Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016

I.MỤC TIÊU:

- Nắm được đôi nét về nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh ( 1786).

- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK

- Học sinh: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Ngày soạn : 12/ 3/ 2016 Ngày dạy: 16/ 3/ 2016 LỊCH SỬ NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786) I.MỤC TIÊU: - Nắm được đôi nét về nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh ( 1786). - Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ, SGK - Học sinh: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: +Quy mô và hoạt động buôn bán ở nước ta thế kỉ XVI- XVII ? +Hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời kì đó như thế nào ? GV nhận xét, đánh giá Giới thiệu bài 2.Trải nghiệm-Khám phá: * Cuộc tiến quân ra bắc của nghĩa quân Tây Sơn + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì ? + Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc , thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào ? + Cuộc tiến quân ra bắc của nghĩa quân Tây Sơn diễn ra như thế nào ? + Nguyên nhân thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long ? + Kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ? 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về Cuộc tiến quân ra bắc của nghĩa quân Tây Sơn. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe -Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn ( 1786 ) - Chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên, quan tướng họ Trịnh sợ hãi cuống cuồng lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi trốn. Trịnh Khải tức tốc triệu tập quần thần bàn kế kinh thành - Quân thủy và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão bắn đạn lửa vào quân Trịnh. + Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay, + Kết quả: Quân Trịnh đại bại, Trịnh Khải vội cởi bỏ áo chúa bỏ chạy, bị ân bắt trói, nộp cho quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê + Ý nghĩa: Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt. - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - HS lắng nghe và ghi nhớ Ngày soạn : 12/ 3/ 2016 Ngày dạy: 18/ 3/ 2016 ĐỊA LÍ NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( TIẾP) I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung. - HS yêu thích môn học II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh phóng to SGK, SGK - HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Vì sao dân cư lại tập trung khá đông đúc tại duyên hải miền Trung ? + Giải thích vì sao người dân ở duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Hoạt động du lịch: - Yêu cầu HS quan sát hình 9, 10 + Người dân miền Trung dùng cảnh đẹp đó để làm gì ? - Yêu cầu HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi trong SGK. - GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm và thu nhập) và vùng khác (đến nghỉ ngơi, thăm quan cảnh đẹp sau thời gian làm việc, học tập tích cực) - GV nhận xét, kết luận * Phát triển công nghiệp: - Yêu cầu HS quan sát hình 11 + Vì sao có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển ? - GV khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn (người dân chài thường lênh đênh trên tàu ngoài biển trong khoảng thời gian dài, có khi phải lên đến hàng tháng trời, đi xa đất liền, trên tàu có hàng chục thuyền viên vì vậy con tàu phải thật tốt để đảm bảo an toàn. - GV cho HS quan sát hình 12,13, 14, 15. - Yêu cầu 2 HS nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường? * Lễ hội: - GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như: Lễ hội Cá Voi: Gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu vua trên biển, hằng năm tại Khánh Hoà có tổ chức lễ hội Cá Voi. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng Cá Ông tại các đền thờ Cá Ông ở ven biển. - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang - Quan sát hình 16 và mô tả khu Tháp Bà. 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về hoạt động du lịch, lễ hội của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung. - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - HS quan sát hình. - Để phát triển du lịch. - HS trả lời. - HS quan sát. - Lắng nghe - Do có tàu đánh bắt cá, tàu chở khách nên cần xưởng sửa chữa. - HS quan sát. - Chở mía về nhà máy, rửa sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước, sản xuất đường trắng, đóng gói phục vụ tiêu dùng và sản xuất. - Lắng nghe - HS đọc - 2 tháp lớn, cao, đỉnh tù và tròn – nhọn, 1 tháp nhỏ, có sân và nhiều cây cối. - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 28

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_28_nam_hoc_2015_2016.doc