A. Mục tiêu
1.Kiến thức
Biết được:
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
- Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng
2. Kĩ năng
- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
3. Trọng tâm
- Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH
-Xác định được môi trường của dung dịch dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng,giấy quỳ và dung dịch phenolphtalein
B. Chuẩn bị:
Gv: Nắm vững kiến thức truyền đạt.
Hs: Học bài cũ và xem bài trước.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 6, Bài 3: Sự điện li của nước. pH chất chỉ thị Axit Bazơ - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 - Bài 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC - pH
CHẤT CHỈ THỊ AXIT BAZƠ.
A. Mục tiêu
1.Kiến thức
Biết được:
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
- Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng
2. Kĩ năng
- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
3. Trọng tâm
- Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH
-Xác định được môi trường của dung dịch dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng,giấy quỳ và dung dịch phenolphtalein
B. Chuẩn bị:
Gv: Nắm vững kiến thức truyền đạt.
Hs: Học bài cũ và xem bài trước.
C Phương pháp: Chứng minh, diễn giải và đàm thoại gợi mở.
D. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: I Định nghĩa muối theo A-rê-ni-ut ? phân loại ? Cho ví dụ?
II. Viết phương trình điện li của muối NaCl, Ca(CO3)2 khi tan trong nước.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Viết phương trình điện li của nước? Nhận xét về nồng độ các ion có trong nước ?
Gv kết luận. Nước là môi trường trung tính nên: [H+] = [OH-]
H2O H+ + OH-
Nồng độ các ion H+ và OH- bằng nhau và bé.
Hs chú ý nghe giảng
I. Nước là chất điện li rất yếu:
1.Sự điện li của nước:
Nước là chất điện li rất yếu.
Ptđl: H2O H+ + OH-.
2. Tích số ion của nước:
- Theo ptđl trên ta thấy H+] = [OH-] nên môi trường của nước là trung tính.
* Vậy : môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-]= 1,0.10-7mol/lit.
- Đặt KH2O(250C) = [H+].[OH-] = 1,0.10-14 thì KH2O(250C) gọi là tích số ion của nước.
* Tích số ion của nước là hằng số ở nhiệt độ xác định. Tuy nhiên giá trị này thường được dùng trong các phép tính khi nhiệt độ không khác nhiều so với 250C.
* Có thể coi giá trị tích số ion của nước là hằng số cả trong các dd loãng của các chất khác nhau.
Hoạt động 2:
- Thông báo KH2O là hằng số đối với tất cả dung môi và dung dịch các chất.
Vì vậy, nếu biết được [H+] trong dd thì sẽ biết được [OH-].
Câu hỏi:
- Nếu thêm dd HCl 0,01M vào nước thì dd sẽ như thế nào?
- Để KH2O không biến đổi thì [OH-] sẽ như thế nào?
Hs nghe giảng và chép bài.
- Thêm axit thì sẽ thể hiện môi trường axit.
- [H+] tăng thì [OH-] sẽ giảm.
3. Ý nghĩa tích số ion của nước
a/ Môi trường axit
Vd: Thêm dd HCl 0,01M vào nước, thì [OH-] là bao nhiêu?
HCl à H+ + Cl-
0,01 à 0,01 0,01 M
è [H+]= 0,01 = 10-2 M
Lưu ý Hs biết cách biến đổi như trên.
[H+].[OH-]=1,0.10-14è[OH-]=10-12M
Vậy, môi trường axit là môi trường trong đó:
[H+] > [OH-], hay [H+] > 10-7M
Hoạt động 3:
Tương tự, Nếu thêm dd NaOH 0,1M vào nước thì dd sẽ ntn?
Dd có môi trường kiềm. [OH-] tăng và [H+] giảm.
b/ Môi trường kiềm
Vd: Thêm dd NaOH 0,1M vào nước.
NaOH à Na+ + OH-
0,1 à 0,1 0,1 M
è [OH-]= 0,1=10-1 M
[H+].[OH-]=1,0.10-14è[H+]=10-13M
Vậy, môi trường kiềm là môi trường trong đó.
[H+] < [OH-], hay [H+] < 10-7M
- Môi trường trung tính: [H+] = 10-7M
- Môi trường axit: [H+] > 10-7M
- Môi trường kiềm: [H+] < 10-7M
Hoạt động 4:
Nêu khái niệm pH?
Nêu ý nghĩa của giá trị pH ?
Giáo dục môi trường cho HS. Những rác thải ra môi trường, gặp nước sẽ phân li và những rác thải phân li ra ion H+ sẽ làm cho nguồn nước có môi trường axit. pH giảm.
pH là đại lượng đặc trưng cho độ axit, bazơ của dd loãng.
II. Khái niệm về pH, chất chỉ thị axit-bazơ:
1. Khái niệm về pH:
- Các dd thường dùng có [H+] nhỏ, để tránh ghi [H+] với số mũ âm, ta dùng giá trị pH với qui ước : [H+] = 1,0.10-a thì pH = a.
- Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.
* pH = 7: MT trung tính hay [H+] = 1,0.10-7.
* pH > 7: MT kiềm hay [H+] < 1,0.10-7.
* pH 1,0.10-7.
- Ý nghĩa của pH:
Biết được pH của một số loại động, thực vật để có chế độ nuôi trồng thích hợp.
Hoạt động 5:
Gv giới thiệu cho Hs biết chất chỉ thị của axit-bazơ.
2. Chất chỉ thị axit-bazơ:
* Quỳ : Hóa đỏ khi pH ≤ 6 ; xanh khi pH ≥ 8
* Phenolphtalein hóa hồng khi pH ≥ 8,3.
* Chất chỉ thị vạn năng.
* Dùng máy để đo độ pH chính xác.
E.Củng cố và dặn dò:
1. Cho 100 ml dd có chứa 3,65 gam HCl , hãy tính gía trị pH của dd đó và xem quỳ tím đổi sang màu gì?
2. Tính pH của dd H2SO4 0,05M.
3. Tính pH của hỗn hợp dd H2SO4 0,02M và HCl 0,06M.
4. Tính pH của dd NaOH 0,001M.
5. Tính pH của hỗn hợp dd Ba(OH)2 0,003M và NaOH 0,004M.
6. Tính pH của dd gồm H2SO4 0,015M và NaOH 0,02M.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_6_bai_3_su_dien_li_cua_nuoc_ph_c.doc