I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nắm vững định nghĩa hai mặt phẳng song song.
- Nắm được điều kiện để hai mặt phẳng song song.
- Nắm được tính chất qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.
Kĩ năng:
- Nắm được cách chứng minh mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.
- Vận dụng để chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng.
Thái độ:
- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.
- Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 học kỳ I - Tiết: 20 - Bài 4: Hai mặt phẳng song song (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN.
QUAN HỆ SONG SONG
Tiết : 20 Bàøi 4. HAI MẶT PHẲNG SONG SONG (tt)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nắm vững định nghĩa hai mặt phẳng song song.
Nắm được điều kiện để hai mặt phẳng song song.
Nắm được tính chất qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.
Kĩ năng:
Nắm được cách chứng minh mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.
Vận dụng để chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng.
Thái độ:
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập các kiến thức đã học về hình học không gian.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (3').
H. Nêu các cách chứng minh hai mặt phẳng song song ?
Đ.
3. Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tính chất của hai mặt phẳng song song (tt)
18'
· GV giới thiệu định lí và hướng dẫn HS chứng minh.
H1. Giả sử (g)Ç(a) = a. Xét VTTĐ của (g) và (b) ?
H2. Xét VTTĐ của a và b ?
H3. Tứ giác AA¢B¢B là hình gì ?
H4. Phát biểu định lí Thales trong mặt phẳng ?
· GV giới thiệu định lí và cho HS ghi kết quả định lí.
Đ1. (g) Ç (b) = b.
Đ2. a // b.
Đ3. AA¢B¢B là hình bình hành.
Þ AB = A¢B¢
Đ4. Ba đt đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kì những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ
II. Tính chất
Định lí 3: Nếu một mp cắt một trong hai mp song song thì cũng cắt mp kia và hai giao tuyến song song với nhau.
Hệ quả: Hai mp song song chắn trên hai cát tuyến song song những đoạn thẳng bằng nhau.
III. Định lí Thales
Ba mp đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kì những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hình lăng trụ
10'
· GV giới thiệu khái niệm hình lăng trụ và cho HS nêu các yếu tố đã biết của hình lăng trụ.
· GV hướng dẫn HS nhận xét tính chất của các yếu tố.
IV. Hình lăng trụ và hình hộp
· H.lăng trụ A1A2…An.A'1A'2…A'n
– Hai đáy: A1A2…An và A'1A'2…A'n
là hai đa giác bằng nhau.
– Các cạnh bên: A1A'1, A2A'2…
song song và bằng nhau.
– Các mặt bên: A1A'1 A'2A2, … là các hình bình hành.
– Các đỉnh: A1, A2, …, A'1, A'2,.
· Hình lăng trụ có đáy là hbh đgl hình hộp .
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm hình chóp cụt
10'
· GV giới thiệu khái niệm hình chóp cụt và cho HS nêu các yếu tố đã biết của hình chóp cụt.
· GV hướng dẫn HS nhận xét tính chất của các yếu tố.
V. Hình chóp cụt
· Định nghĩa:
H.chóp cụt A1A2…An.A'1A'2…A'n
– Đáy lớn: A1A2…An
– Đáy nhỏ: A'1A'2…A'n
– Các mặt bên: A1A'1A'2A2, …
– Các cạnh bên: A1A'1, …
· Tính chất
– Hai đáy là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và các tỉ số các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.
– Các mặt bên là những hình thang.
– Các đường thẳng chứa các cạnh bên đồng qui tại một điểm.
Hoạt động 4: Củng cố
3'
· Nhấn mạnh
– Các tính chất của hai mp song song.
– Khái niệm và tính chất các hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp cụt.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 2, 3, 4 SGK.
File đính kèm:
- t20.doc