?
- GV nhận xét kết luận trong SGK
4. Củng cố dặn dò :
-Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy dựa vào đâu để đánh quân Minh ? Nêu kết quả của chiến thắng Chi Lăng ?
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau :Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản ly đất nước .
- HS hát
- 2 HS lên bảng thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp đôi
. Khi binh ta nghênh chiến rồi quy đầu giả vờ thua để nhử liễuThăng cùng đoán kị binh cùng ải
. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy.
. Lọt vào giẵ trận địa Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết.
. Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe nhất tề xông ra tán công. Quân đinh hoản loạn, lịa nghe tin Liễu Thăng từ trận càng khiếp sợ hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
- 1, 2 HS thuật lại
. Biết dựa vào địa hình hiểm trở của Ai Chi Lăng để đánh quân Minh.
. Sau trận Chi Lăng quân Minh đầu hàng, rút về nước .
(T39)Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kểAi làm gì ? Tìm được các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn. Xác định được chủ ngữ, vị ngư trong câu.
-Thực hành viết được một đoạn văn có dùng câu kể Ai làm gì?
- Biết vần dụng vào thực tế .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Một số tờ phiếu viết rời câu văn ở bài tập 1.
-Tranh minh họa cảnh làm trực nhật.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi một HS làm bài tập 1,2 tiết luyện từ và câu trước.
-1 HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở bài tập 3.
- GV nhận xét .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
b. Hướng dẫn luyện tập
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và làm bài.
- Gọi HS phát biểu
- Cả lớp và GV nhận xét
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu văn 3, 4 ,5 ,7 và làm bài theo yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu. GV chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp, GV nhận xét
Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu
- GV treo tranh minh họa và nhắc các em về một số vấn đề yêu cầu của bài .
- GV phát riêng giấy và bút dạ và phiếu cho một số HS.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Những HS làm bài trên phiếu có đoạn văn viết tốt dán bài lên bảng lớp.
- GV nhận xét , chấm bài khen ngợi HS.
3. Củng cố dặn dò :
-Nêu tên bài học ? Trong câu kể Ai làm gì ? Chủ ngữ chỉ gì ?
- Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau :Mở rộng vốn từ Sức khoẻ .
- HS thực hiện yêu cầu .
- Cả lớp theo doĩ SGK
- Câu 3, 4, 5, 7.
Câu 3 : Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Câu 4: Một số chiến sĩ // thả câu
Câu 5 : Một số khác // quây quần trên boong ca hát, thổi sáo.
Câu 7 : Cá heo // gọi nhau quây quần đến tàu như để chia vui.
- HS làm ở phiếu và vở
Ví dụ : Sáng hôm ấy, chúng tôi đền trường sớm hơn mọi ngày, theo phân công của tổ trưởng, chúng em làm việc ngay . Lan, huệ quét lớp . Hùng, Nam kê lại bàn ghế. Còn em thì sắp xếp lại đồ dùng học tập . Chỉ một lúc, chúng em đẫ làm xong mọi việc .
(T20)Chính tả(Ngh-v)
CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU
- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- Phân biệt tiếng có âm , vần dễ lẫn: ch/tr; uốt/ uốc.
- Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mỹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Bút dạ và một số khổ to viết nội dung BT 2a, 3a.
-Tanh minh họa 2 truyện ở bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết : sản sinh, sắp xếp.
- Nhận xét.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài (Ngh-v) Cha đẽ của chiếc lốp xe đạp
b. Hướng dẫn HS nghe viết :
- GV đọc bài
- 2 HS đọc lại bài viết
-Cha đẽ của chiêc xe đạp là ai ?
-Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn chú ý những từ viết sai và cách tình bày.
+ Cho HS viết bảng con, bảng lớp các từ khó : XIX , Đân-lớp , suýt ngã, 1880 .
- GV đọc bài lần 2 lưu ý HS cách trình bày
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc HS soát bài
- GV chấm chữa 7 , 10 bài .
- GV nêu nhận xét
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2:GV nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ và làm bài vào vở.
- GV dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng, HS thi điền nhanh âm hoặc vần thích hợp vào ô trống.
-Gọi HS nhận xét bổ sung . GV chốt lại lời giải đúng .
- Gọi 2, 3 HS thi đọc
Bài 3a :HS nêu yêu cầu BT
- Cho HS thi trò chơi tiếp sức trên tờ phiếu viết sẵn
- Gọi HS đọc lại truyện vê tính khôi hài của truyện.
3. Củng cố dặn do:
- HS đọc lại BT 2 , lưu ý cách phát âm .
- Về chữa các lỗi viết sai , chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp.
- HS theo dõi
- Theo dõi SGK
- Đân-lớp
- HS viết từ khó
- HS chú ý nghe
- HS viết bài .
- Từng cặp HS đổi vở soát bài .
- 2 HS lên bảng làm cả lớp làm VBT.
Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười.
Đoạn a: Đãng trí bác học : đãng trí – chẳng thấy – xuất trình.
(T97) Toán
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU :Giúp HS Biết :
- Phép chia một số tụ nhiên cho một số tụ nhiên (khác 0) không phải bao giờ có thương là một số tự nhiên.
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số,tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. Biết vận dụng vào làm BT
- Giáo dục tính ham mê học toán .
II. ĐO DÙNG DẠY HỌC
- Sử dụng mô hình hoặc hình vẽ SGK.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc phân số ;
- GV nhận xét cho điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Phân số và phép chia số tự nhiên
b. Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0
- GV nêu:Có 8 quả cam,chia đều cho 4 bạn . mỗi bạn được mấy quả cam?
. Các số 8, 4 , 2 được gọi là số gì?
* Trường hợp thương là phân số
- GV nêu tiếp vấn đề : Có 3 cái bánh chia đều cho 4 em.Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?
.Hãy tìm cách chia 3 cái bánh cho 4 bạn?
. Có 3 cái bánh chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận được cái bánh. Vậy 3 : 4 = ?
- GV viết bảng : 3 : 4 =
. Thương của phép chia có gì khác so với thương của phép chia 8 : 2 ?
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời : Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số,tử số là số biij chia, mẫu số là số chia.
Bài 1:HS xác định yêu cầu
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
Bài 2: HS xác định yêu cầu
- Yêu cầu HS dọc bài mẫu và yêu cầu HS tự làm bài
- GV chữa bài,cho điểm HS
Bài 3:Yêu cầu HS đọc đề bài phần a, đọc mẫu và tự làm bài.
.Qua phần a mọi số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số ntn?
- Gọi HS nhắc lại.
3. Củng cố , dặn dò:
-Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên ( khác 0) có thể viết như thế nào ? Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số như thế nào ?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau .
- HS viết bảng con
- Lần lượt HS đọc
- 8 : 4 = 2( quả)
- Là số tự nhiên.
- HS đọc
- Thương của phép chai 8 :2 là một số tự nhiên, còn thương phép chia 3 : 4 là một phân số.
7 : 9 = ; 5 : 8 =
6 : 19 = ; 1 : 3 =
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
36 : 9 = = 4. ; 88 : 11 = = 8
0 : 5 = = 5 ; 7 : 7 = = 1
6 = ; 1 =; 27= ; 0 = ; 3 =
- ……đều viết dưới dạng là một phân số.
(T20)Địa lí
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU :Học xong bài này , HS biết :
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu về dân tộc nhà ở làng xóm trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở Đồng Bằng Nam Bộ .Dựa vào tranh ảnh tìm ra kiến thức .
- Cảm nhận được nét những riêng về tập quán của mỗi vùng miền .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh về nhà ở làng quê trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KT bài cũ :
- Nêu vị trí và đặc điểm của đồng bằng Nam BộĐồng bằng Nam Bộ có những hệ thống sông ngòi nào lớn ?
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài: Người dân ở Đồng bằng Nam Bộ
* Nhà ở của người dân
HĐ1 : Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS dựa vào SGK và tranh ảnh, vốn hiểu biết kiến thức của bản thân cho biết
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu thuộc những dân tộc nào ?
+ Người dân thường làm nhà ở đâu ?
+ Nhà cửa của người dân thường có những đặc điểm gì ?
+ Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân nơi đây là gì ?
- Theo dõi giúp đỡ HS
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả giúp HS chuẩn bị kiến thức
GV nói : Vì khí hậu nắng nóng quanh năm có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà đơn sơ . Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa nước . Trước đây đường giao thông trên bộ chưa phát triển xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân . Do đó người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt
- GV hỏi : Hiện nay nhà ở và làng xóm của người dân có gì thay đổi
- Gọi đại diện các nhóm trình bày quả
* Trang phục và lễ hội
HĐ2 : Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Dựa vào SGK tranh ảnh thảo luận theo gợi ý
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt ?
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì ?
+ Trong lễ hội có những hoạt động nào ?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ử đồng bằng Nam Bộ ?
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc
- Tổ chức cho HS trao đổi kết quả trước lớp giúp HS hoàn thiện câu trả lời
3. Củng cố dặn dò:
- Các đân tộc sống ở vùng ĐBNB chủ yếu là người gì ? Họ thường cất nhà tập trung những nơi nào ? Có những lẽ hội nào?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- 2 HS thực hiện yêu cầu .
+ Kinh , Khơ- me , Chăm , Hoa
+ Ven sông nhòi kênh rạch hoặc ven đường giao thông để thuận tiện cho việc đi lại
+ Nhà cửa đơn sơ
+ Xuồng , ghe
- Làm việc theo cặp
- Đại diện HS trình bày các HS khác theo dõi nhận xét bổ sung
- HS trả lời
. Nhiều ngôi nhà kiên cố khang trang tiện nghi hơn
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Quần áo bà ba khăn săn (hình 4)
- Cầu được mùa may mắn trong cuộc sống
- Tế lễ và vui chơi
- Hội bà chúa xứ hội xuân , núi bà lễ cúng trăng lễ tế thần cá ông …
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung
Thứ tư ngày 14 tháng 01 năm 2009
(T40)Tập đọc
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tụ hào , ca ngợi.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : chính đáng, văn hóa Đông Sơn, hoa văn, vũ công, nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.
+ NDC :Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú , đa dạng với văn hoá rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ?
-Giáo dục niềm từ hào về tài sản quí giá của dân tộc, biết giữ gìn bảo vệ tài sản đó .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Anh trống đồng trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài : Bốn anh tài (tt) và TL những câu hỏi vè nội dung của bài đọc.
- GV nhận xét bài
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Trống đồng Đông Sơn
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
* Luyện đọc :
- 1 HS khá đọc cả bài
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ 2 , 3 lượt . Kết hợp sửa lỗi , phát âm cho HS và hướng dẫn HS
Quan sát ảnh trống đồng (SGK)
- 1 HS đọc chú giải
- Gọi 1 HS đọc toàn bài .
- GV đọc mẫu lần 1
* Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 + TLCH :
. Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
. Hoa văn trên mặt trống đồng đựơc tả như thế nào ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại + TLCH :
. Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên cánh đồng?
. Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nỗi bậc trên hoa văn trống đồng ?
. Vì sao trống đồng là niềm tự hào nhất của con người Việt Nam ?
- HS đọc thầm lại cả bài thơ, suy nghĩ nói ý nghĩa cả bài thơ
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi 7 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ . Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc .
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc .
“Nhưng còn …biết nghĩ”
+ GV đọc mẫu
+ HS luyện đọc theo cặp
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp
-HS nhẩm HTL bài thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ
- Nhận xét tìm ra bạn đọc hay .
4. Củng cố , dặn dò :
- Nêu ý nghĩa của bài học ? Qua bài học các en thấy được điều gì về nền văn hoá của người Việt cổ xưa?
- Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau .
- HS hát .
- 2 HS thực hiện yêu cầu .
- Cả lớp đọc thầm
- 2HS tiếp nối nhau đọc bài
Đoạn 1 : Từ đầu ….hươu nai
Đoạn 2 : Còn lại
.
- Trống đòng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
- Giữa trống đồng là hình ảnh ngôi sao nhiều cánh,hình ảnh đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hìmh chim bay, hươu nai có gạc.
. Lao động,đánh cá, săn bắn
. Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn
. Trông đồng Đông Sơn đa dạng , hoa văn đẹp , là một vật quý giá phản ảnh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa , là bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời và bền vững .
( Mục tiêu )
- 7 HS tiếp nối nhau đọc bài
+ 3, 5 HS thi đọc
- Nhiều HS đọc thuộc lòng
(T20)Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
-HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện các em đã nghe, đã đọc nói về người có tài.
-Hiểu truyện, trao đổi dược với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện , nhớ chuyện .Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp lời kể của bạn.
- Giáo dục theo ý nghĩa của từng câu chuyện HS vừa kể .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ CỦA HS
HĐ CỦA HS
1.KT bài cũ : Gọi 1, 2 HS kể câu chuyện Bác đánh cá và hung thần + nêu ý nghĩa
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài :Kể chuyện đã nghe, đã đọc .
b. Hướng dẫn HS kể chuyện
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài, đọc gợi ý 1, 2.
- GV lưu ý HS đề bài
- Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi HS đọc dàn ý kể chuyện
- Nhắc HS kể có đầu có cuối
- Yêu cầu HS kể trong nhóm
- Cho HS thi kể trước lớp
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét và bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất.
3.,Củng cố dặn dò :
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện mà
File đính kèm:
- T-20.doc