I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là phân bón, các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón.
2. Kỹ năng:
_ Phân biệt được các loại phân bón và biết cách sử dụng từng loại phân bón phù hợp với từng loại đất và từng loại cây.
_ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ như thân, cành, lá và cây hoang dại để làm phân bón.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình 6 trang 17 SGK phóng to.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Xem trước bài 7.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn: 28/08/2011
Tiết PPCT: 5 Ngày dạy: 05/09/2011
BÀI 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là phân bón, các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón.
2. Kỹ năng:
_ Phân biệt được các loại phân bón và biết cách sử dụng từng loại phân bón phù hợp với từng loại đất và từng loại cây.
_ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ như thân, cành, lá và cây hoang dại để làm phân bón.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình 6 trang 17 SGK phóng to.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Xem trước bài 7.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Người ta nói rằng phân bón là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất trồng trọt. Vậy phân bón là gì và nó có tác dụng như thế nào đối với cây trồng? Để biết được điều này ta vào bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt.
b.Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Phân bón là gì?
Yêu cầu: Biết được phân bón là gì và phân biệt được một số loại phân bón thông thường.
Hoạt động của GV- Hoạt động của HS
Nội dung bài
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK.
àHS: Đọc thông tin .
- GV: Phân bón là gì?
àHS: Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng.
- GV: Vì sao người ta bón phân cho cây?
àHS: Vì phân bón có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- GV: Các chất dinh dưỡng chính trong cây là những chất nào?
àHS: Đó là đạm, lân, kali.
- GV: Giải thích thêm ngoài các chất trên , còn có nhóm các nguyên tốt vi lượng như: Cu, Fe, Zn,
àHS: Lắng nghe.
I. Phân bón là gì?
Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm phân bón là phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh.
- GV: Người ta chia phân bón ra làm mấy nhóm chính?
àHS: Phân bón chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh.
- GV: Phân hữu cơ gồm những loại nào?
àHS: Gồm phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn và khô dầu.
- GV: Phân hóa học gồm những loại nào?
àHS: Gồm phân lân, phân đạm, phân kali, phân đa lượng, phân vi lượng.
- GV: Phân vi sinh gồm những loại nào?
àHS: Gồm phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đồng, vi sinh vật chuyển hóa lân.
- GV: Yêu cầu HS chia nhóm và thảo luận để hoàn thành bảng.
àHS: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
Nhóm phân bón
Loại phân bón
Phân hữu cơ
Phân hóa học
Phân vi sinh
a, b, e, g, k, l, m
c, d, h, n
l
- GV: Nhận xét kết quả của mỗi nhóm.
àHS: Lắng nghe.
- GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
àHS: Lắng nghe, ghi bài.
* Hoạt động 2: Tác dụng của phân bón.
Yêu cầu: Hiểu được tác dụng của phân bón.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 6 trang 17- SGK.
àHS: Quan sát hình.
- GV: Phân bón có ảnh hưởng thế nào đến đất, năng suất cây trồng và chất lượng nông sản?
àHS: Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- GV: nhận xét.
- GV: giải thích thêm thông qua hình 6 : Nhờ phân bón mà có nhiều chất dinh dưỡng hơn nên cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao và chất lượng nông sản cũng cao hơn.
àHS: Lắng nghe.
- GV: Vậy bón phân cho đất càng nhiều càng tốt phải không? Vì sao?
àHS: Không.Vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới cây trồng.
- GV: Khi bón phân quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân nhất là phân hóa học thì năng suất cây trồng không những không tăng mà có khi còn giảm.
- GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
àHS: Lắng nghe, ghi bài.
II. Tác dụng của phân bón:
Phân bón làm tăng độ phì nhiều của đất, tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản.
Học sinh đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố:
_ Thế nào là phân bón? Có mấy nhóm chính? Kể ra.
_ Phân bón có tác dụng như thế nào?
5. Kiểm tra- đánh giá:
* Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của câu trả lời đúng:
Phân bón có 3 loại:
Phân xanh, phân đạm, phân vi lượng.
Phân đạm, phân lân, phân kali.
Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh.
Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh.
Phân bón có tác dụng:
Tăng sản lượng và chất lượng nông sản.
Tăng các vụ gieo trồng trong năm.
Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng độ phì nhiêu của đất.
Tăng năng suất và chất lượng nông sản.
* ĐÁP ÁN: Câu 1-d ; Câu 2-c
6. Nhận xét – dặn dò:
_ Nhận xét về thái độ học tập của HS.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 8.
Tuần: 3 Ngày soạn: 28/08/2011
Tiết PPCT: 6 Ngày dạy: 06/09/2011
BÀI 8: Thực hành
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nhận biết được một số loại phân hóa học thông thường.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành và thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
-Có ý thức cẩn thận trong thực hành và bảo đảm an toàn lao động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Mẫu phân hóa học, ống nghiệm.
_ Đèn cồn, than củi.
_ Kẹp sắt gấp than, thìa nhỏ.
_ Diêm, nước sạch.
2. Học sinh:
Xem trước bài 8.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, thực hành và hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Bài trước chúng ta đã học về 3 loại phân bón đó là phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. Nhưng làm sao có thể nhận dạng và xác định được các nhóm phân hóa học? Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay.
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Yêu cầu: Biết được những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho thực hành.
Hoạt động của GV- Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Yêu cầu một HS đọc thông tin phần I trang 18- SGK.
àHS: Đọc thông tin.
- GV: Đem dụng cụ thực hành ra và giới thiệu.
àHS: Lắng nghe GV giải thích.
- GV: Chia nhóm thực hành cho HS.
àHS: Chia nhóm thực hành theo chỉ dẫn của GV.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
_ Mẫu phân hóa học, ống nghiệm.
_ Đèn cồn, than củi.
_ Kẹp sắt gấp than, thìa nhỏ.
_ Diêm, nước sạch.
* Hoạt động 2: Quy trình thực hành.
Yêu cầu: Nắm vững các bước trong quy trình thực hành.
- GV: Yêu cầu HS đọc 3 bước phần 1- SGK trang 18.
àHS: Đọc thông tin.
- GV: Làm mẫu cho HS xem sau đó yêu cầu các nhóm làm.
àHS: Quan sát và tiến hành thực hành.
- GV: Yêu cầu HS xác định nhóm phân hòa tan và không hòa tan.
àHS: Xác định.
II. Quy trình thực hành:
1.Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hoặc không hòa tan:
_ Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.
_ Bước 2: Cho 10- 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong vòng 1 phút.
_ Bước 3: Để lắng 1-2 phút. Quan sát mức độ hòa tan.
+ Nếu thấy hòa tan: đó là phân đạm và phân kali.
+ Không hoặc ít hòa tan: đó là phân lân và vôi.
- GV: Yêu cầu HS đọc 2 bước ở mục 2- SGK trang 19.
àHS: Đọc thông tin.
- GV: Làm mẫu sau đó yêu cầu các nhóm xác định phân nào là phân đạm và phân nào là phân kali.
àHS: Quan sát và làm theo.
Nhận dạng được từng loại phân bón.
2. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan:
_ Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ.
_ Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ.
+ Nếu có mùi khai: đó là đạm.
+ Nếu không có mùi khai đó là phân kali.
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin phần 3- SGK trang 19.
àHS: Đọc thông tin.
- GV: Yêu cầu HS xem mẫu và nhận dạng ống nghiệm nào chứa phân lân, ống nghiệm nào chứa vôi.
àHS: Xác định.
- GV: Yêu cầu HS viết vào tập.
àHS: Ghi bài.
3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan:
Quan sát màu sắc:
_ Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như ximăng, đó là phân lân.
_ Nếu phân bón có màu trắng đó là vôi.
* Hoạt động: Thực hành
Yêu cầu: Nhận dạng được từng loại phân bón.
- GV: Yêu cầu nhóm thực hành và xác định.
àHS: Các nhóm thực hành và xác định.
- GV: Yêu cầu HS kẻ bảng mẫu vào vở và nộp bài thu hoạch cho GV.
àHS: Kẻ bảng và nộp bài cho GV.
III. Thực hành:
4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành:
Cho HS nêu lại cách thực hành và nhận dạng từng loại phân bón.
Trần Phán, ngày.tháng.năm
Ký Duyệt
5. Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét về thái đọ thực hành của HS.
_ Dặn dò: Về nhà học bài và xem trước bài 9
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_3.doc