I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS biết:
- Sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách. Đặc điểm của phản ứng hữu cơ
2. Kĩ năng :
- Nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể.
- HS hiểu: Bản chất của phản ứng thế, cộng, tách
3. Tình cảm thái độ:
- Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thích môn học,
- có ý thức vượt khó để học tập đạt kết quả cao.
II. Chuẩn bị :
HS : Ôn tập lại các tính chất hoá học của các hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9
III. Tiến trình bài giảng :
1. Kiểm tra bài cũ : Chữa bài tập 5, 6 ,7,8 SGK
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 33, Bài 23: Phản ứng hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
/12/2010
11A
10/12/2010
/12/2010
11B
/12/2010
11D
Tiết: 33 Bài: 23 PHẢN ỨNG HỮU CƠ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS biết:
- Sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách. Đặc điểm của phản ứng hữu cơ
2. Kĩ năng :
- Nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể.
- HS hiểu: Bản chất của phản ứng thế, cộng, tách
3. Tình cảm thái độ:
- Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thích môn học,
- có ý thức vượt khó để học tập đạt kết quả cao.
II. Chuẩn bị :
HS : Ôn tập lại các tính chất hoá học của các hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9
III. Tiến trình bài giảng :
1. Kiểm tra bài cũ : Chữa bài tập 5, 6 ,7,8 SGK
2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Phản ứng thế
GV: Dựa vào sự biến đổi thành phần và cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ có thể chia các phản ứng hoá học hữu cơ thành các loại chính sau:
GV: Cho một số ví dụ về các phương trình hoá học.
Yêu cầu HS phân tích các phản ứng trên, nhận xét và nêu định nghĩa phản ứng thế, lấy thêm một số ví dụ về phản ứng thế mà em biết.
Hoạt động 2: phản ứng cộng
GV: cho ví dụ một số phản ứng hoá học
HS : Phân tích các phản ứng, nhận xét và nêu định nghĩa phản ứng cộng. Lấy thêm một số thí dụ.
Hoạt động 3: Phản ứng tách
GV: lấy ví dụ một số phản ứng
HS: phân tích các phản ứng nhận xét và nêu định nghĩa phản ứng tách. Lấy thêm ví dụ.
GV: Bổ sung: Ngoài 3 loại phản ứng trên, còn có các loại phản ứng khác như phản ứng phân huỷ, phản ứng đồng phân hoá, phản ứng ôxi hoá.
Hoạt động 4: Đặc điểm của các phản ứng hữu cơ
GV: giới thiệu cho HS một số phản ứng trong hoá hữu cơ.
- Phản ứng lên men rượu để điều chế rượu etylic từ tinh bột xảy ra khoảng 72 giờ .
- phản ứng este hoá của ancol etylic với axit axetic phải kéo dài nhiều giờ.
- Phản ứng thế giữa CH4 với Cl2 thu được hỗn hợp sản phẩm: CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3, CCl4
HS: Nhận xét rút ra đặc điểm của phản ứng trong hoá học hữu cơ.
I . Phân loại các phản ứng hữu cơ:
1. Phản ứng thế:
Ví dụ:
a) CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
b) C2H5OH + Na C2H5ONa + 1/2H2
c) CHCH +Ag2O AgCCAg
+ H2O
d. C2H5OH + HBrC2H5Br + H2O
Định nghĩa: Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác .
2. Phản ứng cộng:
Ví dụ:
a) CH2 = CH2 + H2 CH3CH3
b) CH2 = CH2 + HOH CH3CH2OH
Định nghĩa: Phản ứng cộng là phản ứng
trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.t
3. Phản ứng tách :
CH2- CH2 CH2= CH2 + H2O
| |
H OH
CH3 – CH2- CH2 – CH3
CH3- CH=CH- CH3
CH2=CH-CH2CH3 + H2
Định nghĩa: Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ
II. Đặc điểm của phản ứng hoá học trong hoá học hữu cơ:
1. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.
2. Do các liên kết trong phân tử chất hữu cốc độ bền khác nhay không nhiều, nên trong cùng điều kiện, nhiều liên kết khác nhau có thể cùng bị phân cắt dẫn tới việc tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau
3. Củng cố- luyện tập :
1. Cho phản ứng hoá học:
a) CH3CH3 + Cl2 CH3CH2Cl + HCl Các phản ứng cộng là
b) CH2=CH2 + HCl CH3CH2Cl A. a,c,e
c) C6H6 + Cl2 C6H5 Cl + HCl B. b,e
d) CH3-CH3 CH2=CH2 + H2 C. a,b,e
e) 3CH CH C6H6 D. c,d,e
2. Khẳng định nào sau đây đúng:
A. Quá trình lên men tinh bột chỉ thu được rượu etylic.
B. Phản ứng giữa axetilen và hiđrô là phản ứng thế.
C. Quá trình ôxi hoá rượu etylic thành giấm thu được nhiều sản phẩm trong đó có CH3COOH.
D. khi cho CH4 phản ứng với clo (tỉ lệ 1t:1) chiếu sáng chỉ thu được CH3Cl.
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Bài tập về nhà: 2, 3, 4 (SGK)
Chuẩn bị bài luyện tập.
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ Trưởng
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_33_bai_23_phan_ung_huu_co.doc