BÀI 17:
LỚP VỎ KHÍ
I - MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
-Biết được các thành phần của lớp vỏ khí. Trình bày được vị trí, đặc điểm các tầng trong lớp vỏ khí. Biết vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu.
-Giải thích được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục địa và đại dương.
-Biết sử dụng tranh vẽ để trình bày đặc điểm các tầng của lớp vỏ khí. Vẽ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 17: Lớp vỏ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21– Tiết 21
Bài 17:
Lớp vỏ khí
Ngày soạn: 08 / 1/ 2008
Ngày dạy: / / 2008
I - mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Biết được các thành phần của lớp vỏ khí. Trình bày được vị trí, đặc điểm các tầng trong lớp vỏ khí. Biết vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu.
Giải thích được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục địa và đại dương.
Biết sử dụng tranh vẽ để trình bày đặc điểm các tầng của lớp vỏ khí. Vẽ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí.
II - Phương tiện
Hình vẽ các tầng của lớp vỏ khí.
Bản đồ các khối khí hoặc bản đồ tự nhiên thế giới.
III - Hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Trái đất được bao bọc bởi một lớp khí quyển có độ dày trên 60.000 km. Đây chính là đặc điểm quan trọng để TĐ là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Lớp vở khí có vai trò quan trọng đối với đời sống con người trên TĐ. Vậy lớp vỏ khí có thành phần như thế nào? Cấu tạo của chúng ra sao? Chung ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ cá nhân/ cả lớp
GV: Cho Hs quan sát hình 45 phóng to trên bảng hoặc trong SGK và trả lời câu hỏi:
? Dựa vào hình 45 cho biết:
- Thành phần của không khí? Tỉ lệ % của từng thành phần? Vai trò của các thành phần?
- Thành phần nào có tỉ lệ nhỏ nhất?
HS phát biểu, Gv chuẩn kiến thức.
GV: Hơi nước tuy chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nó là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng. Hơi nước cùng với CO2 giữ lại năng lượng MT, gây ra hiệu ứng nhà kính, điều hoà khí hậu trên TĐ.
* Về nhà vẽ hình 45 vào vở bài tập để rèn kĩ năng biểu đồ.
HĐ: Nhóm
GV: thuyết trình: xung quanh TĐ có một lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Con người tuy không nhìn thấy không khí nhưng quan sát được các hiện tượng xảy ra trong khí quyển. Vậy khí quyển có cấu tạo như thế nào? Đặc điểm ra sao?
GV: cho HS quan sát Hình 46 phóng to, kết hợp hình vẽ trong SGK và trả lời câu hỏi:
? Quan sát hình 46 cho biết:
- Lớp vỏ không khí gồm những tầng nào? Vị trí của các tầng?
- Đặc điểm của tầng đối lưu, vai trò, ý nghĩa của tầng đối lưu đối với sự sống trên TĐ?
HS: Thảo luận theo nhóm câu hỏi trên, sau đó cử đại diện trả lời.
GV: Dùng bảng để chuẩn kiến thức.
(bảng ở phần phụ lục)
? Lên bảng xác định vị trí của tầng các tầng đối lưu và bình lưu trên hình 46 phóng to.
? Lấy VD chứng tỏ càng lên cao không hkí càng loãng?
( Khi leo núi lên độ cao 6000m đã cảm thấy khó thở vì không khí đậm đặc nhất ở gần mặt đất)
? Tầng không khí trên tầng đối lưu là tầng nào? nêu vai trò của lớp ôdôn?
( Tia tử ngoại có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư da, bệnh về mắt...)
GV: Tầng ôdôn hiện nay đang bị thủng do tác động của con người, gây nguy hiểm cho sự sống trên TĐ.
? Để bảo vệ tầng ôdôn con người cần phái làm gì?
(Trồng rừng, hạn chế các khí thải gây thủng tầng ôdô như C02, CFC..)
? Từ các nội dung đã học và kiến thức thực tế của các em hãy nêu vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống con người?
(- O2: hô hấp
- CO2: cây quang hợp
- Ngăn chặn các thiên thạch, các tia bức xạ có hại cho sự sống trên TĐ.)
HĐ 3: Cá nhân/ cặp
* Phương án 1:
? Nêu nguyên nhân hình thành các khối khí?
* Do:- Vị trí hình thành.
- Bề mặt tiếp xúc.
? Đọc bảng các khối khí và cho biết:
- Khối khí nóng và khối khí lạnh được hình thành như thế nào?
- Khối khí đại dương và lục địa được hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại?
* Phương án 2
? Điền vào chỗ trống:
Dựa vào........người ta chia thành khối khí nóng và khối khí lạnh. Khối khí nóng có nhiệt độ....hơn khối khí lạnh. Khối khí đại dương đựơc hình thành trên các.....có độ ẩm .... Khối khí lục địa hình thành trên các lục địa, khô hơn so với khối khí đại dương.
GV: Phân biệt các khối khí chủ yếu dựa vào tính chất (nóng, lạnh, khô, ẩm)
- Việc đặt tên dựa vào nơi hình thành.
GV: Các khối khí không đứng yên mà thường xuyên di chuyển. Khi chúng di chuyển làm thay đổi khí hậu những nơi chúng đi qua. Bản thân các khối khí cũng bị biến tính.
? Lấy VD về ảnh hưởng của các khối khí.
( Gió mùa Đông Bắc tràn về gây ra thời tiết lạnh và khô cho miền Bắc nước ta.
Đến mùa hạ gió mùa TN tràn vào từ đại dương gây mưa nhiều )
- Miền nam không chịu ảnh hưởng của gió màu đông bắc nên không có mùa đông lạnh.
GV: Giới thiệu một số kí hiệu của các khối khí:
1. E: khối khí xích đạo
2. T: khối khí nhiệt đới
3. P: khối khí ôn đới
4. A: khối khí băng địa
5. Khối khí lục địa kèm chữ c, đại dương là m. VD: Tm: khối khí nhiệt đới hải dương.
1) Thành phần của không khí
* Gồm các khí:
- Nitơ: 78%, Ôxi: 21%, Hơi nước và các khí khác là 1%.
* Hơi nước chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương...
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí
* Các tầng khí quyển:
- Tầng đối lưu.
- Tầng bình lưu
- Các tầng cao của khí quyển
* Đặc điểm tầng đối lưu:
- Dày 0-16 km.
- Tập trung 90% không khí của khí quyển.
- Không hkí chuyển động theo chềi thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, lên cao 100m giảm 0,60C
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm chớp, sao băng...
* Tầng bình lưu:
- Không khí chuyển động theo chiều ngang.
- Tầng ôdôn trong tầng bình lưu có vai trò quan trọng: hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sự sống như tia tử ngoại...
3. Các khối khí
- Tuỳ theo vị trí hình thành hoặc bề mặt tiếp xúc người ta chia ra thành khối khí nóng, khối khí lạnh.
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc chia thành khối khí đại dương và lục địa.
- Các khối khí khi di chuyển làm thay đổi thời tiết những nơi chúng đi qua, đồng thời chúng cũng bị biến tính.
V: củng cố, dặn dò
1. HS làm bài tập củng cố.
a) Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu? Vai trò của lớp vỏ khí đối với sự sống?
b) Cơ sơ phân loại các khối khí?
( Nếu có máy chiếu cho HS chơi trò chơi)
2. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập trong SGK và tập bản đồ.
- Chuẩn bị nội dung bài 18.
File đính kèm:
- Bai 17.doc