Giáo án giáo viên giỏi: Một số phương tiện giao thông ( Xe đạp, xe máy, thuyền buồm, máy bay)

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ( MTXQ )

BÀI: Một số phương tiện giao thông ( Xe đạp, xe máy, thuyền buồm, máy bay)

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

I. Mục đích – yêu cầu.

- Phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý quan sát cho trẻ. Trẻ nhận biết tên gọi và đặc điểm của một số phương tiện giao thông ( Xe đạp, xe máy, thuyền buồm, máy bay, tàu hỏa) về ( Cấu tạo, hình dáng, công dụng, phạm vi hoạt động .), đồng thời nhận xét, so sánh được các đặc điểm cơ bản của một số phương tiện giao thông phổ biến. Có ý thức chấp hành tốt luật giao thông

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, sắp xếp các phương tiện giao thông chính xác, đúng yêu cầu.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản một số phương tiện giao thông, có thái độ tích cực khi tham gia giao thông ( Không thò đầu, thò tay ra ngoài khi ngồi trên các loại phương tiện giao thông ).

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 70353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo viên giỏi: Một số phương tiện giao thông ( Xe đạp, xe máy, thuyền buồm, máy bay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 – 2013 NGÀY SOẠN: 06 / 03 / 2013 NGÀY DẠY: 11 / 03 / 2013 NGƯỜI DẠY: MAI THỊ GIANG ĐỐI TƯỢNG DẠY: Trẻ 5 - 6 Tuổi. LỚP DẠY: LỚP MG 5 - 6 TUỔI TRƯỜNG DẠY: Trường mầm non Tân Long LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ( MTXQ ) BÀI: Một số phương tiện giao thông ( Xe đạp, xe máy, thuyền buồm, máy bay) CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG I. Mục đích – yêu cầu. - Phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý quan sát cho trẻ. Trẻ nhận biết tên gọi và đặc điểm của một số phương tiện giao thông ( Xe đạp, xe máy, thuyền buồm, máy bay, tàu hỏa) về ( Cấu tạo, hình dáng, công dụng, phạm vi hoạt động….), đồng thời nhận xét, so sánh được các đặc điểm cơ bản của một số phương tiện giao thông phổ biến. Có ý thức chấp hành tốt luật giao thông - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, sắp xếp các phương tiện giao thông chính xác, đúng yêu cầu. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản một số phương tiện giao thông, có thái độ tích cực khi tham gia giao thông ( Không thò đầu, thò tay ra ngoài khi ngồi trên các loại phương tiện giao thông ). II. Chuẩn bị. - Các tranh ảnh trên các Sidle máy tính. - Tranh lô tô về các phương tiện giao thông, bảng gài, que chỉ. - Các ngôi nhà để chơi trò chơi III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú. - Cô gọi trẻ lại gần và cùng xem đoạn video về các phương tiện giao thông. => Các con ạ, có rất nhiều loại phương tiện giao thông, mỗi loại đều có tên gọi và đặc điểm, nơi hoạt động riêng, nhưng chúng đều dùng để chở người, chở hàng vì vậy các con phải giữ gìn và bảo vệ các phương tiện giao thông. Để biết xem các loại phương tiện giao thông đấy như thế nào hôm nay cô cháu mình cùng khám phá nhé. 2. Nội dung chính. * Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại các loại phương tiện giao thông. - Cô cho chia trẻ về các nhóm và cho trẻ quan sát các loại phương tiện giao thông để trẻ nêu lên nhận xét của mình. a) Quan sát xe đạp. - Các con hãy nhìn xem cô có gì trên màn hình nhé. ( Cô cho trẻ xem sidle có hình chiếc xe đạp ) - Dưới bức tranh cô có từ “xe đạp” - Các con có nhận xét gì về chiếc xe đạp này? - Cô chốt lại - Xe đạp đi ở đâu? Dùng để làm gì? - Xe đạp chạy nhanh hay chậm? => Cô chốt lại đặc điểm của xe đạp. Xe đạp đi được là nhờ sức đạp của con người... b) Quan sát xe máy. - Các con hãy quan sát xem cô có tranh gì nữa đây? - Dưới bức tranh cô có từ “xe máy” - Các con có nhận xét gì về chiếc xe máy này? - Cô chốt lại: Xe máy có bánh xe.... - Xe máy đi ở đâu? Xe máy dùng để làm gì? Xe máy có mấy bánh? - Xe máy chạy được nhờ đâu? - Xe máy là loại phương tiện giao thông đường nào? - Tiếng còi xe máy kêu như thế nào? - Xe máy chạy nhanh hay chậm? => Cô chốt lại đặc điểm của xe máy. Xe máy chạy được la nhờ động cơ, và dùng xăng, dầu để chạy đấy - Kích thước xe máy nhỏ, gọn * Mở rộng: Ngoài xe đạp và xe máy ra các con còn biết trên đường còn các loại phương tiện giao thông nào nữa không? - Cho trẻ xem hình ảnh trên các sidle trên máy tính.. - Tất cả các loại phương tiện đi trên đường như xe đạp, xe máy, ô tô… gọi là phương tiện giao thông đường bộ đấy, khi đi trên xe đạp, xe máy các con nhớ phải đội mũ bảo hiểm và khi ngồi trên ô tô không được thò đầu, thò tay ra ngoài nhé ….. c) Quan sát tàu hỏa. - Cô đọc câu đố ''Tàu gì không chạy dưới sông Còi tu ầm ĩ vượt đồng bao la Khi về đến trước sân ga Người lên kẻ xuống vào ra rộn ràng? - Cô đố các con đó là gì? - Các con xem cô còn có hình ảnh gì nữa đây? - Dưới bức tranh cô có từ “ tàu hỏa” - Các con hãy quan sát xem tàu hỏa có những đặc điểm gì? - Cô chốt lại - Tàu hỏa đi ở đâu? - Tàu hỏa dùng để làm gì? => Cô chốt lại: Các con ạ, tàu hỏa cũng gọi là phương tiện giao thông đường bộ đấy, nhưng nó đi trên một con đường riêng đó là đường sắt hay là đường ray đấy. - Cô cất tranh và cho trẻ so sánh xe đạp và xe máy. * So sánh xe đạp – xe máy. Chúng mình hãy so sánh xem xe đạp và xe máy có điểm gì giống và khác nhau - Giống nhau: Đều là PTGT đường bộ, có 2 bánh, chở người và hàng hóa. - Khác nhau: Giữa xe đạp và xe máy + Về tên gọi, cấu tạo, đặc điểm…. d) Quan sát thuyền buồm. - Các con cùng hướng lên màn hình xem cô có tranh gì nữa đây? - Dưới bức tranh cô có từ “ Thuyền buồm ”. - Con có nhận xét gì về chiếc thuyền này. - Cô chốt lại - Thuyền buồm đi ở đâu? Dùng để làm gì? => Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Thuyền buồm đi ở dưới nước, gọi là phương tiện giao thông đường thủy. * Mở rộng: Ngoài thuyền buồm đi ở dưới nước ra còn có ca nô, du thuyền….. ( Cô cho trẻ quan sát các hình ảnh trên máy chiếu) đ) Quan sát máy bay. - Cô đọc câu đố: “ Chẳng phải chim Mà bay trên trời Chở được nhiều người Đi khắp mọi nơi” - Đố các con biết đó là gì? - Các con xem cô còn có hình ảnh gì nữa đây? - Dưới bức tranh cô có từ “ máy bay” - Các con hãy quan sát xem máy bay có những đặc điểm gì? - Cô chốt lại... - Máy bay bay ở đâu? - Máy bay dùng để làm gì? e) Quan sát máy bay trực thăng. - Các con hãy quan sát lên đây cô còn có bức tranh gì nữa đây? => Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Máy bay bay ở trên trời, dùng để trở người và hàng hóa, còn gọi là phương tiện giao thông đường hàng không. * Mở rộng: Ngoài máy bay bay ở trên trời ra còn có kinh khí cầu, đĩa bay…. Nữa đấy. ( Cô cho trẻ quan sát các hình ảnh trên máy chiếu) - Chúng mình vừa được quan sát các loại phương tiện giao thông gì? ( Cho trẻ quan sát tranh trên máy chiếu) * Hoạt động 2: Trò chơi + Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Trẻ chơi cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ kịp thời. + Trò chơi: Phân loại phương tiện giao thông - Cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi - Khi trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ. * Kết thúc: Cô nhận xét tiết học, củng cố dặn dò. - Trẻ quan sát cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát và nêu lên nhận xét - Trẻ quan sát - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ nêu lên nhận xét của mình - Trẻ trẻ lời - Trẻ nghe - Xe máy - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ nêu lên nhận xét của mình. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ đọc - Trẻ quan sát và nêu lên đặc điểm của mình - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát trả lời - Thuyền buồm - Trẻ đọc cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ nghe. - Trẻ quan sát, lắng nghe. - Trẻ quan sát - Trẻ nghe - Máy bay. - Máy bay - Trẻ đọc - Trẻ quan sát trả lời. - Bay trên trời - Trở người và hàng hóa. - Trẻ nghe - Trẻ quan sát, lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ chơi - Trẻ nghe - Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docGiao an MTXQ thi GVDG cap huyen 20122013.doc
Giáo án liên quan