I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được nguyên nhân, những nét lớn về diễn biến và kết cục của chiến tranh.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Nhận thức đúng về cuộc chiến tranh và hậu quả của nó đối với nhân loại.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến.
II. Chuẩn bị của thầy và trò.
Lược đồ diến biến chiến tranh thế giới II, tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài dạy.
III. Hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Mục I và II.
Tiết 2: Mục III đến V.
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm ra bài cũ. Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các nước ĐNA sau CTTG thứ nhất? (4’)
3. Dẫn dắt vào bài mới.
Ở các chương trước, các em đã lần lượt tìm hiểu về Cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941), về các nước tư bản chủ nghĩa và tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Tất thảy các sự kiện các em đã tìm hiểu đều có mối liên quan mật thiết với sự kiện lớn mà chúng ta sẽ học trong chương IV, đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Con đường, nguyên nhân nào đã dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra qua các giai đoạn, các Mặt trận, các trận đánh lớn như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động như thế nào đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu bài học này.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN DẠY
Ngày . tháng .. năm 200. Ngày .. tháng .. năm 200.
Chương IV, Bài 17 Tiết PPCT: 21+22
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945).
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được nguyên nhân, những nét lớn về diễn biến và kết cục của chiến tranh.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Nhận thức đúng về cuộc chiến tranh và hậu quả của nó đối với nhân loại.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến.
II. Chuẩn bị của thầy và trò.
Lược đồ diến biến chiến tranh thế giới II, tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài dạy.
III. Hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Mục I và II.
Tiết 2: Mục III đến V.
Ổn định lớp (1’)
Kiểm ra bài cũ. Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các nước ĐNA sau CTTG thứ nhất? (4’)
Dẫn dắt vào bài mới.
Ở các chương trước, các em đã lần lượt tìm hiểu về Cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941), về các nước tư bản chủ nghĩa và tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Tất thảy các sự kiện các em đã tìm hiểu đều có mối liên quan mật thiết với sự kiện lớn mà chúng ta sẽ học trong chương IV, đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Con đường, nguyên nhân nào đã dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra qua các giai đoạn, các Mặt trận, các trận đánh lớn như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động như thế nào đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu bài học này.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
NỘI DUNG
7’
* Hoạt động 1: Cả lớp
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾ CHIẾN TRANH
- Trình bày trên bản đồ những vùng đất bị phát xít bành trướng.
Hs theo dõi lược đồ:
- Sau khi chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc (1931), từ 1937, Nhật mở rộng xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937).
- Trong những năm 1930 của TK XX các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược nhiều khu vực trên thế giới.
Hitle và Mút-xô-li-ni
- Phát xít Italia tiến hành xâm lược Êtiôpia năm 1935; cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha nhằm hỗ trợ lực lượng phát xít Phrancô đánh bại Chính phủ công hòa (1936 - 1939).
- Sau khi xé bỏ hòa ước Véc xai, Đức chiếm tất cả đất đai có người Đức ở, những nước láng giềng của Đức, trước hết là Áo rồi đến Tiệp Khắc và Ba Lan.
- Liên xô chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít.
- GV hỏi: Trước chính sách bành trướng xâm lược của phe phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) có thái độ như thế nào? Em có nhận xét gì về những thái độ đó?
(GV bổ sung và chốt ý:)
- HS trả lời câu hỏi.
Nhận xét:
- Giới cầm quyền Anh. Pháp, Mĩ không liên kết với Liên xô, ngược lại thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về Liên Xô.
=> Các nước phát xít lợi dụng tình hình đó để gây chiến tranh xâm lược.
8’
* Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
2. Từ Hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới.
- Ngày 11/3/1938, quân đội Đức tràn vào nước Áo, sát nhập Áo vào đế quốc Đức.
- Ngày 02/4/1938, chính phủ Anh – Pháp đã chính thức công nhận việc nước Đức thôn tính Áo.
- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chính phủ Anh - Pháp - Đức và Italia.
- Sau khi sát nhập Áo vào Đức, Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính Tiệp Khắc.
- Đại biểu Tiệp Khắc được mời đến Muy-ních chỉ để tiếp nhận và thi hành hiệp định.
- Ngày 29.9.1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập, Anh, Pháp kí hiệp định trao cho Đức vùng Xuy-đét (Tiệp Khắc) để đổi lấy việc Đức cam kết không tấn công châu Âu.
- Vì sao Đức ký Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau với Liên xô mà không phải là Anh – Mỹ?
Suy nghĩ, trả lời.
- Ngày 23-8-1939, Đức đã kí với Liên xô hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau.
- Sau khi tường thuật xong sự kiện Muy-ních, GV hỏi hs: Nêu nhận xét của em về sự kiện Muy-ních?
- Hiệp nghị Muy-ních thực chất là một âm mưu thành lập “Mặt trận thống nhất của chủ nghĩa đế quốc quốc tế” chống Liên Xô.
Nhận xét:
Hiệp định Muy-ních là đỉnh cao nhất của chính sách dung túng, nhượng bộ, lôi kéo phát xít mà các nước phương Tây đã thi hành từ đầu để chống lại Liên Xô.
20’
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV nêu nhiệm vụ học tập ở mục II là GV sẽ cùng với HS lập niên biểu về quá trình xâm chiếm châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941). Sau đó GV đưa ra mẫu niên biểu.
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (TỪ 9.1939 ĐẾN 6.1941)
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (9.1939 – 9.1940).
- Tiếp đó GV chia lớp thành 4 nhóm. GV trình bày diễn biến chiến tranh trên lược đồ, yêu cầu các nhóm quan sát lược đồ “Quân Đức đánh chiếm châu Âu” (1939 - 1941) và theo dõi để hoàn thành câu hỏi được giao.
+ Nhóm 1: Diễn biến của chiến sự từ ngày 01/9/1939 đến cuối tháng 9/1939? Kết quả?
+ Nhóm 2: Diễn biến của chiến sự từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940? Kết quả?
- Sáng ngày 1.9.1939 Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới bùng nổ.
+ Nhóm 3: Diễn biến của chiến sự từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940? Kết quả?
- Tháng 4.1940 Đức chuyển hướng tấn công từ phía Đông sang phía Tây và chiếm hầu hết các nước châu Âu.
+ Nhóm 4: Diễn biến của chiến sự từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941? Kết quả?
- Tháng 7.1940 Đức thực hiện kế hoạch tấn công Anh nhưng do ưu thế không quân và hải quân của Anh mạnh nên Đức không thực hiện được.
2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (9.1940 – 6.1941)
- Tháng 9.1940, Đức, Italia và Nhật Bản kí hiệp ước tam cường nhằm giúp đỡ nhau và công khai phân chia thế giới.
- Từ 10.1940 Đức chuyển tấn công sang hướng Đông và hoàn thành xâm lược các nước Đông và Nam Âu.
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
Từ 01/9/1939 đến ngày 29/9/1939
Đức tấn công Ba Lan
Ba Lan bị Đức thôn tính.
Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1939
“Chiến tranh kỳ quặc”
Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng
Từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940
Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu
- Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. Pháp đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được
Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941
Đức tấn công Đông và Nam Âu
- Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính.
=>Đức đã chuẩn bị xong mọi điều kiện để tấn công Liên Xô.
15’
* Hoạt động 4: Hoạt động theo nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể về của từng nhóm.
III. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (Từ 6.1941 đến 11.1942)
1. Phát xít Đức tấn công Liên xô. Chiến sự ở Bắc Phi.
- Gv tường thuật trên lược đồ, yêu cầu hs theo dõi và hoàn thành nhiệm vụ được giao
Tướng Giu-cốp
+ Nhóm 1: Phát xít Đức đã tấn công vào lãnh thổ Liên Xô như thế nào? Nhân dân Liên Xô đã chiến đấu chống lại phát xít Đức ra sao?
- Sáng 22.6.1941 với kế hoạch “chớp nhoáng” vạch ra từ trước, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô.
- Tháng 12.1941 Hồng quân LX dưới sự chỉ đạo của tướng Giu-cốp đã đẩy lùi quân Đức khỏi Mát-xcơ-va, làm thất bại kế hoạch “chớp nhoáng” của Đức.
- Không chiếm được Mát-xcơ-va, Đức chuyển hướng tấn công xuống phía Nam, mục tiêu là Xta-lin-grát. Sau 2 tháng chiến đấu Đức vẫn không chiếm được thành phố này.
+ Nhóm 2: Chiến sự ở Bắc Phi bùng nổ và diễn biến ra sao?
- Ở Bắc Phi 9.1940 quân Italia tấn công Ai Cập nhưng không giành được thắng lợi.
- 10.1942 liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En A-la-men giành lại ưu thế ở Bắc Phi và bắt đầu phản công.
2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
+ Nhóm 3: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào?
- Tháng 9.1940 Nhật nhảy vào Đông Dương và quyết định chiến tranh với Mĩ.
Trận Trân Châu cảng
- 7.12.1941 không tuyên chiến, quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mĩ ở Trân Châu cảng mở đầu cuộc chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương.
- Sau thắng lợi ở Trân Châu cảng, Nhật Bản chiếm toàn bộ Đông Nam Á, một phần Đông Á và Thái Bình Dương.
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý, kết hợp việc hướng dẫn HS khai thác bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai ở SGK
+ Nhóm 4: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của khối đồng mình chống phát xít? Tại sao nói việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến?
3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành.
- Ngày 1.1.1942 tại Oa-sinh-tơn 26 quốc gia kí tuyên bố chung Tuyên ngôn Liên hợp quốc cam kết cùng nhau chống PX.
15’
* Hoạt động 5: Cả lớp
IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI KẾT THÚC (11.1942 – 8.1945)
Vì sao trận phản công Xtalingrat là bước ngoặt của cuộc chiến?
1. Quân Đồng minh phản công (11.1942 – 6.1944).
- Mặt trận Xô - Đức
HS suy nghĩ trả lời.
+ Trận phản công Xta-lin-grát (11.1942 - 2.1943) là bước ngoặt của cuộc chiến tranh, phe đồng minh bắt đầu phản công trên toàn mặt trận.
Hồng quân Liên xô trong trận Xtalingrat
Lược thuật diễn biến trận Cuốc-xcơ.
+ Sau cuộc phản công ở Cuốc-xcơ (5.7 – 23.8.1943) Hồng quân liên tục tấn công đến 6.1944 giải phóng phần lớn lãnh thổ LX.
- Mặt trận Bắc Phi
- GV nêu câu hỏi: Ở các Mặt trận khác, cuộc phản công của quân đồng minh diễn ra như thế nào?
- HS đọc SGK, GV gọi một em trả lời câu hỏi. Sau đó GV chốt ý (các sự kiện diễn ra ở Mặt trận Bắc Phi, ở Italia, ở Thái Bình Dương như SGK).
+ Từ tháng 3 đến 5.1943 Liên quân Anh – Mĩ tấn công quét sạch quân Đức – Italia khỏi châu Phi.
+ Tháng 7.1943 quân đồng minh chiếm đảo Xixilia, bắt giam Mút-xô-li-ni, phát xít Italia sụp đổ.
- Ở Thái Bình Dương
+ Từ 8.1942 đến 1.1943 Mĩ đánh bại quân Nhật ở Đảo Gu-a-đan-ca-nan, chiếm một số đảo ở TBD.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
- Ở Châu Âu:
GV nêu vấn đề: Phát xít Đức bị tiêu diệt như thế nào? Em đánh giá như thế nào về vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức.
Tham khảo SGK và suy nghĩ, trả lời
+ Đầu năm 1944 Hồng quân Liên Xô tổng phản công trên các mặt trận, quét sạch quân xâm lược khỏi lãnh thổ, giải phóng các nước Đông Âu và tiến sát biên giới Đức.
+ Hè 1944 Anh – Mĩ mở mặt trận phía Tây, giải phóng nước Pháp và một số nước Tây Âu.
+ Tháng 1.1945 Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công nước Đức ở phía Đông.
+ Tháng 2.1945 Anh – Mĩ tấn công nước Đức ở phía Tây; đến tháng 4.1945 quân Anh – Mĩ và Liên Xô gặp nhau ở Toóc – gâu (S. En-bơ)
+ Ngày 30.4.1945 Hồng quân Liên xô chiếm tòa nhà Quốc hội Đức; ngày 9.5.1945 Đức kí văn bản đầu hàng Đồng minh, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
+ Nêu vấn đề: Phát xít Nhật đã bị tiêu diệt như thế nào? Em đánh giá như thế nào về vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật?
Tham khảo SGK và suy nghĩ, trả lời
- Ở Châu Á – Thái Bình Dương.
+ Đầu 1944 liên quân Anh – Mĩ chiếm Miến Điện, Phi-lip-pin.
+ Ngày 6.8.1945 Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người chết.
GV cho HS quan sát tranh Hirôsima sau khi bị ném bom nguyên tử.
+ Ngày 8.8.1945 Hông quân Liên xô tấn công tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Ở Trung Quốc.
+ Ngày 9.8.1945 Mĩ tiếp tục ném bom nguyên tử xuống Na-ga-xa-ki làm 2 vạn người chết.
- GV đưa ra câu hỏi: Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai? Em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?
+ Ngày 15.8.1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới II kết thúc.
5’
Hoạt động 6: Cá nhân
V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
- HS theo dõi SGK, trao đổi với nhau.
- Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và Nhật Bản..
- Thắng lợi này thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống phát xít, trong đó Anh, Mĩ, Liên xô đóng vai trò trụ cột trong vấn đề tiêu diệt CNPX.
- Chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại, chiến tranh kết thúc mở ra thời kỳ mới trong lịch sử thế giới.
4. Sơ kết bài học.
- Củng cố:
Vai trò của Liên Xô trong việc tấn công tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ?
- Dặn dò:
Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, đọc bài 18.
- Ra bài tập: Lập bảng sự kiện chiến tranh thế giới II ?
IV- RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_17_chien_tranh_the_gioi_thu_hai_1.doc