Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 17: Ôn tập - Nguyễn Thị Lợi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Qua bài học, HS phải:

1 Kiến thức :

 - Củng cố kiến thức về địa lí dân cư và các ngành kinh tế.

2. Kĩ năng :

 - Kĩ năng sử dụng bản đồ , biểu đồ .

 - Kĩ năng phân tích , nhận xét , đánh giá.

3. Thái độ :

 - Có ý thức tự học nghiêm túc, tinh thần tự giác trong học tập.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC :

1. Giáo viên:

 - Bản đồ dân cư, bản đồ ( lược đồ) về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông , du lịch

2. Học sinh:

 - tập Atlat Địa lí Việt Nam, thước kẻ, bút chì,compa, máy tính

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1 ., 9A2 ., 9A3 ., 9A4 , 9A5 , 9A6 .

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra bài thực hành , chấm điểm 1 số học sinh

 - Đánh giá chung về kết quả thực hành của học sinh .

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 17: Ôn tập - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 13/10/ 2013 Tiết 17 Ngày dạy: 17/ 10/2013 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Qua bài học, HS phải: 1 Kiến thức : - Củng cố kiến thức về địa lí dân cư và các ngành kinh tế. 2. Kĩ năng : - Kĩ năng sử dụng bản đồ , biểu đồ . - Kĩ năng phân tích , nhận xét , đánh giá. 3. Thái độ : - Có ý thức tự học nghiêm túc, tinh thần tự giác trong học tập. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC : 1. Giáo viên: - Bản đồ dân cư, bản đồ ( lược đồ) về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông , du lịch 2. Học sinh: - tập Atlat Địa lí Việt Nam, thước kẻ, bút chì,compa, máy tính III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1.., 9A2., 9A3.., 9A4, 9A5, 9A6.. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài thực hành , chấm điểm 1 số học sinh - Đánh giá chung về kết quả thực hành của học sinh . 3.Bài mới : Khởi động: GV giới thiệu nội dung ôn tập. Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học ( cá nhân) * Bước 1: Hệ thống kiến thức địa lí dân cư Việt Nam 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 2. Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta? 3. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? 4. Nêu đặc điểm các loại hình quần cư? 5. Nêu đặc điểm nguồn lao động của nước ta? * Bước 2: Hệ thống kiến thức địa lí kinh tế Việt Nam. 1. Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt chủ yếu nào? Thể hiện ở ba mặt chủ yếu: - Chuyển dịch cơ cấu ngành. - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 2. Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta? - Thành tựu: tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. - Thách thức: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, xóa đói giảm nghèo, 3. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? - Bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội. - Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp: tài nguyên đất, khí hậu, nước, sinh vật. - Các nhân tố kinh tế xã hội là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp: dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất – kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường. 4. Thực trạng của rừng nước ta hiện nay như thế nào? Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng? - Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp. Năm 2009 tổng diện tích đất có rừng của nước ta là 13,1 triệu ha và độ che phủ là 39,1 %. - Lợi ích : + Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão, lũ lụt, hạn chế hạn hán và sa mạc hóa. + Góp phần vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ nguồn gien quý giá. + Cung cấp lâm sản, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống... - Chúng ta vừa khai thác vừa bảo vệ rừng vì: + Để tái tạo nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. + Ổn định việc làm, nâng cao đời sống cho nhiều vùng nông thôn ở miền núi. 5.Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? - các nhân tố tự nhiên: sơ đồ H11.1 - các nhân tố kinh tế - xã hội 6. Nước ta có những ngành công nghiệp trọng điểm nào? Bao gồm công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện,CN chế biến LTTP, CN dệt may. 7. Ngành dịch vụ nước ta gồm có những nhóm ngành nào? Nhóm ngành nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? Biểu đồ cơ cấu Hình 13.1 8. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước? Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập địa lí ( cá nhân) *Bước 1.Gv ra các bài tập và nhắc lại cách nhận dạng, vẽ biểu đồ: Bài tập 3/tr.10: biểu đồ cột Bài tập 2/Tr 23: biểu đồ hình tròn Bài tập 2.Tr.33: biểu đồ cột chồng Bài tập 3/ Tr.37:biểu đồ hình cột Bài 2/tr.38: biểu đồ đường Bài tập thực hành tr.60: biểu đồ miền. * Bước 2. Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập vẽ biểu đồ cột và biểu đồ tròn,các bài tập khác về nhà làm. * Bước 3. Nhận xét biểu đồ, GV chỉnh sữa lỗi sai 4. Đánh giá. - GV hệ thống nội dung ôn tập, lưu ý học sinh những nội dung chính chuẩn bị bài kiểm tra. 5. Hoạt động nối tiếp: - Về nhà học bài, rẽn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết. IV.PHỤ LỤC: V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_17_on_tap_nguyen_thi_loi.doc
Giáo án liên quan