+ Cho biết số thành viên trong gia đình nhà mình (Ông bà sinh được bao nhiêu con? Ba mẹ, cô dì, chú bác sinh phổ biến là bao nhiêu con?)
+ Cho biết một số khẩu hiệu về dân số mà em đã quan sát được trong cuộc sống.
>>> GV trình chiếu hình ảnh về poster tuyên truyền dân số của Nhà nước
GV đặt câu hỏi “Tại sao ở nước ta mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay Tại sao lại có khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ”
Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả của gia tăng dân số đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế. Vậy dân số nước ta có đặc điểm như thế nào? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đối với phát triển kinh tế - xã hội, tại sao cần đưa ra chính sách dân số như trên cô mời các em tìm hiểu sang bài học hôm nay.
7 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 2: Dân số và gia tăng dân số - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Ngày soạn: 27/09/2019
PPCT: Tiết 2
Bài 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm dân số của nước ta.
- Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta.
- Phân tích được sự chuyển biến trong cơ cấu dân số nước ta.
- Đánh giá được tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số.
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam.
3. Thái độ
- Chấp hành tốt các chính sách về dân số và môi trường.
- Có thái độ đúng đắn trước các vấn đề về dân số tại địa phương.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực CNTT và truyền thông, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội thông qua việc xác định các mối quan hệ địa lí giữa gia tăng dân số với quy mô dân số.
+ Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê để tìm ra đặc điểm nổi bật của dân số.
+ Năng lực vận dụng kiến thức về dân số, kĩ năng vào thực tiễn để giải thích các sự việc, hiện tượng liên quan đến bài học như chính sách dân số 1-2 con.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Biểu đồ, bảng số liệu về biến đổi dân số của nước ta
- Tài liệu, tranh ảnh về dân số
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài, bút màu các loại
- Tìm hiểu thông tin về dân số ở Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tình huống xuất phát (3 phút)
1. Mục tiêu
- Đặt ra tình huống có vấn đề thu hút sự tò mò của học sinh.
- Gợi mở học sinh đến nội dung về dân số nước ta từ chính chính sách của Đảng và nhà nước.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, kĩ thuật đặt câu hỏi mở và sử dụng phương tiện trực quan.
3. Phương tiện
- Hình ảnh về poster tuyên truyền dân số.
4. Tiến trình hoạt động
HĐ của GV
HĐ của HS
ND cần đạt
+ Cho biết số thành viên trong gia đình nhà mình (Ông bà sinh được bao nhiêu con? Ba mẹ, cô dì, chú bác sinh phổ biến là bao nhiêu con?)
+ Cho biết một số khẩu hiệu về dân số mà em đã quan sát được trong cuộc sống.
>>> GV trình chiếu hình ảnh về poster tuyên truyền dân số của Nhà nước
GV đặt câu hỏi “Tại sao ở nước ta mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay Tại sao lại có khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ”
Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả của gia tăng dân số đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế.. Vậy dân số nước ta có đặc điểm như thế nào? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đối với phát triển kinh tế - xã hội, tại sao cần đưa ra chính sách dân số như trên cô mời các em tìm hiểu sang bài học hôm nay.
HS trả lời câu hỏi
I) Số dân:
- Dân số Việt Nam năm 2002 là :
79,7 triệu người.
- Là nước đông dân đứng thứ 3 ở Đông Nam á, thứ 14 trên thế giới
II) Sự gia tăng dân số
- Từ 1954 -> 2003 : Dân số nước ta tăng liên tục
- Cuối những năm 50 : có sự “Bùng nổ dân số”.
- Năm 2003 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,43%
- Ngày nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhờ thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng trong cả nước khác nhau.
III) Cơ cấu dân số
- Cơ cấu về giới : Nữ > Nam. Ngày nay có xu hướng tiến tới sự cân bằng
- Cơ cấu theo độ tuổi:Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi dân số ngày càng già đi
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân số ở nước ta ( 22 phút )
1. Mục tiêu
- Trình bày, lí giải và đánh giá được một số đặc điểm dân số nước ta.
- Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta.
- Phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng dân số và quy mô dân số nước ta.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp học tập theo trạm.
3. Phương tiện
- Biểu đồ biến đổi dân số nước ta qua các năm
- Phiếu học tập và thông tin tại các trạm học tập.
4. Tiến trình hoạt động
HĐ của GV
HĐ của HS
ND cần đạt
GV đặt câu hỏi để HS gợi nhớ lại kiến thức đã học: “Dân số là gì?”.
Phát phiếu học tập cá nhân và tổ chức học sinh tiến hành học tập theo 4 trạm (8 nhóm chia 2 cụm trạm), mỗi trạm 4 phút.
Tổng kết nội dung và hỏi cả lớp: Vì sao gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh ?
Dùng kĩ thuật tia chớp thu thập nhanh ý kiến học sinh về những khó khăn khi dân số nước ta đông và tăng nhanh.
+ Lấy ví dụ chứng minh dân số đông và tăng nhanh gây ra nhiều khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Sau khi di chuyển qua 4 trạm học tập HS ngồi đúng vị trí trạm cuối cùng của vòng di chuyển (không cần về vị trí ban đầu). GV gọi một HS bất kì thuộc nhóm bất kì lên trình bày đặc điểm dân số Việt Nam, dưới lớp cho HS chấm chéo phiếu học tập của nhau.
HOẠT ĐỘNG 2: Tọa đàm về một số vấn đề dân số Việt Nam (thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu
- Phân tích được những thách thức về dân số của nước ta hiện nay
- Nêu được các biện pháp giải quyết vấn đề trên
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở
3. Phương tiện
- 6 cái ghế rời
4. Tiến trình hoạt động
HĐ của GV
HĐ của HS
ND cần đạt
GV dẫn dắt vào chủ đề buổi tọa đàm dân số
Trong các diễn đàn phân tích về dân số Việt Nam gần đây nổi bật với chủ “cầm vàng đừng để vàng rơi”. Vậy thực chất của vấn đề này là gì ? Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” được 8 năm nhưng cũng đồng thời bước vào giai đoạn “già hóa dân số” với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử. Bên cạnh đó, tình trạng lao động có kỹ năng còn thiếu, lao động dư thừa, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn biến phức tạpVậy chúng ta cần làm gì khắc phục tình trạng trên giúp Việt Nam cất cánh trong thời gian tới ?
Để bàn về nội dung này sau đây chúng ta sẽ tổ chức một diễn đàn trao đổi, thảo luận và đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên các vai khác nhau.
kê 6 ghế trên bục giảng để tổ chức buổi thảo luận
+ 2 hs đóng vai chuyên gia nghiên cứu về dân số
+ 2 học sinh đóng vai nhà hoạch định chính sách
+ 2 học sinh đóng vai chuyên viên hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
C. Hoạt động luyện tập (5 phút)
1. Mục tiêu
- Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật trò chơi
3. Phương tiện
- Bộ trò chơi
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV phát bộ trò chơi thi “Ai ghép hình nhanh nhất” cho các nhóm và yêu cầu dựa vào nội dung vừa tìm hiểu, thảo luận nhóm và ghép hình trong thời gian 3 PHÚT
- Bước 2: Tổ chức cho hs chơi
- Bước 3: Khen ngợi và cộng điểm cho nhóm làm nhanh nhất và đúng (cộng vào điểm miệng)
- Bước 6: Gv tổng kết toàn bộ nội dung bài học
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học ( 3 phút)
- Làm bài tập số 3 SGK trang 10
- Nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung bài 3 phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_bai_2_dan_so_va_gia_tang_dan_so_nam_hoc.doc