Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 21-25

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Những sự kiện chính của lịch sử thế giới (1917 - 1945)

 - Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) và một số quy luật vận động của nó.

 2. Thái độ:

 - Củng cố, nâng cao tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

- Hiểu rõ bản chất của CNTB, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và nâng cao tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

 3. Kĩ năng:

 Củng cố lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại; phát triển các kĩ năng tổng hợp, khái quát.

B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

 Lược đồ thế giới, bảng hệ thống các sự kiện lịch sử

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Giới thiệu bài mới:

 4. Dạy và học bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 21-25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 21: Bài 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Những sự kiện chính của lịch sử thế giới (1917 - 1945) - Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) và một số quy luật vận động của nó. 2. Thái độ: - Củng cố, nâng cao tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính. - Hiểu rõ bản chất của CNTB, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và nâng cao tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới. 3. Kĩ năng: Củng cố lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại; phát triển các kĩ năng tổng hợp, khái quát. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ thế giới, bảng hệ thống các sự kiện lịch sử C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: Cả lớp GV: Cùng HS hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính (1917- 1945) HS: Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV GV: Gọi HS điền vảo bảng thống kê theo mẫu sgk (phần này có thể đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm đã in phiếu sẵn: HS điền vào những nội dung trong phiếu, phần này có 2 bảng thống kê: Nước Nga - Liên Xô Thời gian Sự kiện Kết quả, ý nghĩa 2- 1917 7-11-1917 1918-1920 1921-1941 Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga Cách mạng tháng Mười Nga thành công Cuộc đ/t chống thù trong giặc ngoài Liên Xô xây dựng CNXH - Lật đổ chính quyền Nga hoàng 2 chính quyền song song tồn tại chính quyền Lâm thời và các Xô viết - Lật đổ chính phủ lâm thời, thành lập nước cộng hòa Xô Viết mở đầu thời kỳ Xây dựng mới XHCN - Xây dựng lại hệ thống chính trị, bảo vệ chính quyền Xô Viết Nga nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài - Công nghiệp hóa XHCN - Tập thể hóa nông nghiệp - Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp Các nước TBCN Thời gian Sự kiện Kết quả, ý nghĩa 1918-1923 1924-1929 1929-1933 1933-1939 1939-1945 Cao trào cách mạng thế giới(Châu Á) Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu nổ ra từ Mỹ Các nước TB trong hệ thống TBCN tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng Chiến tranh thế giới lần thứ hai - Phong trào phát triển mạnh ở các nước tư sản, điển hình là Đức và Hung-ga-ri - Một loạt các Đảng cộng sản ra đời trên t/g: Đảng cộng sản Hung-ga-ri (1918), Pháp (1920) Anh (1920), Ý (1921) - Quốc tế cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới (1919- 1943) - Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng và tình hình chính trị tương đối ổn định ở các nước trong hệ thống TBCN - Kinh tế thế giới giảm sút nghiêm trọng, tình hình chính trị ở một số nước tư bản không ổn định nên phát xít hóa chính quyền CNPX ra đời - Khối các nước phát xít: Đức, Ý, Nhật chuẩn bị gây chiến tranh, bành trướng xâm lược - Khối Anh, Pháp, Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị duy trì chế độ dân chủ TS - 72 nước tham chiến - CNPX thất bại hoàn toàn - Thắng lợi thuộc về các nước tiến bộ thế giới - Hệ thống các nước XHCN ra đời Hoạt động 2: Nhóm Chia làm 5 nhóm thảo luận tìm ra 5 sự kiện chủ yếu GV cho đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Tại sao chọn CMT10 Nga là sự kiện tiêu biểu chủ yếu HS: Trả lời theo hiểu biết của mình GV: Mời nhóm 2 HS: Trả lời GV: Vì sao chọn cao trào cách mạng 1918- 1923 là sự kiện chủ yếu HS: Trả lời theo hiểu biết của mình GV: Mời nhóm 3 HS: Trả lời GV: Tại sao chọn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao làm sự kiện chính? HS: Trả lời dựa vào kiến thức sgk GV: Mời nhóm 4 HS: Trả lời ý sgk GV: Mời đại diện nhóm 5 trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời theo ý sgk + hiểu biết của mình GV: Sơ kết ý I/ Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945): II/ Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945): 5. Củng cố: Lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại; liên hệ lịch sử Việt Nam trong thời kì (1917 - 1945) 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 19 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 22: KIỂM TRA 1 TIẾT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Ôn lại kiến thức từ chương III, IV lịch sử thế giới hiện đại; chương I lịch sử Việt Nam từ 1858-1913. - Năm được những sự kiện lịch sử tiêu biểu của thế giới và Việt Nam ở trên 2. Thái độ: làm bài nghiêm túc; biết ơn những anh hùnh đã có công với nhân loại và đất nước, tạo cho các em yêu thích bộ môn lịch sử và lòng tự hào dân tộc 3. Kĩ năng: làm nhanh, khoa học, chính xác. Đề bài Câu 1: Lập bảng về Các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Lào và Cam-pu-chia từ 1918 – 1939 theo các nội dung: tên phong trào, thời gian, kết quả sau đó rút ra nhận xét chung (3đ) Câu 2: Nêu tính chất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc và giải thích (3đ) Câu 3: Hãy trình bày những sự kiện chính của chiến tranh thế giới II từ 9/1939 đến 6/1941 (4đ) ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 1, a) lập bảng :(1điểm): mỗi nước thống kê đúng, đủ thống tin chấm 0,5 điểm Nội dung Tên phong trào Thời gian Kết quả Lào KN của Ong Kẹo và Com-ma-đam 30 năm đầu thé kỉ XX Thất bại Kn Chậu-pa-chay 1918-1922 Cam-pu-chia Phong trào chống thuế, chống bắt phu, tiêu biểu là KNVT ở huyện Rô-lê-phan 1925-1926 b) nhận xét chung: (2 điểm) : - các PT nổ ra mạnh mẽ nhưng mang tính tự phát, lẻ tẻ - có sự liên minh chiến đấu của cả 3 nước Đông Dương - tuy chưa giành được độc lập nhưng thể hiện được tinh thần yêu nước, bất khuất 2) (Tổng 3điểm): a) Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới b) giải thích: - có giai cấp công nhân tham gia với vai trò là nòng cốt.. - có mục tiêu đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. 3) ( tổng 4 điểm): 1- 9 -1939, Đức bắt đầu đánh chiếm Ba Lan . 3-9-1939 đến 4-1940, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức (Chiến tranh kì quặc) 4-1940, Đức đánh chiếm Tây Âu (Đan Mạch, NaUy, Pháp) 6-1940, Pháp đầu hàng vô điều kiện để Đức chiếm ¾ lãnh thổ 7-1940, Đức tấn công Anh nhưng thất bại 9-1940, phe Trục kí hiệp ước Tam cường ’tăng cường liên kết quân sự đẩy mạnh chiến tranh xâm lược 10-1940, Đức chiếm các nước Đông- Nam Âu (Ru-ma-ni, Bun-ga-ri,Hun-ga-ri) Hè 1941, Đức chiếm gần hết Châu Âu, chuẩn bị đánh Liên Xô Ngày Soạn: Ngày Dạy: Phần 3 : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918 Chương I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX Tiết 23: Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAMKHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây. - Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến trước năm 1873. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến trước năm 1873. 2. Thái độ: - Bản chất tham lam tàn bạo của thực dân; - Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, ý chí thống nhất đất nước. - Có thái độ đúng khi tìm hiểu nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét nội dung từ tranh hình lịch sử, biết liên hệ, rút ra bài học. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ hành chính Việt Nam, các trung tâm kháng chiến ở Nam Kì, tranh ảnh có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: 3. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: Cá nhân GV giới thiệu vắn tắt về triều Nguyễn đến vua Tự Đức. GV: Tình hình nước ta giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Tình hình đó có ảnh hưởng gì có ảnh hưởng gì quá trình chống Pháp? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Thực dân Pháp đã chuẩn bị như thế nào trước khi xâm lược Việt Nam? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược Việt Nam? HS: Dựa vào SGK trả lời GV bổ sung thêm GV: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Nhân dân ta đã chống Pháp như thế nào? HS: Dựa vào SGK trả lời I. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858: 1. Tình hìnhViệt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược: - Kinh tế: khủng hoảng, suy yếu à rất khó khăn đương đầu với kẻ thù - Chính trị: khối đại đoàn kết bị rạn nức, làm ảnh hưởng đến sức mạnh đoàn kết dân tộc 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam: - Nguyên nhân: + Việt Nam có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên + Bành trướng của các nước phương Tây và Pháp à Việt Nam khó tránh khỏi một cuộc xâm lược của chúng 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858: - Ngày 1/9/1858, Pháp - Tây Ban Nha xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên kháng chiến kịp thời - Quân dân ta đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp 3. Củng cố: - Nắm được diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Trương Định. - Nhận xét tinh thần chống Pháp của nhân dân ta và của vua quan nhà Nguyễn. 4. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 20 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 24: Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAMKHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây. - Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến trước năm 1873. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến trước năm 1873. 2. Thái độ: - Bản chất tham lam tàn bạo của thực dân; - Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, ý chí thống nhất đất nước. - Có thái độ đúng khi tìm hiểu nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét nội dung từ tranh hình lịch sử, biết liên hệ, rút ra bài học. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ hành chính Việt Nam, các trung tâm kháng chiến ở Nam Kì, tranh ảnh có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Trương Định. - Nhận xét tinh thần chống Pháp của nhân dân ta và của vua quan nhà Nguyễn. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt đông 1: Cả lớp GV: Vì sao thực dân pháp chọn Gia Định là nơi tấn công lần thứ hai? GV: Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào? HS: Dựa vào SGK trả lời GV minh họa thêm GV: Thực dân Pháp đã làm gì sau khi dàn xếp xong ở Trung Quốc? HS: Pháp đánh chiếm Đại đồn Chí Hòa và đánh rộng ra cả miền Nam GV: Nhân dân các tỉnh đã có thái độ như thế nào? HS: Đứng lên kháng chiến và có nhiều trận thắng lớn. GV: Triều đình Huế có thái độ như thế nào khi nhân dân đứng lên đánh Pháp? HS: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất Hoạt động 2: Nhóm GV chia lớp làm 02 nhóm thảo luận N1: Tình hình ở miền Đông sau Hiệp ước Nhâm Tuất? N2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Trương Định? GV sau 4/ thảo gọi đại diện nhóm trả lời, gọi nhóm khác bổ sung, sau đó chốt ý Hoạt động 3: Cá nhân GV: Thực dân Pháp đã có hành động gì sau khi chiếm các tỉnh miền Đông? HS: Chiếm luôn các tỉnh miền Tây GV: Nhân dân miền Tây đã chống Pháp như thế nào? HS trả lời GV: Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào chống Pháp nhân dân miền Tây? HS trả lời GV chốt ý II. Kháng chiến chống thực dân Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862: 1. Kháng chiến ở Gia Định: - Nguyên nhân: (SGK) - Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định 2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862: - Ngày 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại đồn Chí Hòa - Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, nhân dân ta tiếp tục kháng chiến - Ngày 5/6/1862, triều điều Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất - Nội dung: (SGK) III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862: 1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862: - Triều đình Huế ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân, nhưng phong vẫn diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định - Diễn biến: (SGK) - Kết quả, ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nhân dân Nam Kì, là nguồn cổ vũ to lớn cho nhân dân ta 2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì: - Năm 1863, Pháp thiết lập nền bảo hộ ở Campuchia và chúng chuẩn bị chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây - Sự bạc nhược của triều đình Huế, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây mà không cần nổ súng (6/1867) 3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp - Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến tiếp tục dâng cao - Diễn biến: (SGK) - Kết quả, ý nghĩa: (SGK) 5. Củng cố: - Nắm được diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Trương Định. - Nhận xét tinh thần chống Pháp của nhân dân ta và của vua quan nhà Nguyễn. 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 20 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 25 Bài 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự ở Việt Nam từ năm 1873 - 1884. - Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Băc Kì và Trung Kì trong những năm 1873-1874 - Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. 2. Thái độ: - Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nướcvà tay sai bán nước. - Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến. - Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì nền độc lập của Tổ quốc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ, tranh, ảnh giáo khoa về lịch Việt Nam cuối thế kỉ XIX. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét tinh thần chống Pháp của nhân dân ta và của vua quan nhà Nguyễn. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Cá nhân GV: Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất có gì nổi bật? HS: Sau khi mất Nam Kì, kinh tế ngày một tiêu điều, xã hội bất ổn, ngoại giao bế tắc GV: Trước tình hình đất nước như thế, những quan lại sĩ phu yêu nước đã có thái độ ntn? HS: nhiều sĩ phu mạnh dạn bày tỏ ý kiến cải cách duy tân nhưng không thành GV: Nhấn mạnh tư tưởng cài cách của Nguyễn Trường Tộ, cung cung cấp thêm cho HS. * Hoạt động 2: Nhóm GV: Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận N1: Pháp đã chuẩn bị gì trước khi đánh Bắc Kì lần thứ nhất? N2: Diễn biến quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I? Sau 3/ thảo luận, gọi đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung sau đó GV chốt ý * Hoạt động 3: Cả lớp GV: Trước hành động xâm lược của Pháp triều đình và nhân dân Hà Nội đã có thái độ ntn? HS: Nhiều quan lại và nhân dân kiên quyết chống Pháp GV: Chiến thắng nào tiêu biểu cho tinh thần quyết chiến của nhân dân Hà Nội? HS: Chiến Cầu Giấy lần I GV: Triều đình Huế đã có thái độ ntn sau chiến thắng Cầu Giấy? HS: Nhu nhược kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874) GV: Nêu tóm lược nội dung của Hiệp ước. Sau Hiệp ước nhân dân và sĩ phu cả nước đã có thái độ ntn? HS: Nhân dân bất bình và nổi dậy khắp nơi. I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất - Sau khi mất Nam Kì, kinh tế ngày một tiêu điều, xã hội bất ổn, ngoại giao bế tắc - Trước vận nguy của nước, nhiều sĩ phu mạnh dạn bày tỏ ý kiến cải cách duy tân nhưng không thành 2. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873) - Sau khi chiếm xong Nam Kì, Pháp chuẩn bị đưa quân ra Bắc Kì - Lấy cớ giải quyết “vụ Đuy-uy” 20/11/1873, Pháp chiếm thành Hà Nội và đánh rộng ra các tỉnh 3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 -1874 - Sau khi Pháp chiếm Hà Nội, nhân dân Bắc Kì vẫn tiếp tục đánh Pháp. - Tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy lần I (21/12/1873) - Triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất 1874. - Nội dung: (Học SGK) - Nhân dân bất bình trước Hiệp ước và nổi dậy khắp nơi. 5. Củng cố: - Nắm được tình hình nước ta trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần I - Hiểu được nguyên nhân, duyên cớ, diễn biến, kết quả Pháp đánh Bắc Kì lần I. 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 20 tiếp

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_21_25.doc
Giáo án liên quan