A.Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Cảm nhận được nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hoà nhập với cuộc đời và lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
- Thấy được vẻ đẹp cổ điển của một bài thơ Mới.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ trữ tình.
B. Kiến thức trọng tâm
- Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, hiu quạnh.
- Nỗi sầu nhân thế và lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
C. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện kiến thức, đặt câu hỏi gợi ý HS tiếp cận văn bản.
2. Phương tiện: sgk Ngữ văn 11 tập 2, Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân), Văn học Việt Nam 1900-1945.
D.Tiến trình lên lớp
GV dẫn: Nếu Xuân Diệu say đắm, cuống quít, vội vàng tận hưởng tuổi trẻ, tận hưởng cuộc sống thì Huy Cận lại rất nhạy bén với nỗi sầu, nỗi cô đơn. Hai người là bạn thân nhưng hai hồn thơ mang hai phong cách. Chúng ta đã tìm hiểu hồn thơ Xuân Diệu qua “Vội vàng” hôm nay ta sẽ tìm hiểu hồn thơ Huy Cận qua “Tràng giang”.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 51838 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án đọc hiểu văn 11 Tràng giang Huy cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng
Giáo án đọc hiểu văn 11
Tràng giang
Huy cận
Người soạn: Phạm Thị Hà
A.Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Cảm nhận được nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hoà nhập với cuộc đời và lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
- Thấy được vẻ đẹp cổ điển của một bài thơ Mới.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ trữ tình.
B. Kiến thức trọng tâm
- Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, hiu quạnh.
- Nỗi sầu nhân thế và lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
C. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện kiến thức, đặt câu hỏi gợi ý HS tiếp cận văn bản.
2. Phương tiện: sgk Ngữ văn 11 tập 2, Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân), Văn học Việt Nam 1900-1945.
D.Tiến trình lên lớp
GV dẫn: Nếu Xuân Diệu say đắm, cuống quít, vội vàng tận hưởng tuổi trẻ, tận hưởng cuộc sống thì Huy Cận lại rất nhạy bén với nỗi sầu, nỗi cô đơn. Hai người là bạn thân nhưng hai hồn thơ mang hai phong cách. Chúng ta đã tìm hiểu hồn thơ Xuân Diệu qua “Vội vàng” hôm nay ta sẽ tìm hiểu hồn thơ Huy Cận qua “Tràng giang”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
HĐ1.Tìm hiểu chung
- GV hỏi: Em hãy đọc phần Tiểu dẫn trong sgk và nêu một số nét chính về tác giả Huy Cận và bài thơ “Tràng giang”?
- GV định hướng, tóm tắt một số nét chính.
HĐ2. Đọc hiểu
-GV gọi HS đọc văn bản.
-GV nhận xét cách đọc của HS.
-GV hỏi: Em có nhận xét gì về nhan đề và lời đề từ của bài thơ?
-GV nhận xét, bình giảng.
-GV yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ 1.
- GV hỏi: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả dòng sông? Nhận xét gì về những chi tiết ấy?
- GV nhận xét, định hướng, bình.
-Cảm nhận của em về hình ảnh “củi một cành khô”? Nghệ thuật nào được sử dụng ở đây?
- GV nhận xét, định hướng, bình.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ 2.
- GV hỏi: Bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ này được miêu tả bằng những hình ảnh nào?. Những thủ pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?. Ý nghĩa?
- GV nhận xét, định hướng, bình giảng.
- GV bình giảng sâu hình ảnh: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót”.
- GV cho HS đọc diễn cảm khổ thơ.
- GV hỏi: Em thấy bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ này có gì đặc biệt? Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
- GV định hướng, nhận xét, bình giảng.
-GV hỏi: Em có nhận
xét gì về thiên nhiên ở hai câu đầu của khổ thơ 4?
-GV định hướng, bình.
-GV hỏi: Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ như thế nào? Tìm các chi tiết chứng minh?
-GV nhận xét, định hướng, bình giảng.
-GV hỏi: Em có nhận xét gì về hai câu thơ cuối của bài thơ? Nhà thơ được thể hiện tâm trạng gì ?
- Em hãy so sánh hai câu thơ này với hai câu thơ trong bài
“ Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu?
-GV bình giảng, khắc sâu kiến thức.
- GV nói thêm về hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ để HS hiểu thêm về tấm lòng yêu nước của tác giả.
HĐ3. Tổng kết
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong sgk.
HĐ4. Luyện tập
GV yêu cầu HS làm phần luyện tập trong sgk.
HS đọc và trả lời
HS ghi chép
HS đọc
HS lắng nghe, ghi chép
HS đọc
HS trả lời
HS lắng nghe, ghi chép
HS trả lời
HS lắng nghe, ghi chép
HS trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
HS trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
HS trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
HS trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
HS trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
HS đọc
I. Tiếu dẫn
Tác giả.
Tên thật Cù Huy Cận (1919-2005)
Viết nhiều thơ văn từ khi còn trẻ
Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng
Thơ gồm 2 giai đoạn :
+ Trước CM: buồn: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca…
+ Sau CM: vui, tin yêu cuộc sống: Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời…
1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng.
2. Tác phẩm
Sáng tác năm 1939 và in trong tập “Lửa thiêng”.
II. Đọc hiểu
1.Nhan đề và lời đề từ.
a. Nhan đề
+ Tràng giang: sông lớn, dài
+ dùng “tràng giang”# “trường giang”: điệp vần “ang” tạo nên dư âm vang xa, đây chính là âm hưởng của nỗi buồn mênh mang trải dài bài thơ.
b. Đề từ
+ Cảnh: trời rộng, sông dài → không gian rộng lớn
+ Tình: bâng khuâng, nhớ → nỗi buồn, nỗi sầu
=> Nhan đề và đề từ đã định hướng cho cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi buồn trước không gian rộng lớn.
2. Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ.
Khổ 1
Hình ảnh: thuyền, nước, sóng…→ hình ảnh quen thuộc khi nói về dòng sông.
+ sóng “gợn”: sóng nhẹ, lăn tăn
+ láy “điệp điệp”: hình ảnh con sóng nối tiếp nhau, đều đều lan toả, da diết triền miên.
+ thuyền xuôi mái >< nước song song: con thuyền buông trôi, vô định, hờ hững, đòng nước cũng hờ hững với thuyền.
+đối: thuyền về >< nước lại: thuyền và nước không gắn bó,sự đối lập tạo ra sự chia ly, xa cách.
=> Không gian rộng lớn, mênh mông, sự vật chia lìa , xa cách
Củi / một cành khô / lạc mấy dòng( Ngắt nhịp:1/3/3)
+ “một”: gợi ra sự lạc lõng, khô héo
+ đảo ngữ: củi một cành khô→ nhấn mạnh sự bé nhỏ
+ một cành >< mấy dòng: đối lập giữa không gian bao la rộng lớn của sông nước với sự nhỏ bé, trơ trọi, mong manh của cành củi khô.
→ Hình ảnh cành củi khô mong manh, nhỏ bé gợi liên tưởng đến kiếp người mong manh vô định, trôi dạt giữa dòng đời.
=> Không gian sông nước mênh mông, rộng lớn, cảnh vật chia lìa.
Khổ 2
+ lơ thơ cồn nhỏ: cảnh vật ít, hoang sơ
+ gió đìu hiu: gió nhẹ
→ nghệ thuật láy và đảo ngữ: khắc hoạ thiên nhiên hoang vắng, thưa thớt
+ âm thanh: “đâu tiếng làng xa”→ âm thanh không trực tiếp, không phương hướng, không xác định
+ chợ chiều: chợ đã vãn, ít người.
→ không gian tĩnh lặng, vắng bóng hoạt động của con người.
+Nắng xuống >< trời lên: gợi cả chiều cao, chiều sâu, không gian ngược hướng đẩy xa nhau.
+ sâu chót vót: thường dùng chỉ độ cao→ cách diễn đạt mới có giá trị tạo hình
+ sông dài >< trời rộng: không gian mở ra chiều dài và chiều rộng
+bên cô liêu: con người trở nên bé nhỏ trước không gian hoang sơ, vắng lặng.
=> Không gian rộng lớn, vắng vẻ, tĩnh lặng, cảnh vật hoang sơ, hiu quạnh.
Khổ 3
+ hình ảnh cách bèo: gợi sự tan tác, chia ly
+dạt, hàng nối hàng→ sự trôi nổi, vô định→ thân phận cô đơn, trôi nổi của những kiếm người nhỏ bé.
+không cầu, không đò: 2 lần phủ định→ không có sự liên lạc giữa đôi bờ, không có sự xuất hiện của con người.
+ không có “niềm thân mật”: không tìm thấy sự gần gũi, chia sẻ của tình người, tình đời.
+lặng lẽ, bờ xanh tiếp bãi vàng: thiên nhiên lạc lõng, bơ vơ.
=> Không gian được đẩy đến tận cùng cùa sự hoang vắng, cô liêu.
d.Khổ 4
Bức tranh thiên nhiên ở hai câu đầu của khổ thứ 4 mang nét khác biệt so với các khổ thơ trước:
+ mây cao, núi bạc: hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, lớn lao
+chim nghiêng cánh nhỏ: cánh chim nhỏ bé, đơn côi, lạc lõng trước không gian bao la, rộng lớn.
→ Thiên nhiên được nhìn ở tầng cao, hùng vĩ, tráng lệ khác hẳn với thiên nhiên ở tầng thấp hoang sơ, tĩnh lặng ở các khổ thơ trước.
3. Lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
Tâm trạng của tác giả được thể hiện gián tiếp qua bức tranh thiên nhiên ở các khổ thơ trên:
+buồn điệp điệp
+sầu trăm ngả
+bến cô liêu
=> Tác giả đã gửi gắm nỗi buồn, nỗi sầu của một cái Tôi thơ Mới qua bức tranh thiên nhiên “Tràng giang” rộng lớn và hoang vắng. Tác giả thiết tha với cảnh vật thiên nhiên cũng chính là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.
Hai câu cuối khổ 4 thể hiện trực tiếp lòng yêu nước của tác giả
+ lòng quê: tấm lòng, tình cảm với quê hương, đất nước.
+láy: “dợn dợn”: tình cảm của tác giả đang trào lên theo con sóng.
→ Tình yêu quê hương lấy cảm hứng từ sông nước và trải dài theo từng con sóng
So sánh với Thôi Hiệu:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
+ khói sóng: làn hơi nước bốc lên từ dưới sông tạo thành màn sương mỏng giống như khói.
+khói hoàng hôn: khói của bếp lửa→ gợi không khí đầm ấm, sum họp gia đình.
→ Thôi Hiệu nhớ quê vì có khói, Huy Cận không có khói hoàng hôn vẫn nhó nhà. Hai nỗi nhớ gặp nhau ở lòng yêu quê hương đất nước. Nối nhớ của Huy Cận da diết hơn, thường trực hơn vì ông đang phải sống trong cảnh nước mất nhà tan.
=> Hai câu thơ cuối nặng một tấm lòng thương nhớ quê hương, đất nước. Ẩn trong nỗi bơ vơ của một cá thể cô đơn trước trời nước mênh mông rộng lớn là tâm trạng đau đớn của một người dân vong quốc.
III.Tổng kết.
Nội dung: Nỗi sầu nhân thế và lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
Nghệ thuật: bút pháp cổ điển và hiện đại
IV. Luyện tập
Xác nhận của giáo viên hưóng dẫn
File đính kèm:
- bai giang trang giang moi hap dan.doc