. MỤC TIÊU
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước
+ Xả rác, phân, rác thải bừa bãi
+ Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi ,khí thải từ nhà máy, xe cộ
+ Vỡ đường ống dẫn dầu
- Neâu ñöôïc taùc haïi cuûa nguoàn nöôùc bò oâ nhieãm ñoái vôùi söùc khoûe cuûa con ngöôøi: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước
* GDBVMT: HS có ý thức giữ gìn môi trường nước gia đình, địa phương, trường học sạch sẽ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh minh hoạ trong SGK
- HS: SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
5 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn : 14 / 11/ 2015
Ngày dạy: 17/ 11/ 2015
KHOA HỌC
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU
Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
- Nước sạch: Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
- Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa các vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các hòa tan có hại cho sức khỏe.
- Yêu thích môn khoa học.
*GDBVMT: Tích cực tham gia và nhắc nhở bạn bè tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường , lớp tổ chức .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : 1 lọ nước giếng và một lọ nước sông, bông.
HS: SGK. 1 lọ nước giếng, 1 lọ nước sông, bông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOAÏT ÑOÄNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- Vì sao nước cần cho sự sống của con người và sự vật
- GV nhận xét và đánh giá.
- Giới thiệu bài mới.
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm của nước trong tự nhiên?
3. Khám phá:
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
HĐ1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
*Thí nghiệm: Hình1- SGK
- Yêu cầu HS quan sát và giải thích hiện tượng nước trong và nước đục .
+ GV kết luận giả thiết của các nhóm .
* GV kết luận, chốt lại.
HĐ2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch .
- GV đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá : Màu , mùi , vị , vi sinh vật , các chất hoà tan .
-Yêu cầu HS quan sát H3,4 SGK làm việc
+ Thế nào là nước sạch ?
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm ?
+ Ở gia đình có những nguồn nước sạch , nước ô nhiễm nào ?
- GV kết luận .
*GDBVMT: Các con cần làm gì để bảo vệ nguồn nước chúng ta dùng không bị ô nhiễm?
4. Ứng dụng:
- Nhận xét giờ học .
- Chia sẻ với người thân về bài học.
- 2HS trả lời.
- Lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra và dự đoán KQ:
+ Nước giếng trong hơn
+ Nước sông đục hơn vì chứa nhiều chất không tan
+ Đại diện các nhóm trình bày KQ .
- HS lắng nghe.
* Thảo lụân theo cặp đôi.
- HS theo dõi nắm được tiêu chí
- HS thảo luận theo cặp và nêu được:
- Nước sạch là nước không màu, không sắc, không mùi, không vị, vi sinh vật không có hoặc rất ít
+ Nước bị ô nhiễm là nước có màu đục, có mùi, vi sinh vật nhièu quá mức cho phép.
+ HS tự liên hệ bản thân.
( từ 3 – 4 em)
+ Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhắc nhở bạn bè người thân, tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường , lớp, thôn, xã tổ chức .
- Lắng nghe .
Ngày soạn : 14 / 11/ 2015
Ngày dạy: 19/ 11/ 2015
KHOA HỌC
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước
+ Xả rác, phân, rác thải bừa bãi
+ Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi ,khí thải từ nhà máy, xe cộ
+ Vỡ đường ống dẫn dầu
- Neâu ñöôïc taùc haïi cuûa nguoàn nöôùc bò oâ nhieãm ñoái vôùi söùc khoûe cuûa con ngöôøi: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước
* GDBVMT: HS có ý thức giữ gìn môi trường nước gia đình, địa phương, trường học sạch sẽ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Hình ảnh minh hoạ trong SGK
HS: SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi đông:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là nước sạch ?
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm ?
- GV nhận xét và đánh giá.
- Giới thiệu bài mới.
2.Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Những nguyên nhân làm ô
nhiễm nước ?
3. Khám phá:
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
* Hoạt động 1 : Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước.
- Yêu cầu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
+ Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ?
- GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến.
* Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế.
+ Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô mhiễm ?
+ Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì ?
* HĐ3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật ?
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm.
* GVKL: Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.
*GDBVMT: Các con cần làm gì bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm?
4. Ứng dụng:
- Nhận xét giờ học .
- Chia sẻ với người thân về bài học
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- HS quan sát, trả lời:
+Hình 1: Hình vẽ nước chảy từ nhà máy không qua xử lý xuống sông. Nước sông có màu đen, bẩn. Nước thải chảy ra sông làm ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến con người và cây trồng.
+Hình 2: Hình vẽ một ống nước sạch bị vỡ, các chất bẩn chui vào ống nước, chảy đến các gia đình có lẫn các chất bẩn. Nước đó đã bị bẩn. Điều đó là nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn.
+Hình 3: Hình vẽ một con tàu bị đắm trên biển. Dầu tràn ra mặt biển. Nước biển chỗ đó có màu đen. Điều đó dẫn đến ô nhiễm nước biển.
+Hình 4: Hình vẽ hai người lớn đang đổ rác, chất thải xuống sông và một người đang giặt quần áo. Việc làm đó sẽ làm cho nước sông bị nhiễm bẩn, bốc mùi hôi thối.
+Hình 5: Hình vẽ một bác nông dân đang bón phân hoá học cho rau. Việc làm đó sẽ gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm.
+Hình 6: Hình vẽ một người đang phun thuốc trừ sâu cho lúa. Việc làm đó gây ô nhiễm nước.
+Hình 7 : Hình vẽ khí thải không qua xử lí từ các nhà máy thải ra ngoài. Việc làm đó gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước mưa.
+Hình 8 : Hình vẽ khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa. Chất thải từ nhà máy, bãi rác hay sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ngấm xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ, phát biểu:
+ Do nước thải từ các chuồng, trại, của các hộ gia đình đổ trực tiếp xuống sông.
+ Do nước thải từ nhà máy chưa được xử lí đổ trực tiếp xuống sông.
+ Do khói, khí thải từ nhà máy chưa được xử lí thải lên trời, nước mưa có màu đen.
+ Do nước thải từ các gia đình đổ xuống cống.
+ Do các hộ gia đình đổ rác xuống sông.
+ Do gần nghĩa trang.
+ Do sông có nhiều rong, rêu, nhiều đất bùn không được khai thông.
- HS phát biểu.
- HS tiến hành thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi, chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột,
- HS lắng nghe.
-Không nên vứt chất thải ,xác động vật chết bừa bãi .Biết giữ gìn VSMT chung.
- Lắng nghe và thực hiện
KÍ DUYỆT TUẦN 13
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_13_bai_nuoc_bi_o_nhiem_bai_nguye.doc