Giáo án Hình học 8 năm học 2007- 2008 Tuần 31 Tiết 57 Luyện tập thể tích hình hộp chữ nhật

I/ Mục tiêu

 1. Kiến thức

- Học sinh nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật

- Bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

- Học sinh nắm chắc các công thức được thừa nhận về diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật

 2. Kỹ năng

 Thành thạo tính toán được các yếu tố của hình hộp chữ nhật

 3. Thái độ : Hs cẩn thận khi vẽ hình nhất là những đường đứt nét.

II/ Chuẩn bị:

- GV : thước thẳng, bảng phụ, hình hộp chữ nhật

- HS : thước, hình hộp

III/ Phương pháp dạy học:

 Trực quan hình vẽ, phát vấn, gợi mở

IV/ Tiến trình:

 1/ Ổn định lớp

 2/ Kiểm tra bài cũ

 - GV : xem xét việc chuẩn bị ở nhà của học sinh ?

 - GV treo bảng phụ và yêu cầu học sinh hãy :

 - Nêu các yếu tố của hình ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2007- 2008 Tuần 31 Tiết 57 Luyện tập thể tích hình hộp chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tiết 57 ND: 15/04/08 LUYỆN TẬP THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I/ Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật Bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Học sinh nắm chắc các công thức được thừa nhận về diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật 2. Kỹ năng Thành thạo tính toán được các yếu tố của hình hộp chữ nhật 3. Thái độ : Hs cẩn thận khi vẽ hình nhất là những đường đứt nét. II/ Chuẩn bị: GV : thước thẳng, bảng phụ, hình hộp chữ nhật HS : thước, hình hộp III/ Phương pháp dạy học: Trực quan hình vẽ, phát vấn, gợi mở IV/ Tiến trình: 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ - GV : xem xét việc chuẩn bị ở nhà của học sinh ? - GV treo bảng phụ và yêu cầu học sinh hãy : - Nêu các yếu tố của hình ? - Viết công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật 3/ Bài mới: HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ 1: Luyện tập GV ghi lại các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật vào góc bảng. HS đọc đề bài số 14 SGK GV nêu câu hỏi ở đề bài ta đã có điều gì ? Yêu cầu cần tính toán điều gì ? a/ Giả thiết đã có thể tích của nước trong bể chưa ? b/ Qua câu a thì ta đã có các yếu tố nào ? Và yếu tố nào cần phải được xác định. HĐ 2: Học sinh đọc đề bài số 15 SGK GV nêu câu hỏi ở đề bài ta đã có điều gì ? Yêu cầu cần tính toán điều gì ? Yếu tố nào cần được xác định đầu tiên ? Ta cần phải xác định thể tích nước đã có trong thùng và ta cần phải xác định thể tích của 25 viên gạch khi được chồng khít lên nhau. GV hướng dẫn học sinh nhận xét hình 90 SGK Lưu ý cho học sinh khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng Tương tự : học sinh tự làm thêm bài 17 Luyện tập Bài 14 (SGK/104) a. Thể tích của nước đổ vào bể : V = 20 lít x 120 = 2400 (lít) = 2,4 m3 b. Chiều rộng bể nước : (m) c. Thể tích của bể : V = 20.(120 + 60) = 3600 (lít) = 3,6 m3 Chiều cao của bể : (m) Bài 15 Thể tích của thùng hình lập phương : V = a3 = 73 = 343 dm3 Thể tích của nước có trong thùng : V(nước) = 7 . 7 . 4 = 196 dm3 Thể tích của gạch (chính là thể tích nước dâng lên) : V = (2 . 1 . 0,5) . 25 = 25 dm3 Thể tích giữa miệng thùng với mực nước : 343 dm3 - (196 + 25) = 122 dm3 Khoảng cách giữa miệng thùng với mực nước là : (dm) Bài 16 a. Các đường thẳng song song với mặt phẳng (ABKI) là A’B’, B’C’, C’D’, D’A’, CD, CH, HG, DG b. Những đường thẳng vuông góc với (DCC’D’) là A’D’, B’C’, HC, GD c. Hai mặt phẳng (A’B’C’D’) và (CDD’C’) vuông góc với nhau 4/ Củng cố: 5/ Dặn dò : Xem lại các bài tập đã thực hiện ở lớp Xem trước bài “Hình lăng trụ” V/ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ---------------ù--------------- Tuần 31 Tiết 58 ND: 20/04/08 Bài 4: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG I/ Mục tiêu 1. Kiến thức HS nắm được (bằng trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng : đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao. Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy. 2. Kỹ năng Biết cách vẽ hình theo 3 bước : vẽ mặt đáy, vẽ các mặt bên và vẽ mặt đáy thứ hai II/ Chuẩn bị: GV : thước, SGK, các mô hình lăng trụ đứng HS : thước, SGK III/ Phương pháp dạy học: Trực quan hình vẽ, phát vấn, gợi mở, hợp tác, đàm thoại. IV/ Tiến trình: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HĐ của thầy và trò Nội dung HĐ 1: Cho học sinh quan sát mô hình cụ thể : Quan sát hình 93/SGK - GV hướng dẫn HS phát hiện ra các yếu tố của hình lăng trụ đứng : đỉnh, cạnh, mặt bên, mặt đáy … Từ mô hình lăng trụ đứng GV có thể đặt câu hỏi : tại sao hình này được gọi là hình lăng trụ đứng ? Cho HS làm ?1 nêu lên nhận xét về các yếu tố trong hình lăng trụ đứng Từ đó tìm trong thực tế các vật thể là hình lăng trụ đứng Cho HS làm ?2 HĐ 2: HS quan sát hình 95 : nêu lên và nhận xét các yếu tố của hình lăng trụ đó. Từ đó GV hướng dẫn HS vẽ hình theo 3 bước : Vẽ đáy thứ nhất Vẽ các mặt bên Vẽ đáy thứ hai A. Hình lăng trụ đứng Trong hình lăng trụ đứng ABCDA’B’C’D’ : Các điểm A, B, C, D, A’, B’, C’, D’ : là đỉnh Các mặt ABB’A’, BCC’B’, … là các mặt bên Hai mặt ABCD, A’B’C’D’ : mặt đáy Độ dài một cạnh bên được gọi là đường cao Chú ý : tùy theo đáy của hình lăng trụ đứng là tam giác, tứ giác … thì lăng trụ đó là lăng trụ tam giác, lăng trụ tứ giác … B. Ví dụ : Hình 95/107 (vẽ hình vào vở) Chú ý : Các mặt bên của hình lăng trụ là hình chữ nhật, khi vẽ trên mặt phẳng ta thường vẽ thành hình bình hành Các cạnh bên song song vẽ thành đoạn thẳng song song Các cạnh vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc 4. Củng cố Làm các bài tập 19, 21/108 5. Dặn dò Làm bài tập 20, 22/108, 109 SGK Chuẩn bị bài : “Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng” V/ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ---------------ù---------------

File đính kèm:

  • docTiet 57-58.doc