I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những điếm mới trong nề kinh tế - xã hộiViệt nam đầu thế kỷ XX.
- Những chuyển biến về kinh tế đã tạo ra những chuyển biến về xã hội như thế nào.
- Nguyên nhân của những biến đổi trong nề kinh tế - xã hội Việt Nam là do sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
2. Kỹ năng
Bồi dưỡng kĩ năng so sánh các nội dung, kiến thức lịch sử.
3. Thái độ
- Hiểu được bản chất bóc lột của thực dân Pháp
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
- Giáo viên:
+ Bản đồ hành chính Đông Dương thời thuộc Pháp
+ Sơ đồ Bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.
- Học sinh:
+ Sưu tầm tranh, ảnh phản ánh những điểm mới trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
+ Sưu tầm một số tài liệu văn học, sử học có liên quan đến nội dung bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định lớp (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
Câu 2: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
3. Dẫn dắt vào bài mới GV đưa ra một số tranh, ảnh phản ánh tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ đó đặt vấn đề: Tại sao đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những điếm mới trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam? Điểm mới được thể hiện như thế nào?
Trong tiết học này, chúng ta tìm hiểu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để thấy được những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN DẠY
Ngày 12 tháng 4 năm 2009 Ngày 13 tháng 4 năm 2009
Bài 22 Tiết PPCT: 31
Chương II
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX
ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)
-------------------------------------------------------------
Bài 22
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA
LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những điếm mới trong nề kinh tế - xã hộiViệt nam đầu thế kỷ XX.
- Những chuyển biến về kinh tế đã tạo ra những chuyển biến về xã hội như thế nào.
- Nguyên nhân của những biến đổi trong nề kinh tế - xã hội Việt Nam là do sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
2. Kỹ năng
Bồi dưỡng kĩ năng so sánh các nội dung, kiến thức lịch sử.
3. Thái độ
- Hiểu được bản chất bóc lột của thực dân Pháp
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
- Giáo viên:
+ Bản đồ hành chính Đông Dương thời thuộc Pháp
+ Sơ đồ Bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.
- Học sinh:
+ Sưu tầm tranh, ảnh phản ánh những điểm mới trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
+ Sưu tầm một số tài liệu văn học, sử học có liên quan đến nội dung bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định lớp (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
Câu 2: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
3. Dẫn dắt vào bài mới GV đưa ra một số tranh, ảnh phản ánh tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ đó đặt vấn đề: Tại sao đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những điếm mới trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam? Điểm mới được thể hiện như thế nào?
Trong tiết học này, chúng ta tìm hiểu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để thấy được những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
15’
Hoạt động 1: Cả lớp
1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ
- Giới thiệu thời điểm thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. - Mục đích khai thác?
- Mục đích: Vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa.
Năm 1897, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
- Tổ chức cho cả lớp thảo luận: “Những điểm mới trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp đầu thế kỷ XX?”
- Sự biến đổi đó có lợi cho Pháp hay nhân dân Việt Nam?
- So sánh sự khác nhau của kinh tế Việt Nam ở hai thời điểm: cuối thế kỷ XIX với đầu thế kỷ XX.
- Rút ra bản chất bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp.
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
- Công nghiệp: Khai thác mỏ và công nghiệp phục vụ đời sống (xi măng, điện, nước)
Cầu Long Biên – Hà Nội (1920)
- Giao thông: đường sắt, đường bộ, cầu, cảng được xây dựng.
- Thương nghiệp do người Pháp độc chiếm
=> Phương thức sản xuất TBCN từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, phương thúc bóc lột phong kiến vẫn được duy trì.
10’
Hoạt động 2: Cá nhân
2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
- Trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX còn tồn tại các giai cấp cũ không? Đó là những giai cấp nào? Thân phận của họ có gì khác trước?
HS đọc SGK và xem một số tranh ảnh (sưu tầm thêm)
Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Giai cấp cũ tiếp tục tồn tại và phân hóa, giai cấp mới ra đời
- Giai cấp địa chủ phong kiến
Một bộ phân nhỏ dựa vào Pháp trở nên giàu có. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống Pháp.
- Nông dân
+ Chịu thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch nạn cướp đất.
+ Bị mất đất, một bộ phận phải tìm đường ra thành phố, hầm mỏ, đồn điền, công trường, nhà máy để kiếm việc làm.
+ Là lực lượng hùng hậu trong phong trào chống Pháp.
10’
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Cho HS thảo luận theo tổ: “Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới nào?”
- Kết luận:
+ mau thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt.
+ Tạo những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo hướng mới.
- Xác định các lực lượng xã hội mới: Công nhân, tư sản, tiểu tư sản và nguyên nhân nảy sinh các lực lượng xã hội đó.
- Thái độ đối với vấn đề giải phóng dân tộc của từng giai cấp và tầng lớp
- Giai cấp công nhân
+ Làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông
+ Số lượng ngày càng đông, sống tập trung (Năm 1914 có khoảng 10 vạn công nhân chuyên nghiệp)
+ Đầu thế kỷ XX còn non trẻ, mục tiêu đấu tranh chủ yếu là vì quyền lợi kinh tế và tham gia phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
Sài Gòn – Taxi đầu thế kỷ XX
- Tầng lớp Tư sản
Những người làm đại lý cho Pháp, thầu khoán, chủ xưởng, hiệu buôn, một số sĩ phu tiến bộ lập hiệu buôn, cơ sở sản xuất
- Tầng lớp tiểu tư sản
Gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên
Ga Hà Nội đầu thế kỷ XX
Kết luận:
Tác động của cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa:
- Ít nhiều làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam.
- Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam trở nên gay gắt.
- Nảy sinh các tầng lớp, giai cấp mới, tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo hướng mới.
4. Củng cố: (4 phút)
- Hướng dẫn HS lập bảng so sánh cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Thời gian
Nội dung
Trước cuộc khai thác thuộc địa
Sau cuộc khai thác thuộc địa
Cơ cấu kinh tế
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
- Công nghiệp, thương nghiệp kém phát triển
- Nông nghiệp là chủ yếu
- Công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải phát triển
Cơ cấu xã hội
- Hai giai cấp chính là phong kiến và nông dân
- Hai gai cấp chính là phong kiến và nông dân.
- Xuất hiện giai cấp, tầng lớp công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
- Gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài
5. Dặn dò: (1 phút)
- Sưu tầm tranh ảnh thời Pháp thuộc; trả lời các câu hỏi sgk.
- Tìm hiểu phong trào Đông Du do Phan Bội Châu Khởi xướng và phong trào duy tân do Phan Chu Trinh khởi xướng.
IV – RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_22_xa_hoi_viet_nam_trong_cuoc_kha.doc